Tóm tắt vài điểm phản biện chính về thủy điện Đồng Nai 6 và 6A mà nhóm SCT đã gửi Hội đồng thẩm định từ sớm (08/09/2012) và nhiều phản biện chi tiết sau đó đã đăng trên blog SCT.
I. Pháp lý (Vi phạm pháp luật):
1.
Về quy hoạch và kế hoạch triển khai hai dự án THUỶ ĐIỆN ĐỒNG NAI 6&6A
cụ thể là văn bản số 8281/BCT-NL ngày 21/8/2009
của Bộ Công thương Trình Thủ tướng Chính phủ về việc hiệu chỉnh và bổ sung
thủy điện ĐN6 và ĐN6A vào Quy hoạch phát triển Điện lực Quốc gia và Quyết
định số 5117/QĐ-BCT ngày 14/10/2009
của về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Quy họach bậc thang thủy điện sông
Đồng Nai: "Điều chỉnh dự án thuỷ
điện (TĐ) ĐN 6 - Công suất lắp máy 180MW -
thành các dự án TĐĐN 6 (135MW) và TĐĐN 6A (106MW) trong đó có rừng
và diện tích đất rừng cần chuyển mục đích sử dụng cho hai công
trình theo thứ tự là 197,3 ha
và 174,60 ha trong đó diện tích
thuộc vùng lõi-khu bảo vệ nghiêm ngặt Vườn Quốc gia Cát Tiên cũng là
vùng lõi Khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai là 86,43ha và 50,55 ha (số
diện tích rừng còn lại là thuộc rừng phòng hộ, theo văn bản 228/BNN-TCLN ngày
06/02/2012)." là vi phạm:
(1) Vi phạm Điều 7 và Điều 11 của Luật Đa
dạng Sinh học Số 20/2008/QH 12 được Quốc hội khoá XII, kỳ họp thứ 4 thông
qua ngày 13 tháng 11 năm 2008, có hiệu
lực thi hành từ ngày 01/7/2009. Lý do: Hai dự án này của tập đoàn tư
nhân Đức Long Gia Lai (ĐLGL) phục vụ cho mục tiêu kinh tế của công tuy
chứ không phải là công trình phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh nên
việc phê duyệt đầu tư, cấp phép xây dựng hai công trình này là vi
phạm Luật (cấm việc xây dựng công trình, nhà ở trong phân khu nghiêm
ngặt của khu bảo tồn).
(2) Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cát Tiên, thuộc các tỉnh Đồng
Nai, B́ình Phước, Lâm Đồng và Đắc Lắc (nay là Đắc Nông) được UNESCO công nhận
vào ngày 10/11/2001 và tiếp theo với nỗ lực lớn của Đảng, Nhà nước
mà nhất là nhân dân và chính quyền tỉnh Đồng Nai thì vào ngày
26-6-2011, Khu Dự trữ sinh quyển Đồng Nai với 3 vùng lõi bao gồm Vườn Quốc
gia Cát Tiên, Khu Bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai và Khu Thủy điện Trị
An được tổ chức UNESCO công nhận là Khu Dự trữ sinh quyển thế giới. Các vùng chịu
tác động của THUỶ ĐIỆN ĐỒNG NAI 6&6A
đều nằm trong vùng lõi của Khu Dự trữ sinh quyển thế giới và phải chịu sự
điều chỉnh của Công ước quốc tế và nguyên tắc hoạt động (không tác động
làm thay đổi môi trường, thay đổi hệ sinh thái trong vùng lõi) của Uỷ
ban điều phối UNESCO/MAB (Con người và Sinh quyển) Quốc tế.
Nhóm Yêu quý Bảo vệ Cát Tiên (Save Cat Tien, SCT) đề nghị Thủ tướng
hủy hai quyết định vi phạm Luật đa dạng sinh học (hiệu lực từ ngày 01/7/2009)
đó là QĐ 5117/QĐ-BCT ngày 14/10/2009
của Bộ Công Thương và QĐ 228/BNN-TCLN ngày 06/02/2012 của Bộ NN và PTNT.
II.
Tác động xấu lớn đến môi trường (môi trường văn hóa, đa dạng sinh
học và xã hội) được tóm tắt như sau (trong DTM chưa đánh giá và không thể đánh
giá đầy đủ, toàn diện).
Nhóm tác động 1: Tác động văn hoá.
Cộng
đồng người bản địa Mạ và Stieng khu vực
Đồng Nai Thượng và các cộng đồng người bản địa (Mạ, Stieng và Châu Ro) sống dọc
Sông Đồng Nai từ bao đời nay gắn với rừng và dòng sông Đồng Nai. Rừng là ngôi
nhà của họ, không gian sinh tồn, không gian sống của họ. Vậy việc phá một diện
tích lớn rừng tự nhiên để làm thủy điện sẽ tác động lớn và sâu rộng trực tiếp
đến không gian sống của người dân bản địa vùng thủy điện và vùng hạ lưu.
Tác động đến việc xói mòn và mất mát hệ tri thức bản
địa mà nhất là tri thức bản địa cây thuốc dân tộc học. (Đoàn giáo sư Nhật Bản đến Cát
Tiên nghiên cứu về cây thuốc dân tộc học, tri thức bản địa trong việc
sử dụng cây thuốc từ rừng của người Mạ bản địa dọc sông Đồng Nai
và qua làm việc cùng Lương y Vũ Văn Hoan (chủ cơ sở thuốc gia truyền
Nam Lạng, người có nhiều lần đi với các đoàn của Viện dược liệu
cũng như những đoàn nghiên cứu trước đây cùng với việc khảo sát,
nghiên cứu độc lập cây thuốc từ rừng qua nhiều năm) cho biết rằng đã
phát hiện một số loài đặc hữu chỉ có phân bố ở VQG Cát Tiên mà
nhất là khu vực lõi Cát Lộc (Khu vực Tê giác, Khu vực Dự án thủy
điện đang chờ phê duyệt). Đoàn khẳng định ngoài Trà Hoa Vàng, Bảy Lá
Một Hoa (trị ung thư)và Hùng Lan Việt sẽ còn rất nhiều loài cây
thuốc quý hiếm đặc hữu khu vực này mà chưa nhà khoa học nào khám
phá, định danh và công bố. Qua mỗi đợt nghiên cứu các đoàn nghiên cứu
đều phát hiện những khám phá thú vị về loài mới, loài đặc hữu
tại Khu vực dự án và nhiều nhà khoa học hiện đang kiểm chứng các
mẫu đã công bố trên toàn thế giới và sẽ sớm có những công bố về
loài mới cho khoa học phát hiện tại nơi đây.)
Nhóm tác động 2: Tác động di tích và di sản.
Tác
động, xâm hại đến Di tích quốc gia đặc biệt và làm mất cơ hội thành Di sản
thiên nhiên và Di sản văn hoá Thế giới của phức hợp Cát Tiên.
Nhóm tác động 3. Tác động đến hương ước sử dụng rừng của dân tộc bản
địa vùng ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp ( Người dân tộc Mạ, Stiêng
và Châu Ro).
Nhóm tác động 4. Tác động môi trường và đa dạng sinh học.
Tác động đến khu
Ramsar quốc tế
Phức hệ Bàu Sấu (Bau Sau
Wetland Complex) vùng đất ngập nước có tầm quan trọng thế giới, vùng đất ngập
nước tái thả phục hồi cá sấu xiêm (Crocodylus siamensis) (có nguy cơ tuyệt chủng vĩnh viễn trong tự nhiên http://tuoitre.vn/Chinh-tri-xa-hoi/Moi-truong/513794/Ca-sau-Xiem-hoang-da-cuoi-cung--o-VN-da-chet.html) về lại tự nhiên thành công nhất Thế giới (tham khảo
tại: Vietnam RE-INTRODUCED SIAMESE CROCODILES IN CAT TIEN NATIONAL
PARK, VIETNAM, ARE BREEDING!http://www.iucncsg.org/365_docs/attachments/protarea/CSG%20-24bcceb5.pdf), vùng tâm lõi của Di sản Thiên Nhiên
Thế giới đang chờ thẩm định sẽ làm mất đi thảm thực vật và hệ sinh thái rừng
ngập nước tự nhiên mà tương lai không thể phục hồi lại được. Ngoài ra, khi đó
khu vực Bàu Sấu sẽ bị thay đổi bằng một thảm thực vật khác, mà chủ yếu là cỏ và
cây bụi, đặc biệt là sẽ tạo điều kiện cho các loài cây ngoại lai như Mai dương
xâm chiếm và phát triển, dẫn đến nguy cơ Khu Ramsar Thế giới bị chết theo như
cảnh báo của chuyên gia Wuytack, J. hay của TS Phạm Hữu Khánh, người có hơn 30
năm nghiên cứu và làm việc tại VQG Cát Tiên. Kế hoạch xây dựng hai thuỷ điện
này cộng hưởng cùng những đập thuỷ điện khác nhất là 3 đập thủy điện (Đồng Nai
3, 4 và 5) ở thượng nguồn của VQG chắc chắn sẽ làm giảm mực nước của sông Đồng
Nai. Mực nước cao là yêu cầu quan trọng để có nước ngược dòng chảy của suối Đăk
Lua cấp nước cho các vùng đất ngập nước ở phía bắc phân khu Cát Tiên và Bàu
Sấu. Do vậy, việc xây dựng tiếp hai đập này trên sông Đồng Nai sẽ dẫn đến thu hẹp
Diện tích của một số vùng đất ngập nước quan trọng đối với các loài chim nước
định cư và di cư, các loài cá và các loài thú móng guốc (G. Polet, 2000). Trong
khi chúng ta chưa có đánh giá tác động môi trường chiến lược, chưa tập trung
nghiên cứu và đưa ra giải pháp đối với các mối đe dọa tiềm tàng mà các đập nước
này có thể gây ra khi đã xây dựng đập Thuỷ Điện Đồng Nai 3 và 4 (VQG Cát Tiên,
2003b). Xem http://savingcattiennationalpark.blogspot.com/2012/10/gui-ubnd-tinh-ong-nai-gop-y-cho-bao-cao.html
Tác động đến các
loài động thực vật (trên cạn cũng như
dưới nước, phiêu sinh vật) quý hiếm đặc hữu và nhạy cảm với môi
trường như Tê giác, Bò Tót, Gà So Cổ Hung, Cá Rồng, Trà Hoa Vàng,
Bảy Lá Một Hoa,…
(Ngày càng có nhiều các nhà khoa khọc phát
hiện ra nhiều loài mới tại Cát Tiên cho khoa học và thế giới tại khu vực dự án
thủy điện Đồng Nai 6 và 6A.
Cụ thể như: Thạc sĩ Vũ Huyền Trang đã khám phá và công bố 1 thứ mới (Dầu
đồng) cho thực vật họ Dầu và một loài mới (Hopea recopei Pieere-So
Chai) mà trước đây chưa từng được công bố. Đã phát hiện và công bố một
loài nấm mới cho khoa học (Tomophagus cattienensis - Nấm hoàng chi
Cát Tiên) thuộc Họ nấm Linh Chi (Ganodermataceae). Năm 2011-2012 phát hiện một
loài nấm mới khác cho khoa học thuộc chi nấm hương Lentinula Earth là Lentinula
platinedodes, đã có hai công trình nghiên cứu về loài nấm này được công bố
trên tạp chí Sinh học và Công nghệ sinh học của Việt Nam. Hiện đang tiến hành
hoàn chỉnh các nghiên cứu để công bố loài mới trên các tạp chí quốc tế về Nấm.
Đặc biệt là đoàn nghiên cứu Việt-Nga (Vietnam-Russia Tropical Centre,
VRTC) cùng với Viện hàn lâm khoa học Nga (Russian Academy of Sciences) đã
phát hiện và công bố 15 loài mới côn trùng đất tại Cát Tiên cho khoa học, trong
đó có 3 loài mới thuộc họ Galumnidae (http://www.mapress.com/zootaxa/2010/f/z02681p034f.pdf).
Nếu các hệ sinh thái rừng và môi trường sống, ngôi nhà của nhiều loài nguy cấp
toàn cầu và cơ hội cho những khám phá mới cho khoa học bị phá, bị mất đi thì có
giá trị kinh tế nào tính toán, bù đắp và có hậu quả, hệ luỵ nào lường trường được?!
Hơn nữa, việc chuyển mục đích sử dụng gần 400 ha rừng trong đó
có 136,98 ha rừng đặc dụng mưa ẩm nhiệt đới trong vùng lõi VQG Cát Tiên và vùng
lõi khu dữ trữ sinh quyển Đồng Nai để xây dựng hai công trình thuỷ điện này sẽ
làm làm thay đổi và ảnh hưởng tới tiêu chí, mục tiêu (bảo tồn các hệ sinh thái
rừng, cảnh quan thiên nhiên. Bảo tồn nguồn gen động thực vật quý hiếm, bảo tồn
các quần thể: tê giác, voi, bò tót và các loai động thực vật quý hiếm đặc hữu
khác: trà hoa vàng, 7 lá một hoa, gà so cổ hung, chà vá chân đen,… ) và nội
dung xác lập VQG Cát Tiên và Khu rừng phòng hộ Nam Cát Tiên. Xem tại http://savingcattiennationalpark.blogspot.com/2012/11/tom-tat-phan-bien-tm-cua-hai-du-thuy.html)
.
Nhóm tác động 5. Đánh giá tác động xã hội
Thu nhập người dân vùng dự án và hạ lưu bị ảnh hưởng về
sức khoẻ, sản xuất và phúc lợi. Lòng hồ và hạ tầng thuận lợi tạo cơ hội
cho lâm tặc phá rừng, săn bắt thú trộm…nhiều hơn, khó quản lý rừng
hơn,…
Tổng kết nghiên cứu khoa học về thủy điện cũng cho thấy rằng hễ
đâu có thủy điện là có “con rơi” và tác động xấu đến an ninh, trật tự xã hội và
văn hóa địa phương do sự giao thoa văn hóa bên ngoài với văn hóa bản địa một
cách không lành mạnh và không thể quản lý.
Nhóm tác động 6. Chủ đầu tư ĐLGLvà chính phủ, bộ ngành liên quan cùng cơ quan
quản lý địa phương chưa có báo cáo đánh giá tác động môi trường chiến
lược và quy trình vận hành liên hồ chứa. Do vậy khi cho phép đầu tư, xây
dựng hai công trình thủy điện 6 và 6A sẽ xảy ra những rủi ro và thiệt hại cho
chính chủ đầu tư và cho toàn xã hội nhất là vùng hạ lưu với 20 triệu dân sinh
sống.
Nhóm tác động 7: Tác động của việc nổ mìn (khai thác đá), các âm vang từ máy
khoan- hay mìn nổ (phá đá làm đường thi công, bến bãi cho việc thi công trong
vùng lõi bên này sông và đệm bên kia sông), tiếng ồn và chất thải trong quá
trình khai thác đá, vận chuyển và thi công công trình sẽ làm kinh hoàng đến sự
yên bình, gây stress, ảnh hưởng sức khỏe và sinh sản cho nhiều người, nhiều
loài trong khu vực dự án. Xem thêm tại http://savingcattiennationalpark.blogspot.com/2012/11/anh-gia-tac-ong-no-min-trong-tm-thuy.html
và http://boxitvn.blogspot.com/2013/01/y-kien-cua-nhom-yeu-quy-bao-ve-rung-cat.html
Tóm lại: Chưa tính đến cơ sở pháp lý bị vi phạm (Luật Việt Nam và cam
kết, công ước quốc tế) thì Lợi ích kinh tế từ thủy điện không xứng đáng với
thiệt hại và tai hại có thể xảy ra. Làm mất uy tín của Việt Nam nói chung và
Khu dữ trữ sinh quyển Đồng Nai, Khu Ramsar thứ hai Việt Nam nói riêng trên
trường quốc tế. Hơn nữa Phá rừng là đi ngược lại với trào lưu thế giới vì mất
đi lợi nhuận rừng có thể đem lại từ cơ chế REDD+ do việc bán phát thải carbon,
du lịch xanh, du lịch di sản, tham gia các dự án hợp tác quốc tế trong việc bảo
vệ rừng, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, di tích văn hóa, di tích khảo cổ,… Tham
khảo thêm tại: http://savingcattiennationalpark.blogspot.com/2012/11/thu-ung-ho-kien-nghi-cua-nhom-yeu-quy.html
Kiến nghị Thủ tướng
và Quốc hội:
Qua những phản biện, phân tích trên của nhóm SCT cho thấy hai dự án này chưa đảm bảo tính pháp lý, chưa tuân thủ theo 5 tiêu chí mà Chính phủ đề ra với công trình thủy điện và vi phạm các công ước quốc tế liên quan. Hai dự án này sẽ tác động xấu lớn đến môi trường da dạng sinh học, môi trường đa dạng văn hóa, đa dạng cảnh quan và môi trường xã hội (an toàn lương thực, sức khỏe và sự bình an của hàng triệu người dân vùng hạ lưu). Do hai dự án gây ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng đến tác động môi trường mà không có giải pháp nào có thể khắc phục được nên nhóm SCT tiếp tục kiến nghị đến Chính phủ, Quốc hội:
1. Dừng triển khai hai Dự án Thủy điện Đồng
Nai 6 và Đồng Nai 6A, và rút khỏi Quy hoạch
2. Khẩn trương có cơ chế, chính sách phù hợp nhằm tiến đến quản lý và phát triển bền vững phức hợp Vườn Quốc gia Cát Tiên
2. Khẩn trương có cơ chế, chính sách phù hợp nhằm tiến đến quản lý và phát triển bền vững phức hợp Vườn Quốc gia Cát Tiên
Tham khảo thêm tại: http://savingcattiennationalpark.blogspot.com/2012_10_01_archive.html
và http://www.change.org/petitions/vietnam-government-and-congress-saving-cat-tien-national-park-by-stopping-2-hydropowers-dong-nai-6-6a
http://cus.vnu.edu.vn/content/tin-tuc-su-kien/thuy-dien-pha-nat-song-ngoihttp://www.vnppa.org.vn/?m=news&a=page_newseventsdetail&newsid=1023&levelone=0
http://english.vietnamnet.vn/fms/environment/55070/rivers-in-vietnam-utterly-torn-by-hydropower-plants.html (5000 people have signed a petition to the government so far, expressing their protest against the two hydropower plant projects. Dr Nguyen Huynh Thuat, who was an officer of the Nam Cat Tien National Park, once sent a letter to the President, requesting to cancel the two hydropower plant projects.)
http://www.tienphong.vn/xa-hoi/594168/Nen-dung-du-an-thuy-dien-Dong-Nai-6-va-6A-tpp.html
http://disanxanh.cinet.vn/ArticleDetail.aspx?articleid=60877&sitepageid=30 (* Ngày 31.10 nhóm Yêu quý Bảo vệ Cát Tiên có văn bản kiến nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước, Thủ tướng và các cơ quan liên quan dừng triển khai dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A. Nhóm cũng đề nghị sớm có cơ chế, chính sách phù hợp để quản lý và phát triển bền vững phức hợp Vườn quốc gia Cát Tiên....)
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/biodiversity-conference-gm-11042012100008.html
No comments:
Post a Comment