Phó Tổng cục Môi trường Lê Kế Sơn: Chúng ta đang đi ngược quy trình
Đó là khẳng định của ông Lê Kế Sơn - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường (Bộ TNMT) - khi trao đổi với PV Báo Lao Động xung quanh dự án thủy điện Đồng Nai (ĐN) 6 và 6A đang gây nhiều tranh cãi.
Theo ông Sơn, hiện nhiều dự án thuỷ điện (chứ không chỉ riêng ĐN 6 và 6A) chúng ta đang đi ngược quy trình: Chọn địa điểm rồi mới làm đánh giá tác động môi trường (ĐTM), điều này gây áp lực rất lớn cho những người làm công tác thẩm định.
Quan điểm của ông về việc nên hay không tiếp tục dự án thủy điện ĐN 6 và 6A, trong khi chủ đầu tư – Cty Đức Long Gia Lai - không muốn từ bỏ dự án?
- Các báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của Đức Long Gia Lai, cho đến nay vẫn chưa thuyết phục hội đồng thẩm định. Cty này đang tiếp tục cung cấp số liệu cụ thể để xem một số yếu tố như tổn thương của rừng, diện tích rừng trồng bù, lưu lượng dòng chảy tác động qua lại giữa các công trình thủy điện ra sao. Nếu ĐTM được tiếp tục làm rõ và có tính thuyết phục thì không chỉ cơ quan thẩm định ĐTM mà cả công luận sẽ đưa ra quyết định cuối cùng một cách hợp lý nhất. Quyết định cuối cùng sẽ thuộc về Quốc hội. Chủ đầu tư không thể nói là sẽ từ bỏ hay không, điều này không thuộc quyền hạn của họ.
Việc xem xét ĐTM của ĐN 6 và 6A được tiến hành thế nào và lúc nào sẽ có quyết định cuối cùng về ĐTM, thưa ông?
- ĐTM của dự án này đã được báo cáo nhiều lần, song lần nào cũng chưa thuyết phục cơ quan thẩm định. Quá nhiều nội dung còn thiếu sót như đánh giá tác hại của dự án đối với VQG Cát Tiên, rừng phòng hộ Nam Cát Tiên và các biện pháp hạn chế tác động tiêu cực nếu dự án được thực hiện với hai khu vực này. Ngoài ra là các đánh giá lại tác động đến đa dạng sinh học của vùng, biến động của dòng chảy nếu xây dựng thủy điện, diện tích rừng trồng lại cụ thể bao nhiêu, khoanh vùng ở đâu... Việc Đồng Nai đề nghị ngừng dự án không phải là không có lý, bởi những tác động lớn của dự án đến hệ sinh thái của cả vùng. Chủ đầu tư sẽ tiếp tục làm ĐTM để giải trình những thiếu sót trên.
Hiện nhiều dự án thủy điện, qua kiểm tra phần lớn đều không có ĐTM hoặc ĐTM quá sơ sài. Theo ông nguyên nhân vì sao?
- Nguyên nhân là do có nhiều cơ quan tham gia thẩm định ĐTM, trong đó có Bộ TNMT, các bộ ngành liên quan, UBND các tỉnh. Báo cáo ĐTM của nhiều dự án thủy điện đều cho thấy sự bất ổn. Đơn cử như chủ đầu tư thường chỉ báo cáo diện tích chiếm dụng lòng hồ, nhưng lại không tính diện tích đường làm vào thủy điện, các công trình phụ phục vụ thủy điện... dẫn đến không báo cáo đầy đủ mức độ tổn hại rừng. Khi xem xét thủy điện ở thượng lưu, thường không đánh giá toàn diện tương tác với thủy điện hạ lưu hoặc ngược lại. Chủ đầu tư về nguyên tắc phải trồng lại rừng, nhưng địa phương không bố trí được quỹ đất... Vấn đề là nên có những văn bản quy định chặt chẽ hơn, hướng dẫn cụ thể hơn và yêu cầu cao hơn với chủ đầu tư.
Vậy để có những quy định chặt chẽ hơn như ông nói, tổng cục sẽ có các biện pháp gì?
- Chúng tôi đang xem xét bổ sung vào dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) về việc tăng cường ĐTM. Theo đó, chủ đầu tư phải có một báo cáo ĐTM ban đầu trước khi làm ĐTM chi tiết, trong đó đánh giá sơ bộ tình hình kinh tế - xã hội và tự nhiên của khu vực triển khai dự án, các đánh giá tác động môi trường có thể có và giải pháp khắc phục. Điều này sẽ tránh được bài học của ĐN 6 và 6A là phải chi rất nhiều tiền để làm ĐTM chi tiết, và nếu không được phê duyệt, sẽ là sự lãng phí không hề nhỏ. Việc thực hiện hai lần ĐTM với các dự án có nghiên cứu tiền khả thi là cách làm phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới, nhất là những quốc gia phát triển. Chúng ta đang đi ngược quy trình, chọn địa điểm rồi mới làm ĐTM, điều này gây áp lực rất lớn cho những người làm công tác thẩm định.
- Xin cảm ơn ông!
Quan điểm của ông về việc nên hay không tiếp tục dự án thủy điện ĐN 6 và 6A, trong khi chủ đầu tư – Cty Đức Long Gia Lai - không muốn từ bỏ dự án?
- Các báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của Đức Long Gia Lai, cho đến nay vẫn chưa thuyết phục hội đồng thẩm định. Cty này đang tiếp tục cung cấp số liệu cụ thể để xem một số yếu tố như tổn thương của rừng, diện tích rừng trồng bù, lưu lượng dòng chảy tác động qua lại giữa các công trình thủy điện ra sao. Nếu ĐTM được tiếp tục làm rõ và có tính thuyết phục thì không chỉ cơ quan thẩm định ĐTM mà cả công luận sẽ đưa ra quyết định cuối cùng một cách hợp lý nhất. Quyết định cuối cùng sẽ thuộc về Quốc hội. Chủ đầu tư không thể nói là sẽ từ bỏ hay không, điều này không thuộc quyền hạn của họ.
Việc xem xét ĐTM của ĐN 6 và 6A được tiến hành thế nào và lúc nào sẽ có quyết định cuối cùng về ĐTM, thưa ông?
- ĐTM của dự án này đã được báo cáo nhiều lần, song lần nào cũng chưa thuyết phục cơ quan thẩm định. Quá nhiều nội dung còn thiếu sót như đánh giá tác hại của dự án đối với VQG Cát Tiên, rừng phòng hộ Nam Cát Tiên và các biện pháp hạn chế tác động tiêu cực nếu dự án được thực hiện với hai khu vực này. Ngoài ra là các đánh giá lại tác động đến đa dạng sinh học của vùng, biến động của dòng chảy nếu xây dựng thủy điện, diện tích rừng trồng lại cụ thể bao nhiêu, khoanh vùng ở đâu... Việc Đồng Nai đề nghị ngừng dự án không phải là không có lý, bởi những tác động lớn của dự án đến hệ sinh thái của cả vùng. Chủ đầu tư sẽ tiếp tục làm ĐTM để giải trình những thiếu sót trên.
Hiện nhiều dự án thủy điện, qua kiểm tra phần lớn đều không có ĐTM hoặc ĐTM quá sơ sài. Theo ông nguyên nhân vì sao?
- Nguyên nhân là do có nhiều cơ quan tham gia thẩm định ĐTM, trong đó có Bộ TNMT, các bộ ngành liên quan, UBND các tỉnh. Báo cáo ĐTM của nhiều dự án thủy điện đều cho thấy sự bất ổn. Đơn cử như chủ đầu tư thường chỉ báo cáo diện tích chiếm dụng lòng hồ, nhưng lại không tính diện tích đường làm vào thủy điện, các công trình phụ phục vụ thủy điện... dẫn đến không báo cáo đầy đủ mức độ tổn hại rừng. Khi xem xét thủy điện ở thượng lưu, thường không đánh giá toàn diện tương tác với thủy điện hạ lưu hoặc ngược lại. Chủ đầu tư về nguyên tắc phải trồng lại rừng, nhưng địa phương không bố trí được quỹ đất... Vấn đề là nên có những văn bản quy định chặt chẽ hơn, hướng dẫn cụ thể hơn và yêu cầu cao hơn với chủ đầu tư.
Vậy để có những quy định chặt chẽ hơn như ông nói, tổng cục sẽ có các biện pháp gì?
- Chúng tôi đang xem xét bổ sung vào dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) về việc tăng cường ĐTM. Theo đó, chủ đầu tư phải có một báo cáo ĐTM ban đầu trước khi làm ĐTM chi tiết, trong đó đánh giá sơ bộ tình hình kinh tế - xã hội và tự nhiên của khu vực triển khai dự án, các đánh giá tác động môi trường có thể có và giải pháp khắc phục. Điều này sẽ tránh được bài học của ĐN 6 và 6A là phải chi rất nhiều tiền để làm ĐTM chi tiết, và nếu không được phê duyệt, sẽ là sự lãng phí không hề nhỏ. Việc thực hiện hai lần ĐTM với các dự án có nghiên cứu tiền khả thi là cách làm phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới, nhất là những quốc gia phát triển. Chúng ta đang đi ngược quy trình, chọn địa điểm rồi mới làm ĐTM, điều này gây áp lực rất lớn cho những người làm công tác thẩm định.
- Xin cảm ơn ông!
No comments:
Post a Comment