Đồng Nai sông ký sự: Đoạn trường… Đồng Nai 6 (kỳ 2)
Trở lại chuyến khảo sát của chúng tôi. Ở khu vực dự kiến xây dựng Thủy điện Đồng Nai 6 (sau này tách làm 2 bậc là Đồng Nai 6 và 6A - tọa lạc ở hai đoạn sông gần nhau thuộc vùng trung lưu nhưng thuộc địa bàn khác nhau là huyện Cát Tiên - Lâm Đồng và huyện Bù Đăng - Bình Phước).
Đây là công trình gây nhiều tranh cãi mà từ thực địa và thực tế, cần có một cái nhìn khách quan, công tâm, trong mối tương quan giữa lợi ích kinh tế của quốc gia, của dân sinh, của nhà đầu tư, và yếu tố tác động môi trường.
Công trình gây tranh cãi
Trung lưu của dòng chính sông Đồng Nai nằm ở huyện Cát Tiên (tỉnh Lâm Đồng), chảy qua giữa vùng đệm và vùng lõi của VQG Cát Tiên, tạo nên một trong năm loại sinh cảnh của vườn là đất ngập nước. Đường xuống sông gần nhất để đến chân đập tương lai là Đồng Nai 6, từ thôn 3 (Bù Gia Rá), xã Đồng Nai Thượng - một xã mới lập, và một thôn cuối cùng heo hút nhất ở huyện nghèo Cát Tiên; là nơi cộng cư giữa người Châu Mạ bản địa với dân di cư từ phía bắc trong nhiều thập kỷ trước - chủ yếu là từ Gia Viễn, Ninh Bình.
Nói gần nhất, nhưng kỳ thực phải đi một đoạn xe ôm với cái giá “đau cả hầu bao”, và một cung đường lội bộ tụt dốc với vách sông nhiều đoạn như dựng đứng; với những vườn điều mênh mông, và qua một khu rừng chỉ còn toàn cây bụi và lồ ô; lác đác vài “cổ thụ gỗ tạp” như sung, bằng lăng rỗng ruột...
Anh Nguyễn Duy Trinh - trú thôn 3, xã Đồng Nai Thượng, một “thổ công” sống lâu năm ở đây - sắp xếp một đội xe máy chở chúng tôi xuống lòng sông. Đi qua vùng đệm của VQG là ngút ngàn những rừng điều kéo sâu đến vùng tiếp giáp nằm ngay sông. Rải rác hai bên đường ngày hết việc, vài hộ dân người dân tộc Châu Mạ đang tụm năm tụm bảy nói chuyện.
Anh Trinh cho biết, con đường vào vùng lõi gần nhất đi qua thôn 3, nơi có hai dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A. “Từ khi cái dự án thủy điện này có quy hoạch, người ra vào cũng nhiều, thế là mấy người trong thôn có thêm việc chạy xe ôm, mỗi chuyến như vậy giá 200.000đ/người. Chỉ vào chiếc xe máy không ra hình dạng, anh Trinh hóm hỉnh: Cái xe cà tàng của tôi cũng đã từng chở bộ trưởng ấy chứ”, ý anh là Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát - người đã từng lặn lội “thám sát” xuống tận lòng sông.
Mất khoảng vài cây số, đội xe dừng lại đầu dốc cuối vườn điều để đi bộ thêm khoảng gần cây số nữa xuống lòng sông. May mắn là đang vào ngày khô, cả một rừng lồ ô, cây bụi bên bờ sông chưa có vắt. “Thổ công” Trinh cho biết: “Ở đây còn mấy cây gỗ bằng lăng không còn giá trị, tôi vào đây 17 năm rồi cũng biết. Ngày xưa ở đây là vùng gỗ cẩm lai mà giờ nó lấy không còn một cành, dân tứ xứ đến lấy. Còn vài ba cây bằng lăng, gỗ tạp thôi”.
Xuống khu vực sông - nơi được quy hoạch làm thủy điện Đồng Nai 6 - duy nhất chỉ có hộ anh Điểu K Hành (người dân tộc Châu Mạ) sinh sống. Anh Hành có 4 người con cùng vợ vào canh tác tại đây từ khi chưa thành lập VQG Cát Tiên, họ dựng lều làm chỗ ngủ, trồng bắp, đánh cá trên sông, kiếm sản vật rừng làm kế sinh nhai. Anh Hành cho biết: “Toàn vùng này bây giờ chỉ còn vài cây bằng lăng, lồ ô, dây leo. Cá trên sông cũng không còn nhiều, nên đi rừng là chủ yếu. Mà rừng cũng đã cạn kiệt từ lâu lắm rồi, trong rừng lồ ô này giỏi lắm thì gặp con gà rừng với khỉ mà thôi”.
Rồi Điểu K Hành chỉ cho chúng tôi thấy cả một vùng mênh mông ngay bên lòng sông của dự án thủy điện Đồng Nai 6. Chỉ thấy còn lại 3 cây gỗ sao trơ trụi, dưới mép sông một cây sung cổ thụ sum suê và còn lại ngút ngàn cây bụi, dây leo.
Từ TĐ ĐN 6 đi qua TĐ ĐN 6A phải đi vòng vài chục cây số đường bộ đến đoạn sông Đồng Nai thuộc xã Đồng Nai, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước. Tại đây - khu vực dự kiến xây TĐ ĐN 6A - hầu như không có dân cư. Ngoài bạt ngàn những vườn điều, khu vực lòng hồ và đập chỉ toàn rừng lồ ô, cây bụi, lác đác vài miếng rẫy cũ của dân bản địa, không thấy miếng rẫy mới nào được hình thành từ việc phát rừng chờ đợi đền bù như dư luận. Ngay bên kia bờ sông, dự án chuyển đổi rừng nghèo trồng caosu theo chủ trương của Chính phủ, rộng chừng 10.000ha của Lâm Đồng, đã áp sát vùng TĐ ĐN 6A dự kiến tọa lạc. Caosu non đã kịp lên xanh.
Câu chuyện của bí thư huyện
Sau một buổi thám sát trên sông, chúng tôi tìm gặp ông Huỳnh Văn Đẩu - Bí thư Huyện ủy huyện Cát Tiên. Bữa cơm tối ông đãi chúng tôi món cá lăng ngon nổi tiếng trên sông Đồng Nai, ăn món cơm lấy từ hạt lúa thương hiệu Cát Tiên. Ông Đẩu cho biết, toàn tỉnh Lâm Đồng chỉ có huyện Cát Tiên là được phục vụ nông nghiệp từ sông Đồng Nai; tuy nhiên do vẫn chưa chủ động được việc điều tiết nước nên diện tích chưa thể mở rộng.
Vị bí thư đã đảm nhiệm nhiều cương vị lãnh đạo tại huyện này cũng đã ngót 33 năm, là một “bảo tàng sống” về đời sống bản địa. “Riêng huyện chúng tôi có tới 19 dân tộc anh em, trước đây khi tôi từ Bình Định lên dạy học, cuộc sống còn hoang sơ lắm” - ông Đẩu nhớ lại. Có một lần, tôi đi nắm tình hình địa phương, bất ngờ gặp một người phụ nữ dân tộc Châu Mạ đang tắm truồng. Chúng tôi hỏi thăm địa chỉ thì họ bưng mặt lại và dùng chân để chỉ đường. Tôi bụm miệng cười mà không hiểu vì sao họ lại chỉ che mặt mà không che những cái đáng che.
Tìm hiểu ra mới biết, với người Châu Mạ, họ nghĩ rằng chỉ có gương mặt của mỗi người mới khác nhau, còn những bộ phận khác thì ai cũng thế cả. Ấy vậy nên lúc bất ngờ như vậy, ngượng quá thì người ta bưng mặt lại mà chỉ đường cho khách đã lỡ thế phải hỏi. Bây giờ thì những chuyện đó như là cổ tích rồi, kinh tế phát triển, văn hóa giao thoa tự khắc người ta hiểu và thay đổi cả.
Liên quan đến chuyện Vườn Quốc gia Cát Tiên, vị lãnh đạo huyện hóm hỉnh tiếp tục câu chuyện của mình về con tê giác, mà theo ông đã phải dở khóc, dở cười vì nó. Ấy là khoảng vào năm 2011, khi con tê giác Java được phát hiện ở VQG Cát Tiên bị bắn chết, và tuyên bố tuyệt chủng ở Việt Nam, thế là họ gọi tôi ra Hà Nội để lên diễn đàn này nọ, quy trách nhiệm này nọ. Trong lúc đó, khi phát hiện con tê giác này vào năm 2010 thì cũng chính những nhà khoa học tuyên bố rằng có 7 con, làm dự án bảo tồn rầm rộ, đến khi chết đi một con thì họ kêu là tuyệt chủng. Lúc ra Hà Nội, họ hỏi trách nhiệm của tôi như thế nào. Tôi mới hỏi lại, vậy 6 con còn lại ở đâu mà chỉ mới chết 1 con đã kêu là tuyệt chủng thì họ chẳng trả lời được.
Trong lúc đó, khi phát hiện ra con tê giác, huyện chỉ tham gia bảo vệ vùng đệm của VQG, còn vùng lõi thì thuộc quản lý của vườn. Ông Đẩu tếu táo: “Lúc phát hiện ra con tê giác thì mấy nhà khoa học đi nước ngoài xoành xoạch, và tôi chẳng biết chuyện gì, đến khi nó chết thì lại kêu tôi ra Hà Nội hạch sách. Còn như loài bò tót (vốn nặng hàng tấn), khu vực rừng này không thể có như người ta nói, vì đặc trưng đơn giản nhất của loài này là không thể đi thụt lùi, trong khi điều kiện địa hình ở đây độ dốc cực kỳ ghê gớm”.
Vẫn tiếp tục "treo"
Lại nhắc tới câu chuyện thủy điện, ông Đẩu chia sẻ: “Nói thật, chứ anh nào mà vào làm cái ĐN 6, 6A là thiệt thòi, tại nước “nó” (các thủy điện bậc thang phía trên) hứng cả rồi”. Ông Đẩu cũng cho hay, vấn đề đang đau đầu nhất của huyện chính là việc khai thác cát trái phép, còn xây dựng đập thủy điện thì hoàn toàn không có ảnh hưởng gì cả. Mà thậm chí chỉ có lợi cho dân huyện ông. Ông cay đắng ví von: “Nếu dân huyện tôi (nơi có Vườn Quốc gia Cát Tiên) cũng phá rừng như nhiều nơi khác, rồi lấy vốn trồng càphê... thì huyện tôi đã giàu rồi; nhưng huyện quản lý ngặt lắm. Giờ mong thủy điện khởi động để kinh tế của huyện cũng có cơ hội đi lên. An ninh trật tự cũng tốt hơn khi có công trình tọa lạc mà không biến thành cái “vùng lõm” của tội phạm trôi dạt từ 3 tỉnh liền kề”.
Dự án khởi động đã gần 6 năm kể từ khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép khảo sát lập dự án đầu tư; được các bộ ngành, các tỉnh Lâm Đồng, Đắc Nông và Bình Phước ủng hộ bằng văn bản; nhà đầu tư đã tốn kém nhiều tỉ đồng rồi mà hiện vẫn chưa đâu vào đâu, do còn chờ thêm việc thẩm định lại ý kiến phản biện, và kết quả phê duyệt báo cáo tác động môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Đồng Nai 6... vì thế, vẫn tiếp tục “treo”.
Công trình gây tranh cãi
Trung lưu của dòng chính sông Đồng Nai nằm ở huyện Cát Tiên (tỉnh Lâm Đồng), chảy qua giữa vùng đệm và vùng lõi của VQG Cát Tiên, tạo nên một trong năm loại sinh cảnh của vườn là đất ngập nước. Đường xuống sông gần nhất để đến chân đập tương lai là Đồng Nai 6, từ thôn 3 (Bù Gia Rá), xã Đồng Nai Thượng - một xã mới lập, và một thôn cuối cùng heo hút nhất ở huyện nghèo Cát Tiên; là nơi cộng cư giữa người Châu Mạ bản địa với dân di cư từ phía bắc trong nhiều thập kỷ trước - chủ yếu là từ Gia Viễn, Ninh Bình.
Nói gần nhất, nhưng kỳ thực phải đi một đoạn xe ôm với cái giá “đau cả hầu bao”, và một cung đường lội bộ tụt dốc với vách sông nhiều đoạn như dựng đứng; với những vườn điều mênh mông, và qua một khu rừng chỉ còn toàn cây bụi và lồ ô; lác đác vài “cổ thụ gỗ tạp” như sung, bằng lăng rỗng ruột...
Anh Nguyễn Duy Trinh - trú thôn 3, xã Đồng Nai Thượng, một “thổ công” sống lâu năm ở đây - sắp xếp một đội xe máy chở chúng tôi xuống lòng sông. Đi qua vùng đệm của VQG là ngút ngàn những rừng điều kéo sâu đến vùng tiếp giáp nằm ngay sông. Rải rác hai bên đường ngày hết việc, vài hộ dân người dân tộc Châu Mạ đang tụm năm tụm bảy nói chuyện.
Anh Trinh cho biết, con đường vào vùng lõi gần nhất đi qua thôn 3, nơi có hai dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A. “Từ khi cái dự án thủy điện này có quy hoạch, người ra vào cũng nhiều, thế là mấy người trong thôn có thêm việc chạy xe ôm, mỗi chuyến như vậy giá 200.000đ/người. Chỉ vào chiếc xe máy không ra hình dạng, anh Trinh hóm hỉnh: Cái xe cà tàng của tôi cũng đã từng chở bộ trưởng ấy chứ”, ý anh là Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát - người đã từng lặn lội “thám sát” xuống tận lòng sông.
Mất khoảng vài cây số, đội xe dừng lại đầu dốc cuối vườn điều để đi bộ thêm khoảng gần cây số nữa xuống lòng sông. May mắn là đang vào ngày khô, cả một rừng lồ ô, cây bụi bên bờ sông chưa có vắt. “Thổ công” Trinh cho biết: “Ở đây còn mấy cây gỗ bằng lăng không còn giá trị, tôi vào đây 17 năm rồi cũng biết. Ngày xưa ở đây là vùng gỗ cẩm lai mà giờ nó lấy không còn một cành, dân tứ xứ đến lấy. Còn vài ba cây bằng lăng, gỗ tạp thôi”.
Xuống khu vực sông - nơi được quy hoạch làm thủy điện Đồng Nai 6 - duy nhất chỉ có hộ anh Điểu K Hành (người dân tộc Châu Mạ) sinh sống. Anh Hành có 4 người con cùng vợ vào canh tác tại đây từ khi chưa thành lập VQG Cát Tiên, họ dựng lều làm chỗ ngủ, trồng bắp, đánh cá trên sông, kiếm sản vật rừng làm kế sinh nhai. Anh Hành cho biết: “Toàn vùng này bây giờ chỉ còn vài cây bằng lăng, lồ ô, dây leo. Cá trên sông cũng không còn nhiều, nên đi rừng là chủ yếu. Mà rừng cũng đã cạn kiệt từ lâu lắm rồi, trong rừng lồ ô này giỏi lắm thì gặp con gà rừng với khỉ mà thôi”.
Rồi Điểu K Hành chỉ cho chúng tôi thấy cả một vùng mênh mông ngay bên lòng sông của dự án thủy điện Đồng Nai 6. Chỉ thấy còn lại 3 cây gỗ sao trơ trụi, dưới mép sông một cây sung cổ thụ sum suê và còn lại ngút ngàn cây bụi, dây leo.
Từ TĐ ĐN 6 đi qua TĐ ĐN 6A phải đi vòng vài chục cây số đường bộ đến đoạn sông Đồng Nai thuộc xã Đồng Nai, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước. Tại đây - khu vực dự kiến xây TĐ ĐN 6A - hầu như không có dân cư. Ngoài bạt ngàn những vườn điều, khu vực lòng hồ và đập chỉ toàn rừng lồ ô, cây bụi, lác đác vài miếng rẫy cũ của dân bản địa, không thấy miếng rẫy mới nào được hình thành từ việc phát rừng chờ đợi đền bù như dư luận. Ngay bên kia bờ sông, dự án chuyển đổi rừng nghèo trồng caosu theo chủ trương của Chính phủ, rộng chừng 10.000ha của Lâm Đồng, đã áp sát vùng TĐ ĐN 6A dự kiến tọa lạc. Caosu non đã kịp lên xanh.
Gia đình anh Điểu K Hành sinh sống và canh tác giữa vùng lõi và vùng đệm của VQG Cát Tiên. Ảnh: N.T - L.Đ.Dũng |
Câu chuyện của bí thư huyện
Sau một buổi thám sát trên sông, chúng tôi tìm gặp ông Huỳnh Văn Đẩu - Bí thư Huyện ủy huyện Cát Tiên. Bữa cơm tối ông đãi chúng tôi món cá lăng ngon nổi tiếng trên sông Đồng Nai, ăn món cơm lấy từ hạt lúa thương hiệu Cát Tiên. Ông Đẩu cho biết, toàn tỉnh Lâm Đồng chỉ có huyện Cát Tiên là được phục vụ nông nghiệp từ sông Đồng Nai; tuy nhiên do vẫn chưa chủ động được việc điều tiết nước nên diện tích chưa thể mở rộng.
Vị bí thư đã đảm nhiệm nhiều cương vị lãnh đạo tại huyện này cũng đã ngót 33 năm, là một “bảo tàng sống” về đời sống bản địa. “Riêng huyện chúng tôi có tới 19 dân tộc anh em, trước đây khi tôi từ Bình Định lên dạy học, cuộc sống còn hoang sơ lắm” - ông Đẩu nhớ lại. Có một lần, tôi đi nắm tình hình địa phương, bất ngờ gặp một người phụ nữ dân tộc Châu Mạ đang tắm truồng. Chúng tôi hỏi thăm địa chỉ thì họ bưng mặt lại và dùng chân để chỉ đường. Tôi bụm miệng cười mà không hiểu vì sao họ lại chỉ che mặt mà không che những cái đáng che.
Tìm hiểu ra mới biết, với người Châu Mạ, họ nghĩ rằng chỉ có gương mặt của mỗi người mới khác nhau, còn những bộ phận khác thì ai cũng thế cả. Ấy vậy nên lúc bất ngờ như vậy, ngượng quá thì người ta bưng mặt lại mà chỉ đường cho khách đã lỡ thế phải hỏi. Bây giờ thì những chuyện đó như là cổ tích rồi, kinh tế phát triển, văn hóa giao thoa tự khắc người ta hiểu và thay đổi cả.
Liên quan đến chuyện Vườn Quốc gia Cát Tiên, vị lãnh đạo huyện hóm hỉnh tiếp tục câu chuyện của mình về con tê giác, mà theo ông đã phải dở khóc, dở cười vì nó. Ấy là khoảng vào năm 2011, khi con tê giác Java được phát hiện ở VQG Cát Tiên bị bắn chết, và tuyên bố tuyệt chủng ở Việt Nam, thế là họ gọi tôi ra Hà Nội để lên diễn đàn này nọ, quy trách nhiệm này nọ. Trong lúc đó, khi phát hiện con tê giác này vào năm 2010 thì cũng chính những nhà khoa học tuyên bố rằng có 7 con, làm dự án bảo tồn rầm rộ, đến khi chết đi một con thì họ kêu là tuyệt chủng. Lúc ra Hà Nội, họ hỏi trách nhiệm của tôi như thế nào. Tôi mới hỏi lại, vậy 6 con còn lại ở đâu mà chỉ mới chết 1 con đã kêu là tuyệt chủng thì họ chẳng trả lời được.
Trong lúc đó, khi phát hiện ra con tê giác, huyện chỉ tham gia bảo vệ vùng đệm của VQG, còn vùng lõi thì thuộc quản lý của vườn. Ông Đẩu tếu táo: “Lúc phát hiện ra con tê giác thì mấy nhà khoa học đi nước ngoài xoành xoạch, và tôi chẳng biết chuyện gì, đến khi nó chết thì lại kêu tôi ra Hà Nội hạch sách. Còn như loài bò tót (vốn nặng hàng tấn), khu vực rừng này không thể có như người ta nói, vì đặc trưng đơn giản nhất của loài này là không thể đi thụt lùi, trong khi điều kiện địa hình ở đây độ dốc cực kỳ ghê gớm”.
Vẫn tiếp tục "treo"
Lại nhắc tới câu chuyện thủy điện, ông Đẩu chia sẻ: “Nói thật, chứ anh nào mà vào làm cái ĐN 6, 6A là thiệt thòi, tại nước “nó” (các thủy điện bậc thang phía trên) hứng cả rồi”. Ông Đẩu cũng cho hay, vấn đề đang đau đầu nhất của huyện chính là việc khai thác cát trái phép, còn xây dựng đập thủy điện thì hoàn toàn không có ảnh hưởng gì cả. Mà thậm chí chỉ có lợi cho dân huyện ông. Ông cay đắng ví von: “Nếu dân huyện tôi (nơi có Vườn Quốc gia Cát Tiên) cũng phá rừng như nhiều nơi khác, rồi lấy vốn trồng càphê... thì huyện tôi đã giàu rồi; nhưng huyện quản lý ngặt lắm. Giờ mong thủy điện khởi động để kinh tế của huyện cũng có cơ hội đi lên. An ninh trật tự cũng tốt hơn khi có công trình tọa lạc mà không biến thành cái “vùng lõm” của tội phạm trôi dạt từ 3 tỉnh liền kề”.
Dự án khởi động đã gần 6 năm kể từ khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép khảo sát lập dự án đầu tư; được các bộ ngành, các tỉnh Lâm Đồng, Đắc Nông và Bình Phước ủng hộ bằng văn bản; nhà đầu tư đã tốn kém nhiều tỉ đồng rồi mà hiện vẫn chưa đâu vào đâu, do còn chờ thêm việc thẩm định lại ý kiến phản biện, và kết quả phê duyệt báo cáo tác động môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Đồng Nai 6... vì thế, vẫn tiếp tục “treo”.
No comments:
Post a Comment