SCT- Phức hợp đất ngập nước Ramsar Bàu Sấu (Ramsar Bau Sau Wetland Complex) như là một Biển Hồ Tonle Sap thu nhỏ và Châu thổ sông Đồng Nai là nguồn sống trực tiếp cho hàng triệu người. BBT SCT đăng loạt bài này để những ai quan tâm cùng đọc, suy ngẫm, chia sẻ kinh nghiệm và chung tay cùng SCT bảo vệ khu đất ngập nước quốc tế Ramsar, phức hợp Cát Tiên và dòng sông Đồng Nai.
|
Biển Hồ Tonle Sap và Châu thổ sông Mekong (I)
Những tác động của công trình thủy điện trong miền Biển Hồ & Châu Thổ sông Mekong và đề xuất nhằm giảm thiểu những hậu quả tiêu cực.
Tiến sĩ Kỹ sư Vĩnh Phong
(Pháp)
Mục lục
Nhập đề
1 - Lưới cá và nuôi trồng thủy sản trong vùng
1a -Đặc tính địa dư cuả Biển Hồ và Châu thổ
1b - Sự quan trọng của ngành lưới cá ở Biển Hồ đối với Campuchia
1c - Sự quan trọng của ngành nuôi cá trong ĐBSCL Việt Nam
2- Nông nghiệp trong miền Hạ Mê Công
2a –Ba miền chính trồng lúa
2b - Những nét đặc thù của ngành luá ở ĐBSCL
3 - Tác động do các công trình thủy điện
3a – Thay đổi Biển Hồ
3b - Hậu quả trên lượng cá lưới được
3c – Thay đổi và hậu quả trên ngành tròng luá và trên đời sống trong châu thổ
3d - Lượng nước tăng vào mùa kiệt do Thủy điện không đủ vì gia tăng dân số, vì gia tăng hoạt động và mức sống ; nhất là vì tình huống nước biển dâng.
4 – Ý tưởng đập trụ đỡ xàlan ngăn sông ở Phnom Penh
4a – Ý tưỏng đầu tiên= khai thác tối ưu hồ thiên nhiên 75 km3 Biển Hồ
4b - Những khó khăn cuả dự án chuyển dòng Kampong Cham-Tonle Sap
4c – Ý tưởng đập trụ đỡ với xàlan ngăn sông ở Phnom Penh
5 - Biến Đổi Khí Hậu (BĐKH)
Kết luận
Nhập đề
Sau Sambor, sông Mekong chảy vào địa phận của Biển Hồ và Châu Thổ, độ dốc trở nên nhỏ, lưu lượng lớn song cột nước quá thấp khiến các công trình thủy điện không đạt hiệu quả kinh tế.
Trái lại, ở dạng thiên nhiên, từ nhiều thế kỷ, vào mùa lũ, lưu lượng rất lớn đem về miền này hai nguồn lợi quan trọng : cá cho Biển Hồ và phù sa cho Châu Thổ. Hiện nay ba mươi triệu dân trong vùng sống nhờ hai nguồn tài nguyên này. Cá là nguồn prôtêin chính cuả nguời Campuchia và phù sa là phân bón thiên nhiên cho ruộng luá toàn châu thổ bên Campuchia và trong Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) , « vựa luá của Việt Nam ».
Các Công Trình Thủy Điện Xuyên Muà (CTTĐXM) có hồ nhân tạo góp phần điều tiết dòng chảy: trên nguyên tắc, các nhà máy thủy điện này tích nước vào mùa lũ và dùng nước để phát dìện vào mùa kiệt, song không thể đảm bảo lượng nước tối thiểu mỗi năm trong tương lai vì dân số sẽ tăng và mức sống cũng sẽ tăng.
Trái lại, các CTTĐXM giảm diện tích Biển Hồ và thời gian nước lớn, do đó giảm lượng cá lưới được trên Biển Hồ. Hơn nữa tất cả các CTTĐXM hay không xuyên muà, nếu chỉ áp dụng công nghệ hiện tại, đều giữ lại một phần rất lớn phù sa cần cho nông nghiệp ở hạ lưu.
Để duy trì lượng cá lưới được ở Biển Hồ và đáp ứng nhu cầu nước ngày càng tăng ở châu thổ, cần phải khai thác tối đa hồ nước thiên nhiên Tonle Sap. Hồ này có dung tích tương đương với tổng dung tích cuả tất cả các hồ nhân tạo trong lưu vực sông Mekong (75 so vơí 72 tỉ m3). Một trong những giải pháp chí lý là xây đập ngăn sông ở Phnom Penh. Vị trí này thích hợp hơn Prek Kdam vì nó ít ngăn cản cá di trú từ Biển Hồ lên các vùng ẩn náu nưóc sâu ở giữa Kompong Cham và Kratie ; hơn nữa độ sâu sông ở đây giúp đặt dễ dàng các tổ máy thủy điện sản xuất cả trăm MW đúng theo tiêu chỉ cuả Ủy hội sông Mê Công (MRC) ( « Preliminary Design Guidance of Low Mekong Basin Mainstream dams- Final Version- Sept 09 ») .
…
Tham khảo:
|
No comments:
Post a Comment