Friday, May 31, 2013

Thư gửi Thủ tướng 4 nước (VN, Lào, Campuchia, Thái Lan) của lưu vực sông Mê Công về Đập Xayaburi,

Thư gửi các Thủ tướng của lưu vực sông Mê Công về Đập Xayaburi, được gửi vào ngày 11/03/2013.

Thư gửi các Thủ tướng - Save the Mekong
Đăng ngày: 19 Tháng Ba 2013 | Source: www.warecod.org.vn
Ngài Hun Sen,
Thủ Tướng Vương quốc Campuchia
Ngài Thongsing Thammavong,
Thủ tướng Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
Ngài Nguyễn Tấn Dũng,
Thủ tướng Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Bà Yingluck Shinawatra,
Thủ tướng Vương quốc Thái Lan

Ngày 11 tháng 3 năm 2013
Kính thưa các Ngài
Là một liên minh bao gồm các Tổ chức Phi chính phủ, các công dân, và các nhà khoa học thuộcLưu vực Sông Mê Công và quốc tế, chúng tôi đã giám sát các con đập được đề xuất trên dòng chính sông Mê Kông  một cách ký lưỡng trong suốt 4 năm vừa qua. Chúng tôi lo ngại rằng công trình xây dựng đầu tiên trong chuỗi dự án, đập Xayaburi, sẽ gây nguy hại cho tương lai của dòng sông.
Đập Xayaburi đã tạo tiền lệ rất nghiêm trọng là coi nhẹ các nguyên tắc hợp tác vùng và đe dọa sinh kế của hàng triệu người. Mặc dù các nhà phát triển dự án cho rằng con đập sẽ không có bất cứ ảnh hưởng xuyên biên giới nào, các bằng chứng khoa học của Ban thư kí Ủy hội Sông Mê Công (MRC) và các nhà nghiên cứu độc lập lại chỉ ra điều ngược lại. Đập Xayaburi và các con đập được đề xuất trên dòng chính sông Mê Công sẽ mang lại những ảnh hưởng bất lợi đáng kể đến an ninh lương thực, phát triển kinh tế và môi trường bền vững đối với nước Lào nói riêng và các nước thuộc khu vực Mê Công nói chung. Trong khi mức độ ảnh hưởng còn chưa được đánh giá toàn diện, thì việc xây dựng đã bắt đầu được tiến hành.
Trong Hiệp Ước Mê Công năm 1995 và luật quốc tế, chính phủ các nước Lào, Campuchia, Thái Lan và Việt Nam đã cam kết phải có sự đồng thuận đối với tất cả các dự án thủy điện được đệ xuất trên dòng chính sông Mê Công. Thông qua Quy trình Thông báo, Tham vấn trước và Đồng thuận (PNPCA) của MRC, chính phủ Việt Nam và Campuchia đã nêu mối quan ngại về việc đập Xayaburi sẽ có các ảnh hưởng xuyên biên giới nhất định đến lãnh thổ của hai nước này. Cả hai chính phủ đã yêu cầu tạm hoãn việc khởi công dự án đến khi thực hiện đánh giá tác động xuyên biên giới. Các nhà phát triển dự án đã từ chối thực hiện nghiên cứu này, thay vào đó đã quyết định đánh cược vào các công nghệ không được chứng minh và gây nhiều tranh cãi. Ví dụ, các nhà phát triển đang dựa vào một thiết kế đường đi của cá chưa từng được áp dụng thành công tại bất cứ dòng sông nhiệt đới nào. Các nhà khoa học hàng đầu về nghề cá ở Mê Công tin rằng công nghệ này sẽ thất bại. Nếu đường đi của cá thất bại, hàng triệu người ở tất cả bốn nước sẽ phải chịu đựng cái giá thật sự của con đập.
Đập Xayaburi cũng vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của công chúng, bởi  người dân lo ngại về các rủi ro kinh tế, xã hội, và môi trường. Hiện tại, các đánh giá tác động của dự án đều  có chất lượng kém và không được công bố đúng lúc để cho phép việc tham vấn cộng đồng  một cách đúng nghĩa.
Chúng tôi yêu cầu các Ngài giúp đỡ bảo vệ dòng sông Mê  Công và người dân trong vùng. Chúng tôi tin rằng rất cần có một cách tiếp cận cẩn trọng hơn, có cân nhắc các rủi ro kinh tế, xã hội và môi trường to lớn do các đập trên dòng chính gây ra. Đồng thời, cần phải có các lựa chọn thay thế trong việc đáp ứng nhu cầu năng lượng đang gia tăng của khu vực một cách an toàn và hiệu quả hơn.
Chúng tôi yêu cầu sự trợ giúp của các Ngài trong việc:
  • Công bố thiết kế cuối cùng của đập Xayaburi: Nhà phát triển dự án đã không công bố thiết kế cuối cùng của con đập cho các chính phủ hay cho công chúng trong vùng Mê Công. Việc xây dựng cần phải được hoãn lại trong khi MRC đánh giá liệu con đập có theo đúng chuẩn hướng dẫn thiết kế cho các đập trên dòng chính của MRC hay không.
  • Đảm bảo thời gian cần thiết cho nghiên cứu tác động dự án: Theo Hiệp Ước Mê Công năm 1995 và luật quốc tế, các chính phủ MRC có quyền và nghĩa vụ đánh giá các tác động xuyên biên giới của dự án và tìm kiếm sự đồng thuận trong phương pháp tiến hành trước khi tiến hành xây dựng. Các chính phủ nên hoãn lại việc xây dựng trong khi đánh giá tác động xuyên biên giới của dự án được thực hiện, và trong khi đồng nghiên cứu tác động của Hội đồng MRC được đồng thuận vào tháng 12 năm 2011 hoàn thành.
  • Giải quyết sự chưa rõ ràng trong quá trình PNPCA trước khi đề xuất thêm các con đập khác: Bốn chính phủ cần phải cam kết không xem xét bất cứ con đập nào khác trên dòng chính sông Mê Công đến tận khi quá trình PNPCA được xem xét lại và vấn đề mà quá trình này gây ra được giải quyết. Nếu đập Xayaburi được thông qua, đây phải được coi như là một “trường hợp thử nghiệm” cần phải được đồng giám sát trong nhiều năm trước khi xem xét các dự án khác.
  • Thực hiện một quy trình tham vấn vùng đích thực: Những tham vấn cộng đồng với sự tham gia của người dân bị ảnh hưởng vẫn rất cần thiết, khi đó những người này có cơ hội cung cấp thông tin cần thiết để quyết định có nên xây dựng đập trên dòng chính sông Mê Công hay không.
  • Kêu gọi sự dàn xếp từ phía thứ ba: Do quá trình PNPCA không thể đạt được việc đồng thuận vùng về việc có xây dựng đập Xayaburi hay không, chúng tôi tin rằng sự can thiệp từ phía thứ ba là vô cùng cấp thiết, như được nêu trong Điều 35 tại Hiệp Ước Mê Công năm 1995.
  • Tìm ra các lựa chọn phát triển thay thế khác có thể  giữ cho hạ lưu con sông Mê Công được chảy tự do: Bốn chính phủ nên đánh giá tất cả các lựa chọn có thể trước khi đồng thuận về bất cức việc khai thác dài hạn trên con sông Mê Kông. Vẫn có các cơ hội tài chính cho các chính phủ tiến hành phát triển đập dòng chính, để một quy trình PNPCA đúng đắn và công bằng hơn có thể được thực thi.
Chúng tôi tin tưởng vào sự phát triển bền vững và chia sẻ của sông Mê Công và tin tưởng vào việc tìm ra các giải pháp “các bên cùng có lợi” nhưng điều này phụ thuộc vào sự hợp tác vùng có hiệu quả. Là con đập đầu tiên trong chuỗi 11 con đập được đệ xuất trên dòng chính hạ lưu sông Mê Công, đập Xayaburi tạo một tiền lệ cho sự hợp tác trong tương lai. Chúng tôi xin cảm ơn các Ngài vì sự quan tâm cấp thiết đối với vấn đề này, nhờ vậy mà nguồn tài nguyên phong phú của sông Mê Công có thể giúp duy trì các thế hệ hiện tại và tương lai.
Xin gửi tới các Ngài lời chào kính trọng nhất
Trân trọng,
Liên minh Cứu trợ Sông Mê Công

Kiến nghị loại khỏi sơ đồ Quy hoạch điện VII 2 dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A

Không làm thuỷ điện Đồng Nai 6 và 6A nếu ảnh hưởng môi trường

5:39 PM, 30/05/2013
(Chinhphu.vn) - Trước ý kiến một số đại biểu Quốc hội kiến nghị loại khỏi sơ đồ Quy hoạch điện VII 2 dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng cho biết, nếu 2 dự án này ảnh hưởng tới môi trường thì sẽ không triển khai.

Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Các đại biểu Trương Văn Vở (đoàn Đồng Nai), Huỳnh Ngọc Đáng (đoàn Bình Dương) trong phiên thảo luận về kinh tế-xã hội sáng 30/5, đã cùng đề nghị Chính phủ loại bỏ 2 dự án thuỷ điện Đồng Nai 6 và 6A ra khỏi Tổng sơ đồ điện VII do lo ngại ảnh hưởng môi trường.
Đại biểu Trương Văn Vở cho rằng, để xây dựng 2 dự án thuỷ điện này thì diện tích phải chuyển mục đích sử dụng Vườn Quốc gia Cát Tiên quá lớn, trên 379 ha, trong đó có gần 140 ha vùng lõi. Trong khi đó Vườn Quốc gia Cát Tiên là khu dự trữ sinh quyển đã được UNESCO công nhận, đồng thời đang xem xét trở thành Di sản thiên nhiên thế giới.
Giải trình thêm về nội dung này theo đề nghị của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng cho biết Bộ Công Thương đã báo cáo với Quốc hội, cử tri các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương tại các kỳ họp trước về 2 dự án thủy điện này.
“Hai dự án này nằm trong Tổng sơ đồ điện VII và hiện nay chưa được Chính phủ phê duyệt. Do chưa được phê duyệt nên Chính phủ chưa trình Quốc hội xem xét theo Nghị quyết số 49. Báo cáo đánh giá tác động môi trường của 2 dự án đã được chủ đầu tư gửi đến Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định. Khi có ý kiến thẩm định thì chủ đầu tư mới tiến hành các bước tiếp theo. Tinh thần của chúng tôi là nếu qua xem xét báo cáo đánh giá tác động môi trường mà thấy rằng tác động lớn đến môi trường thì sẽ không triển khai 2 dự án này”, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng trình bày.
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cũng cho biết trong 2 ngày 22 và 23/4, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội đã làm việc với HĐND và UBND tỉnh Đồng Nai về tác động của 2 dự án thuỷ điện đến môi trường và trực tiếp kiểm tra tại hiện trường 2 dự án thuỷ điện, sau đó báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội để có văn bản trả lời UBND tỉnh Đồng Nai.
Thành Chung

Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường

(TTXVN) Sáng 11/5, Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã hoàn thành toàn bộ chương trình đề ra, sau 10 ngày làm việc khẩn trương, dân chủ, nghiêm túc.


Về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, Trung ương cho rằng, đây là 3 lĩnh vực cực kỳ quan trọng, có nội dung phong phú, nhiều mặt và quan hệ mật thiết với nhau. Nhiệm vụ chung đặt ra là: phải đẩy mạnh chuyển đổi mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng tăng trưởng xanh và phát triển bền vững; thí điểm phát triển mô hình kinh tế xanh theo địa bàn và theo ngành, lĩnh vực và từng bước nhân rộng trên cả nước. Thực hiện phân vùng chức năng sinh thái làm cơ sở để xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngành, lĩnh vực và địa phương theo hướng phù hợp với đặc tính sinh thái từng vùng, hài hoà với thiên nhiên và thích ứng với biến đổi khí hậu. Thiết lập, ứng dụng các mô hình dự báo tổng thể tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên, môi trường và kinh tế - xã hội; thí điểm phương thức quản lý tổng hợp và thống nhất tài nguyên, môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu cho lưu vực sông, vùng ven biển, sau đó nghiên cứu nhân rộng ra cả nước. Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu tổng hợp và thống nhất theo chuẩn quốc tế; có cơ chế phù hợp khai thác, chia sẻ thông tin, sử dụng hiệu quả cơ sở dữ liệu trên các lĩnh vực này. 

Nhiệm kỳ này cần sớm xây dựng và triển khai các chương trình, kế hoạch để thực hiện có hiệu quả các chiến lược đã được ban hành trên 3 lĩnh vực này, tập trung giải quyết những vấn đề nhân dân đang đặc biệt quan tâm như: Triều cường, nước biển dâng gây úng lụt, nhiễm mặn ở các tỉnh ven biển, nhất là khu vực đồng bằng sông Cửu Long; nạn phá rừng, khai thác huỷ hoại một số loại khoáng sản; phát triển thuỷ điện tràn lan, gây hậu quả xấu đến xã hội và môi trường; bỏ hoang hoá đất đai sau khi được giao quyền sử dụng cho các dự án đầu tư... 

"Mẹ thiên nhiên" kêu cứu, SOS! Nào cùng SCT chung tay gieo hạt từ bi, ươm ầm tươi xanh, giữ gìn Đất Mẹ!!!

Global Witness, kinh tế phá rừng và nước mắt môi trường

(ĐVO) - Con người phải hiểu rằng chúng ta không thể sống nếu không có mẹ trái đất, nhưng hành tinh này vẫn có thể sống mà không cần chúng ta”. (Evo Morales)


Kinh tế phá rừng
Dù đau xót khi chứng kiến sự tàn phá vô cảm của con người với rừng (lá phổi của trái đất), tôi vẫn chưa nghĩ ra sự thiệt hại về kinh tế cho đến khi đọc bài blog của BS Hồ Hải về giá trị của lâm sản. Theo BS Hải, mỗi m3 của gỗ trắc tốt Việt Nam có giá khoảng 36.000 USD trong khi loại gỗ rẻ nhất cũng thu về hơn 15.000 USD mỗi m3. Một vòng qua Google về giá cả của các cây rừng nguyên sinh xác nhận khung giá này.
Phá rừng phòng hộ ở Gia Lai. Ảnh: VOV
Phá rừng phòng hộ ở Gia Lai. Ảnh: VOV
Theo số liệu từ luận án “Hiện trang suy giảm tài nguyên rừng Việt Nam” tại trang luanvan.co, năm 1993, tổng số gỗ trong các khu rừng Việt là 1.025 triệu m3 (khoảng 76m3/mẫu – hecta trên 14 triệu mẫu diện tích). Vài nghiên cứu khác chỉ ghi nhận đến 728 triệu m3. 
Giai đoạn 1993 – 2009, cả nước mất khoảng 7.650 mẫu mỗi năm hay 122.400 mẫu trong 16 năm tương đương với 9,3 triệu m3 gỗ. Nếu tính giá bèo là 15.000 USD mỗi m3 gỗ bán ra, các lâm tặc và đồng loã đã bỏ túi 139 tỉ USD. Đây là một mất mát lớn gấp 30 lần Vinashin, bằng 115% GDP của Việt Nam trong 2012 và gấp ba lần số nợ xấu của các ngân hàng theo báo cáo hiện nay. Số tiền này có thể xây 7 triệu nhà xã hội (20.000 USD mỗi căn) để tặng không cho các hộ nghèo; hay trả tiền ăn học cho 25 triệu trẻ em miền sâu miền xa trong 12 năm học (trung bình 500 USD/năm/em).
Dĩ nhiên, tôi và đến 99% dân số không có thẩm quyền gì về pháp luật nên những phân tích… chỉ là những phân tích. Tuy nhiên, sự im lặng tuyệt đối của xã hội với một vấn nạn kinh tế tầm cỡ này là một điều khó nuốt cho mỗi bữa ăn.
Global Witness
Nhìn lại hoạt động của Global Witness (GW) trong 20 năm vừa qua, chúng ta nhận thấy là GW đã đi đúng với tôn chỉ và mục tiêu của tổ chức. Một là giúp cho những hộ nghèo ở vùng có tài nguyên không bị các thế lực tư bản hay quan chức “móc túi” cho nghèo thêm; hai là bảo vệ môi trường “sống” cho toàn cư dân của trái đất.
Họ đã thành công ngăn chận “kỹ nghệ kim cương máu” ở Phi châu cũng như những tàn phá rừng và khai thác gỗ ở Campuchia thời Khmer đỏ, ở Indonesia, ở Liberia, ở Myanmar…
Phương thức hoạt động của họ không nhắm vào quan chức hay công ty địa phương, mà vào các nhà tư bản Tây phương đang đổ tiền tài trợ cho các dự án này.
Trong phi vụ “kim cương máu”, mục tiêu chính là tập đoàn kim cương lớn nhất thế giới, DeBeers. Khi bị áp lực của dư luận người tiêu dùng không muốn vấy bẩn vào “kim cương máu”, DeBeers ngưng thu mua và thị trường teo tóp ngay qua đêm. Mục tiêu khi tấn công vào việc phá rừng khai thác lâm sản của các quốc gia đã nêu tên, là vào các nhà tài trợ dự án và các công ty mua bán gỗ.
GW làm việc hoàn toàn dựa trên nguyên lý tư bản, “Khi dòng tiền ngưng chảy vào một lĩnh vực kinh doanh, các dự án sẽ tự huỷ diệt theo thời gian”.
Vì được tài trợ một phần bởi các chính phủ Anh, Mỹ, Âu… GW không bao giờ đụng trực tiếp đến các tầng lớp chính phủ hay quan chức, vì đây là phạm trù của bộ Ngoại giao của các chính phủ tài trợ cho họ. GW biết nên không bao giờ lấn sân qua các hoạt động chính trị hay đánh đấm với các công ty địa phương.
Cho nên khá khôi hài khi các công ty Việt Nam có tên trong bản cáo buộc của GW lên tiếng phản bác, phủ nhận hay mời GW đến tham quan cơ sở. Các mạng truyền thông thế giới không chút quan tâm đến các phản bác của các ngài và chỉ đợi phản ứng chính thức từ các nhà tư bản tài trợ như Deutsch Bank, IFC, Temasak Holdings hay quỹ Jacar…
Công cụ chống lại sự quá đà của quyền lực
GW là một công cụ của thế giới tư bản để chống lại những lạm dụng quá đà của quyền lực. Những nhà tư bản thường cho là mình “bất bại” và trong mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận cho công ty, các nhà quản lý đôi khi vượt qua ranh giới của lương tâm để đạt “chiến thắng”. Những hoạt động vô vụ lợi của GW là tiếng còi báo động sớm cho các công ty đa quốc, các ngân hàng, quỹ đầu tư thế giới cũng như các mạng truyền thông chính thống khác.
GW (và các nhóm (grass roots) vô vụ lợi khác của toàn cầu (SCT, PV, Wkup,...)) cộng với dư luận là những rào cản hữu hiệu để nền kinh tế tư bản có được một chuẩn mực đạo đức và trách nhiệm với xã hội chung quanh. Vì lòng tham con người là vô hạn nên chúng ta cần những công cụ như GW ((SCT, PV, Wkup,...), dựa trên những lý tưởng đáng ca ngợi của tuổi trẻ còn biết cảm xúc với những nỗi đau của con người-đồng loại, thiên nhiên và muôn loài anh em. Đó mới thực sự là cốt lõi của văn hoá và văn minh nhân loại.
Lại chuyện mất hay được?
Một câu hỏi khác của một nhà báo cũng làm tôi phải suy nghĩ. Là người Việt, ông phải ủng hộ doanh nhân Việt chống lại bọn “ngoại xâm”. Ông nghĩ thế nào về hậu quả kinh tế cho ngành cao su Việt Nam khi đối diện với cáo buộc của GW?
Thú thật, tôi yêu quê hương nhưng không có một lòng ái quốc cuồng tín. Tôi tự hào với thành quả tốt đẹp mà các sinh viên, các khoa học gia, các doanh nhân Việt đã gặt hái trên khắp thế giới. Nhưng tôi cũng xấu hổ khi đọc về những tội phạm ma tuý, xã hội đen Việt… trên các mạng truyền thông toàn cầu...
Về hệ quả kinh tế, chúng ta sẽ thâu nhặt những gì chúng ta đã gây trồng. Nếu các nhóm môi trường và các định chế truyền thông khác tham gia để tăng cường độ của lời cáo buộc, tôi nghĩ là nhiều cổ đông hay quỹ đầu tư sẽ rút ra khỏi các dự án cao su ở Đông Dương để tránh tai tiếng. Ngoài sự thiếu hụt cho dòng tiền luân chuyển, các công ty có thể còn bị sức ép về giá cả nếu các nhà tiêu dùng lớn tìm nguồn cung cấp khác ngoài Đông Dương. Đây là rủi ro lớn nhất về lâu dài.

Thủy điện hay thủy điên!?

BỂ KHỔ THỦY ĐIỆN (*)

Đánh đổi để nghèo khó

SCT- Thủy điện Thượng Kon Tum xẻ "trái tim: VQG Yordon, qua mặt QH và lách luật thành công. Thế còn thủy điện Đồng Nai 6 và 6A xẻ "trái tim: VQG Cát Tiên sẽ thành công hay công còn phải đợi?! Thời gian sẽ là câu trả lời, vấn đề là thời gian và áp lực công luận, áp lực QH. 
Một quốc gia hủy diệt thiên nhiên sẽ tự hủy diệt. Núi rừng là lá phổi của đất nước, thanh lọc không khí và tạo năng lượng mới cho con người (Franklin Roosevelt) http://www.gocnhinalan.com/bai-tieng-viet/ai-ln-hoa.html 
Thứ Sáu, 31/05/2013 00:13

(NLĐO) Chủ đầu tư chỉ lo tập trung thu hồi đất thật nhanh để xây dựng thủy điện, coi nhẹ việc bảo đảm an sinh xã hội cho người dân tái định cư, đẩy họ vào một cuộc sống bất ổn, thu nhập bình quân chỉ khoảng 7,2 triệu đồng/năm

Bộ NN-PTNT vừa có văn bản gửi Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường của Quốc hội (QH), Ban Dân nguyện QH về kết quả, tồn tại và bất cập trong thực hiện chính sách hỗ trợ, bồi thường và tái định cư khi xây dựng các dự án thủy điện. Đây là những nhận định từ thực tế của 21 dự án thủy điện lớn trên cả nước.
Thu hồi nhanh, cấp lại chậm
Để có đất thực hiện 21 dự án thủy điện, có trên 75.000 hộ (trên 324.600 người) phải di dời nhà cửa, rời bỏ ruộng vườn. Bộ NN-PTNT nhận xét: Khâu thu hồi, giải phóng mặt bằng được chủ đầu tư và chính quyền địa phương thực hiện khá tốt, tạo điều kiện cho các nhà máy thủy điện cơ bản thực hiện đúng tiến độ. Tuy vậy, việc cấp đất sản xuất diễn ra còn chậm, ảnh hưởng lớn đến khả năng phục hồi sinh kế của người dân tái định cư.
Như thủy điện Sơn La thực hiện di dân vượt tiến độ 3 năm nhưng đến nay nhiều hộ ở tỉnh Điện Biên vẫn chưa có đất sản xuất, phải tự tìm đủ kế sinh nhai để tồn tại. Khi dự án này triển khai đã ảnh hưởng 35.569 ha đất nông nghiệp nhưng đến nay mới chỉ cấp được 24.361 ha đất nông nghiệp.
Mất đất do thủy điện, nhiều cánh rừng ở tỉnh Phú Yên bị người dân đốn hạ để lấy đất sản xuất Ảnh: HỒNG ÁNH
Chưa kể, khi triển khai, các thủy điện Sơn La, Lai Châu, Huội Quảng, Bản Chát… được Chính phủ phê duyệt thực hiện chính sách hỗ trợ - bồi thường, di dân - tái định cư theo cơ chế đặc thù. Tuy nhiên, việc hỗ trợ sản xuất cho hộ tái định cư tại các dự án thủy điện nói trên hiện nay rất thấp. Như dự án trọng điểm quốc gia là thủy điện Sơn La cũng chỉ có 19 triệu đồng/hộ. Thiếu đất sản xuất, không được hỗ trợ sinh kế, nhiều người dân kéo nhau đi phá rừng làm nương rẫy và bán gỗ mưu sinh mà dự án thủy điện Sông Tranh 2 (Quảng Nam) là điển hình.
Nguyên nhân của vấn đề này chủ yếu là sự tắc trách, coi thường công tác an sinh xã hội của chủ đầu tư khi thực hiện dự án. Bộ NN-PTNT nhận xét: Hầu hết các dự án thủy điện được các chủ đầu tư chuẩn bị nghiên cứu trong một thời gian dài nhưng khi tổ chức tái định cư thì thực hiện gấp gáp, bỏ qua một số bước nhằm sớm giải phóng mặt bằng. Hậu quả là hầu hết các khu tái định cư thiếu nước sinh hoạt; các hạng mục như điện, đường, trường, trạm chậm hoàn thành hoặc xuống cấp...
Vượt trội về… tỉ lệ hộ nghèo
Theo báo của Bộ NN-PTNT, khi dời người dân đến nơi ở mới để triển khai các dự án thủy điện, chủ đầu tư chưa chuẩn bị nguồn tài chính lâu dài để hỗ trợ họ sau tái định cư; phần lớn chỉ mới quan tâm, hỗ trợ giai đoạn đầu. Khi hết thời gian hỗ trợ, người dân không được nhận khoản tiền nào nữa nên việc phục hồi sinh kế, ổn định đời sống rất khó khăn. Theo các chuyên gia, thời gian để người dân tái định cư ổn định cuộc sống ở chỗ mới là trên 5 năm; thậm chí đối với người dân tộc thiểu số để làm quen với tập quán, văn hóa, ngành nghề mới thì cần trên 10 năm.
Không có việc làm ổn định, người dân tái định cư thủy điện Bình Điền, tỉnhThừa Thiên - Huế phải đi bóc vỏ tràm thuê.
(Ảnh do Mạng lưới Sông ngòi Việt Nam cung cấp)
Kết quả là thu nhập bình quân đầu người của hộ dân tái định cư các dự án thủy điện rất thấp, chỉ có 7,2 triệu đồng/người/năm (chưa bằng 30% thu nhập bình quân cả nước năm 2012). Trong đó, tại một số dự án thủy điện, thu nhập của người dân tái định cư còn thấp hơn mức trung bình này rất nhiều: Đồng Nai 3 (Lâm Đồng) chỉ 5,5 triệu đồng/người/năm, Sông Tranh 2 là 4,5 triệu đồng/người/năm, Cửa Đạt (Nghệ An), An Khê - KaNak (Gia Lai) chỉ 4,2 triệu đồng/người/năm.
Trong khi tỉ lệ hộ nghèo bình quân cả nước năm 2012 là 10% thì tỉ lệ này ở các khu tái định cư là 36,6%. Cá biệt, dự án thủy điện Hòa Bình có tỉ lệ hộ nghèo là 39%, Khe Bố và Đồng Nai 3 hơn 60% , Bản Vẽ gần 90% và thủy điện Tà Cọ là 100%.
Để khắc phục tình trạng trên, Bộ NN-PTNT kiến nghị QH thành lập quỹ hỗ trợ đầu tư sau tái định cư bằng việc trích một khoản thu nhất định từ thu nhập bán điện của nhà máy (được tính vào giá thành bán điện) nhằm gắn trách nhiệm giữa chủ đầu tư - địa phương - người dân. Đồng thời, sử dụng một phần thuế dành cho địa phương để xây dựng vùng tái định cư và bảo vệ môi trường sinh thái.

Ban đầu hứa “ngon” lắm!

Tỉnh Phú Yên hiện có 3 thủy điện đang hoạt động là Sông Ba Hạ, Sông Hinh và Krông H’năng. Để đổi lấy 344 MW công suất máy của 3 nhà máy thủy điện trên là hơn 2.600 ha đất của 2 huyện Sông Hinh và Sơn Hòa. Kết quả là người dân đói nghèo phải phá rừng làm rẫy để kiếm cái ăn. Theo ông Đặng Đình Toại, Chủ tịch UBND huyện Sông Hinh, có gần 600 hộ dân trong 11 khu tái định cư thủy điện trên địa bàn huyện. 99% trong số này là hộ nghèo và cận nghèo. Đời sống của những hộ này rất khó khăn vì thiếu đất sản xuất nhưng quỹ đất của huyện cũng không còn.

Tỉ lệ hộ nghèo của người dân tái định cư vì thủy điện ở Sơn Hòa là 36%. “Lúc xây dựng thủy điện, chủ đầu tư hứa “ngon” lắm, bảo rằng đời sống người dân sẽ phát triển nhờ thủy điện. Đã hơn 10 năm, nhà máy thủy điện đã hoạt động rồi nhưng lợi không thấy đâu, chỉ thấy dân mình ngày càng nghèo hơn” - ông Lê Thanh Lai, Phó chủ tịch UBND huyện Sơn Hòa, xót xa.
H.Ánh

THU SƯƠNG

Nước mắt của rừng, nước mắt môi trường, nước mắt của "Mẹ"?!

Nước mắt của rừng ( Phần 3 )

SCT- Thủy điện Thượng Kon Tum xẻ "trái tim" VQG Yordon, qua mặt QH và lách luật thành công. Thế còn thủy điện Đồng Nai 6 và 6A xẻ "trái tim: VQG Cát Tiên sẽ thành công hay công còn phải đợi?! Thời gian sẽ là câu trả lời, vấn đề là thời gian và áp lực công luận, áp lực QH. 
Từ những cánh rừng hấp hối
24/04/2013 10:29 (GMT + 7)
TTCT – Rừng Tây nguyên đang biến mất dần bởi tác động của con người, đặc biệt là các dự án thủy điện quy mô lớn. Công trình thủy điện Thượng Kon Tum và mới đây là dự án thủy điện buôn Đrăng Phốk là hai minh chứng.
Một khu rừng khộp tuyệt đẹp trong vùng lõi vườn quốc gia Yok Đôn – Ảnh: Thái Bá Dũng

Tính đến đầu tháng 4-2013, công trình thủy điện Thượng Kon Tum (do Công ty cổ phần thủy điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh làm chủ đầu tư) đã đi vào giai đoạn thi công ồ ạt các hạng mục. Nhưng trên giấy tờ, thủ tục chuyển đổi diện tích rừng bị ảnh hưởng vẫn chưa được hoàn tất.
Chuyển đổi hàng trăm hecta rừng phòng hộ
“Rừng ở khu vực dự kiến xây dựng nhà máy hiện là nơi gần như rất ít có sự tác động của con người, hệ sinh thái động thực vật và gỗ quý rất giàu có, nếu vì thủy điện mà phá bỏ thì không bao giờ có thể lấy lại được. Hơn nữa, chúng tôi cũng chưa biết sẽ phải giữ rừng bằng cách nào khi mà trong khu vực cấm bỗng nhiên một ngày nào đó từng đoàn người kéo vào, rồi máy móc, xe cộ ủi rừng vào ra liên tục, lâm sản, thú quý làm sao có thể kiểm soát hết được?”.
Ông Vũ Thanh Sơn (trạm trưởng trạm kiểm lâm số 9, quản lý rừng tại nơi dự kiến triển khai dự án thủy điện buôn Đrăng Phốk ở VQG Yok Đôn)
Khu rừng nguyên sinh nằm ở nơi cao nhất của tỉnh Kon Tum thuộc địa bàn huyện Kon Plông, với hệ sinh thái dày đặc, vốn ít có sự tác động của con người nay trở nên náo nhiệt. Cuối tháng 3-2013, có mặt tại công trường thủy điện dự kiến có công suất 220MW này, không khó để chúng tôi nhìn thấy không khí thi công khẩn trương.
Tại khu vực đường hầm dẫn dòng nước chuyển dòng sông Đắk Snghé vượt 17km để xuyên lòng núi qua chi lưu sông Trà Khúc (Quảng Ngãi), rất nhiều khu rừng thông và các khu rừng sản xuất đã được san ủi để nhường đất cho dự án. Tại đây có 194 công nhân người nước ngoài (trong đó 192 công nhân quốc tịch Trung Quốc) đang làm việc. Cách đó không xa, những ngôi làng lâu đời của người dân tộc Ba Na đang sống những ngày cuối cùng trước khi ngập chìm trong biển nước.
Xuôi theo tuyến đường dẫn vào vị trí xây dựng đường hầm, cán bộ ban đền bù giải phóng mặt bằng chỉ cho chúng tôi thấy các khu vực rừng sẽ bị nhấn chìm trong nay mai. Tương tự, tại khu vực xây dựng phần thân đập ngăn nước, hàng chục hecta rừng dày cũng đã được san ủi để đào đất, nén ủi và đắp các hạng mục đập.
Ông Nguyễn Thanh Cao, chủ tịch Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật tỉnh Kon Tum, cho biết đến nay huyện Kon Plông là nơi còn nhiều rừng thuộc dạng dày, giàu nhất tỉnh, nằm ở vị trí cao nhất nên có vai trò giữ nước, điều hòa môi trường cho vùng hạ du sông Đắk Snghé.
Đánh giá về hiện trạng rừng chịu ảnh hưởng của dự án, ông Nguyễn Kim Phương, phó giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Kon Tum, cho rằng các khu rừng này có giá trị lớn về mặt sinh thái và môi trường, các khu rừng phòng hộ chịu ảnh hưởng bởi thủy điện có tuổi đời hàng chục năm. Hiện nay, các khu rừng này được bàn giao cho Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Kon Plông và ban quản lý rừng phòng hộ Thạch Nham quản lý.
Chủ đầu tư “linh động đi trước”
Trong lúc thủ tục chuyển đổi còn đang chờ trình lên Chính phủ để đưa ra lấy ý kiến ở Quốc hội, nhà thầu đã triển khai xây dựng các hạng mục. Nhiều lần chủ đầu tư đã “linh động đi trước” để đẩy nhanh tiến độ khi các thủ tục pháp lý chưa được hoàn tất. Ngay từ thời điểm tháng 8-2012, khi kiểm tra hai hạng mục gồm đường nối vào cửa nhận nước và phần đường tránh ngập, Chi cục Lâm nghiệp tỉnh Kon Tum phát hiện một phần diện tích rừng phòng hộ lẫn rừng sản xuất đã bị san ủi mà chưa được phép.
Tính đến đầu tháng 4-2013, ông Phương cho biết thủ tục chuyển đổi rừng phòng hộ vẫn chưa được trình ra Quốc hội, trong khi thực tế dự án đã được triển khai một khối lượng khá lớn ở các hạng mục như đường hầm dẫn nước, đập dâng… trong tổng vốn đầu tư hơn 6.000 tỉ đồng, theo thông tin của ông Lương Công Lũy, trưởng ban quản lý dự án. Câu hỏi được đặt ra là nếu việc chuyển đổi trên 380ha rừng phòng hộ này không được Quốc hội đồng ý thì liệu dự án có bị đình chỉ? Việc nhà đầu tư rót một số tiền lớn cho thi công có phải đưa các cấp chính quyền vào thế đã rồi?
Về vấn đề này, ông Phương cho rằng dự án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và được Bộ Tài nguyên – môi trường phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường. Việc lấy ý kiến ở Quốc hội – theo ông Phương – là do quá trình triển khai đã có một số thay đổi thủ tục liên quan rừng phòng hộ nên cần bổ sung. “Việc cho hay không là quyền của Quốc hội” – ông Phương nói.
“Khoét” vườn quốc gia làm thủy điện
Trong lúc nhiều dự án thủy điện ảnh hưởng đến rừng đang nhùng nhằng như thế, mới đây có thêm một dự án sẽ được triển khai tại vườn quốc gia (VQG) Yok Đôn (huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk): công trình thủy điện Đrăng Phốk (công suất 26MW) do Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng và ứng dụng công nghệ mới (Tecco, TP.HCM) đầu tư.
VQG Yok Đôn là nơi có diện tích lớn và đặc trưng dạng rừng khộp. Từ trung tâm VQG này xuôi theo đường đất khoảng 40km sẽ tới vị trí nhà máy đặt ở cuối sông Sêrêpốk, đoạn giáp ranh với biên giới Campuchia. Theo tính toán của các đơn vị liên quan, để xây dựng thủy điện Đrăng Phốk sẽ có gần 53ha rừng đặc dụng tại các tiểu khu 430, 431 và 451 thuộc VQG Yok Đôn bị đốn hạ, chiếm dụng vĩnh viễn (hiện chủ đầu tư đã xin điều chỉnh xuống còn 49,88ha) và 10ha bị chiếm dụng tạm thời.
Các cán bộ kiểm lâm VQG Yok Đôn cho biết mặc dù là rừng khoanh nuôi tái sinh, nhưng rừng ở đây vẫn còn rất nhiều loài gỗ quý như giáng hương, cẩm lai…, có những thân cây đường kính gần 1m. Phân khu dự kiến xây dựng thủy điện được đánh giá là một trong những nơi yên tĩnh hiếm hoi còn lại thuộc vùng lõi của VQG.
Ông Trần Văn Thành, quyền giám đốc VQG Yok Đôn, cho rằng việc đặt một nhà máy ở “trái tim” của VQG sẽ làm tan vỡ cấu trúc nguyên vẹn vốn có. Cùng với tất cả nhân viên giữ rừng tại đây, ông kiên quyết phản đối dự án.
Ông Thành giải thích: “Đánh giá tác động đối với vườn khi xây dựng nhà máy thủy điện phải đứng trên quan điểm bảo tồn. Không nên dựa vào mấy cây gỗ quý có trên diện tích rừng mà khẳng định rừng đó giàu hay nghèo, cần đánh giá tác động các quần xã, hệ động thực vật có mặt trên khu vực đó… Theo tôi, những ý kiến khẳng định vùng lõi dự kiến đặt thủy điện là rừng nghèo, ít tác động đến môi trường khi đặt nhà máy thủy điện là thiếu thực tế và thiếu trách nhiệm…”.
Trước phản ứng của dư luận, ông Võ Thanh, giám đốc Sở Công thương Đắk Lắk, cho biết: “Hiện nay dự án đang hoàn tất thủ tục đánh giá tác động môi trường để xin ý kiến Bộ Tài nguyên – môi trường, như vậy dự án vẫn còn nằm trên giấy. Chúng ta đưa ra như thế nhưng cũng còn cân nhắc, được thì ta làm, mà nếu hại quá thì dừng”.
Từ 53ha điều chỉnh xuống còn 49,88ha
Ông Trần Hải Minh, tổng giám đốc Tecco, cho biết dự án đang chờ đánh giá tác động môi trường thì cơ quan thẩm quyền mới duyệt thiết kế cơ sở. Dự án chưa lấy ý kiến của VQG Yok Đôn và các cơ quan liên quan, cũng chưa lấy ý kiến Ủy ban sông Mekong Việt Nam theo yêu cầu của Bộ Công thương.
Khi được hỏi lý do vì sao vào tháng 5-2012 Tecco đề nghị điều chỉnh diện tích đất rừng VQG Yok Đôn xin chuyển đổi vĩnh viễn từ 53ha còn 49,88ha (từ 50ha trở lên đối với diện tích đất VQG thì phải đưa ra Quốc hội xem xét), ông Minh cho rằng đó là kết quả của thiết kế chi tiết lại.
Còn về câu hỏi vì sao dự án đã có chủ trương thực hiện từ năm 2007-2008 nhưng đến nay vẫn chưa xong phần thủ tục, kể cả đánh giá tác động môi trường, ông Minh giải thích: “Vì liên quan đến kiểm đếm rừng, lại có nhiều ý kiến phức tạp và giai đoạn này tài chính cũng đang khó. Tổng vốn đầu tư dự kiến khoảng 800 tỉ đồng. Ngân hàng Việt – Nga đã đồng ý tài trợ nhưng bảo phải chờ thêm một chút nữa”.

Ngày 29-6-2006 Quốc hội khóa XI đã ban hành nghị quyết 66 về dự án, công trình quan trọng quốc gia trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư (có hiệu lực từ ngày 1-10-2006). Theo đó, dự án đầu tư sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất rừng phòng hộ đầu nguồn từ 200ha trở lên phải trình Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương đầu tư.
Ngày 1-11-2006, Thủ tướng Chính phủ có văn bản cho phép đầu tư dự án thủy điện Thượng Kon Tum với công suất lắp máy khoảng 240MW (sau này chủ đầu tư điều chỉnh còn 220MW). Tại văn bản này, Thủ tướng yêu cầu chủ đầu tư (Công ty cổ phần thủy điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh) tiếp thu ý kiến của các bộ, ngành và địa phương liên quan tiến hành lập dự án đầu tư xây dựng công trình, tổ chức thẩm định, quyết định đầu tư và triển khai thực hiện dự án theo quy định hiện hành.
Đến ngày 19-6-2010, Quốc hội khóa XII ban hành nghị quyết 49 (thay thế nghị quyết 66 trước đó) về dự án, công trình quan trọng quốc gia trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư. Theo đó, dự án, công trình sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất rừng phòng hộ đầu nguồn từ 50ha trở lên phải trình Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương đầu tư.
Tuy nhiên, sau khi dự án thủy điện Thượng Kon Tum khởi công (cuối tháng 9-2009), xây dựng rầm rộ, đầu tháng 10-2012 UBND tỉnh Kon Tum có văn bản gửi các cơ quan chức năng xin chủ trương chuyển mục đích sử dụng đất lúa nước (68,78ha), đất rừng phòng hộ (382,29ha) xây dựng thủy điện này. Phúc đáp UBND tỉnh bằng văn bản ngày 4-1-2013, Bộ NN&PTNT nêu rõ: dự án đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép đầu tư tại công văn liên quan (đầu tháng 11-2006 và cuối tháng 6-2009).
Từ đó đến nay (tháng 12-2012), một số quy định liên quan đến triển khai thực hiện dự án đã được ban hành. Riêng việc chuyển đổi đất rừng phòng hộ, Bộ NN&PTNT cho rằng phải thực hiện theo quy định tại nghị quyết 49 của Quốc hội, theo đó chuyển đổi rừng phòng hộ đầu nguồn từ 50ha trở lên cần báo cáo Quốc hội.
Trong khi đó, Công ty cổ phần thủy điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh cho biết đến thời điểm báo cáo gần đây nhất (đầu tháng 1-2013) mới chuyển đổi mục đích sử dụng và cấp đất xây dựng được 380ha (đất lâm nghiệp 162ha, đất nông nghiệp 218ha) trên tổng số 932ha diện tích chiếm đất của toàn bộ dự án (trong đó theo Bộ NN&PTNT, diện tích rừng phòng hộ đầu nguồn mà tỉnh Kon Tum đề nghị chuyển đổi là 382,29ha). Phần diện tích đất khu vực lòng hồ chưa được chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
QUỐC THANH – Đ.T.DUY – T.B.DŨNG

Chỉ mới “xuống phố” được một thời gian nhưng nhiều nữ sinh vùng cao đã làm nhiều người sửng sốt khi lột xác hoàn toàn và thậm chí, cả năm không muốn về nơi “chôn nhau cắt rốn” nữa vì chê quê nghèo…

Sơn nữ tiêu tiền “đô” và “chém” tiếng Anh như gió
Lang thang trên mạng xã hội, tôi chợt bắt gặp một dòng tâm sự của một sinh viên trường đại học Hà Nội: “Thật ra, mình không nghĩ là mình được sinh ra ở nơi “đồi gió hú” ấy, sau những tháng ngày rong ruổi ở vũ trường, quán bar thấy quê hương thật tẻ nhạt. Về quê, 20h tối đã tắt điện đi ngủ hết, không đèn đường, không có gì giải trí, với mình, Hà Nội là nơi tuyệt nhất, có thể đi “bay” cả đêm với đám bạn sành điệu mà không phải áy náy gì… “.
Nhìn kỹ vào “hồ sơ” của cô gái này thì chúng tôi được biết, cô quê ở Điện Biên, mới xuống Hà Nội học được hơn một năm. Dường như, những “sơn nữ” rời quê lên phố học đã lột xác thành dân chơi Hà thành không còn là “của hiếm” nữa.
Ảnh minh họa
Tại một quán bar dành cho Tây trên phố Bảo Khánh, Hoàn Kiếm, Hà Nội, trong tiếng nhạc chát chúa, ánh sáng nhập nhòa là hai cô tiếp viên trong bộ váy “thiếu vải” đang đi rót rượu cho khách. Minh – quản lý quán bar này cho biết: “Hai cô gái này từ Sơn La xuống, học trường trung cấp Kế toán trên Cầu Giấy đấy, nhưng nếu không giới thiệu là từ vùng cao xuống, khó ai có thể nhận ra họ là người dân tộc thiểu số đâu. Mới làm được hai tháng nhưng các cô ấy sành điệu lắm, biết tiêu tiền “đô” và nói tiếng Anh như gió…”.
Thấy chúng tôi muốn tìm hiểu thêm, Minh cho biết, hai cô gái ấy đang “cặp” với hai trai Tây thường xuyên vào quán bar. Những giờ không phải làm trong quán, các cô đi chơi với Tây, vì là Tây “balo” nên cũng không có nhiều tiền, có khi các cô còn phải “bao” lại trai Tây, nhưng “khoản kia” thì không chê vào đâu được”.
Hai cô gái ấy là Chao Thị Sinh và Trần Thị Mận nhưng sau khi xuống phố và vào phục vụ trong quán bar, các cô đổi tên thành Bảo Anh và Hà Giang. Thấy khách đã vãn, Bảo Anh không còn bận việc nữa mà đang ngồi nhìn đôi tình nhân Tây âu yếm trong quán bar, tôi quay ra bắt chuyện. Bảo Anh cho biết, quê cô ở huyện Mường La, tỉnh Sơn La, vì nhà nghèo nên từ năm cấp hai cô đã phải cùng bố mẹ vào làm nương rẫy sau những giờ lên lớp. Đến năm cấp 3, cô đi học nội trú ở trường Dân tộc Nội trú của tỉnh và đỗ vào trung cấp Kế toán cùng Hà Giang. Bảo Anh cho biết: “Vì chưa phải mùa thi nên bọn em học nhàn lắm, ít khi phải đến trường, nếu thầy khó tính thì nhờ bạn cùng lớp điểm danh hộ. Vào làm tại quán bar này rất thích, vì bọn em được tự do trò chuyện với khách, khách ở đây toàn Tây nên “thoáng” lắm, ngoài trả tiền rượu, họ còn cho tiền “típ” phục vụ nữa, có tối em được cả triệu đồng do khách cho riêng”.
Không chỉ bỏ bê học hành, đi cặp với… Tây, nhiều cô gái từ vùng cao xuống Hà Nội học còn coi vũ trường, quán bar chính là “nhà” của mình khi nhập hội cùng với dân chơi Hà thành để “hành xác” bằng những cuộc vui thâu đêm suốt sáng. Để có tiền tiêu xài, nhiều cô gái đã “nhắm mắt” khi tham gia buôn rượu lậu, bán hàng “độc” để đưa vào các vũ trường, nhà hàng để ‘ăn” tiền chênh lệch. Trần Mai Ly (Khoa Kế toán, trường đại học Công Đoàn) cho biết: “Trong lớp em có một bạn người dân tộc Khơ – Mú quê ở Lào Cai, ngày mới xuống Hà Nội đi học, bạn ấy rụt rè lắm, bạn bè cứ trêu là “nói tiếng Kinh chưa sõi” nhưng một năm sau, bạn ấy lột xác hoàn toàn, ăn mặc sành điệu, dùng Iphone đời mới, đi xe ga đắt tiền. Hóa ra bạn ấy theo một người chị họ đi buôn “sex toy” (đồ chơi tình dục – PV) để bán cho dân ở chợ Hàng Chiếu, nghe nói lãi lắm, bây giờ nhìn không ai bảo bạn ấy là người dân tộc”.
Sơn nữ vào Trung tâm thương mại Vincom mua sắm.
Phục vụ casino để nâng tầm… gái quê
Theo lời mời của một cậu bạn, cũng là dân “anh chị” có số má ở Hà thành, tôi “đột nhập” vào một casino “kín” dành cho dân chơi Hà thành trên phố Tây Sơn, Hà Nội. Tại đây, Việt – người bạn tôi cho biết, trong “hộp đêm” này có nhiều sơn nữ phục vụ, vì cùng quê, nên các cô rủ nhau đi “làm thêm” tại đây. Mỗi đêm, làm từ 23h đến 5h sáng, phục vụ rượu, các cô được trả 800.000 – 1.000.000 đồng. Công việc tuyển người vào casino này cũng rất chặt chẽ, phải được người quen giới thiệu các cô mới được vào làm. Hà Thị Mao (SaPa, Lào Cai) cho chúng tôi biết: “Không phải ai cũng đủ “trình” vào làm ở casino này đâu chị ạ. Phải là người kín tiếng, biết giữ bí mật và “chiều” được các đại gia ở đây. Nhà em gần khu du lịch SaPa nên em thường tiếp xúc với khách Tây và các đại gia có tiền nên biết “chất” của họ, nhưng dưới này độ ăn chơi của các đại gia hơn rất nhiều, nói chung, xuống Hà Nội sống em vẫn thấy khác hẳn với ở quê…”.
Việt rỉ tai tôi, dù đang là sinh viên cao đẳng Du lịch, nhưng Mao và hai cô bạn cùng quê là khách hàng thường xuyên của các trung tâm mua sắm cao cấp như Vincom, Parkson, Tràng Tiền… Mỗi tháng một lần các cô bay sang Singapore, Hong Kong để du lịch, và những chuyến đi này là thường đi kèm với đại gia. Việt tếu táo: “Các cô sơn nữ này cho rằng, việc cặp với đại gia và phục vụ trong casino này chính là cách để nâng tầm… gái quê. Việc làm “gà cắp nách” cho các đại gia các cô ấy giấu gia đình, có cô còn “cáo” đến mức, có người yêu rồi nhưng vẫn cặp với một người bằng tuổi bố mình để có tiền tiêu xài, nói chung sơn nữ mà đã ăn chơi thì chẳng kém gì ai đâu…”.
Chúng tôi gặp Thào Thị My (Yên Bái) khi cô đang cùng bạn trai mua sắm ở Trung tâm thương mại Tràng Tiền. My cho biết, đêm qua cô và mấy người bạn nữa sang một vũ trường ở Gia Lâm để “bay”, do vô ý đã làm rượu đổ hết lên quần áo, nên hôm nay đến đây để sắm đồ. Quần áo ở khu mua sắm này toàn tiền triệu, nhưng My “phẩy tay”. Nhìn những nét dạn dĩ trên khuôn mặt My, không ai nghĩ rằng cô đã từng là một cô gái hiền lành, chân chất. Đã hai năm nay, My không về Yên Bái, tết cô cùng bạn trai quê Ninh Bình – là một thiếu gia của ông chủ bất động sản gần chùa Bái Đính, đi Thái Lan để đón tết. Theo My, về quê không có gì thú vị cả, đường từ thành phố Yên Bái về nhà cô gần 80km, đồi dốc hoang vu, chỉ thỉnh thoảng cô gọi điện về quê là được rồi. Có lẽ với những cô gái bất ngờ “lột xác” thành dân chơi như My, mọi cám dỗ từ đồng tiền đều có sức hút lớn.
“Dính bẫy”Tuy nhiên, chính sự lột xác “thần tốc” mà chưa có sự trải nghiệm nên nhiều cô gái đã bị “dính bẫy” khi trở thành dân chơi. Tại bệnh viện Tâm thần Ban ngày Mai Hương, các bác sĩ còn truyền tai nhau về câu chuyện một nữ sinh vùng cao người Dao tên là Sèo A Mẩy, sau khi nhập vào với hội dân chơi Hà thành, cô ngày đêm lao vào những cuộc chơi không có điểm dừng, thường xuyên dùng thuốc lắc, vào quán bar, vũ trường hàng đêm và dùng cỏ thơm, “đập đá” như cơm bữa… Do lạm dụng quá nhiều chất kích thích nên A Mẩy đã bị rối loạn thần kinh, không làm chủ được hành động của mình nên bạn bè đã phải đưa cô vào điều trị ở khoa Thần kinh.
Lạc Thành

Rừng khóc và đợi đó!

Lý Nhã Kỳ và Nạn Phá Rừng

Lý Nhã Kỳ và Nạn Phá Rừng..
BLOG NGÀY THỨ HAI 27 MAY 2013 CỦA ALAN PHAN
Tuần rồi anh bạn Nick Vujicic đến Việt Nam đem theo một cơn lốc về truyền thông khá vĩ đại.
Ngoài chuyện được xe mô tô của công an hộ tống, tiếp rước như một nguyên thủ quốc gia, anh
chàng Nick còn là tin nóng hàng ngày trong suốt thời gian lưu trú, bao phủ bởi 700 tờ báo lề
phải, cả trăm blog lề trái và các đài TV, radio…Chắc chắn là ngôi sao anh đã sáng rực từ Saigon
đến Hà Nội, hơn cả các Hội Nghị Trung Ương hay các lễ hội truyền thống quốc gia.
Có lẽ vì đó anh cũng gây nên nhiều ganh tị. Tôi không biết gì về anh, chưa đọc sách của anh, nên
không có bình luận gì ngoài sự công nhận tài năng PR tuyệt đỉnh của anh. Tôi cũng không suy
nghĩ nhiều về việc nhà tài trợ bỏ ra gần 2 triệu đô la cho chương trình PR này. Đó là một công ty
tư nhân; họ muốn xài tiền cách nào cho mục đích kinh doanh nào thì xài, không gì để thắc mắc.
Nhưng đọc qua các thành quả của Nick, nhất là việc anh kiếm trung bình hơn 15 triệu đô la mỗi
năm trong 3 năm qua, thì anh đã xác nhận điều tôi lập đi lập lại với các bạn trẻ:
“Cơ bắp có thể kiếm tối đa 20 đô la mỗi giờ ở Mỹ; nhưng trí tuệ thì vô giới hạn”. Một người
khuyết tật không chân tay, lợi dụng điểm yếu của mình để chinh phục thế giới, kiếm tiền qua khả
năng PR sáng tạo…Nick là một thành công về tiếp thị đáng trân trọng và cấn phân tích để lĩnh
hội đầy đủ các bài học cho mọi nhà quản lý.
Một thiên tài khác về PR là cô Lý Nhã Kỳ. Tôi cũng không biết gì về cá nhân cô này nên cũng
không có bình luận gì ngoài những kỹ năng tôi quan sát qua các tít lớn trên mạng truyền thông.
Chuyện cô vào buồng lái của Việt Nam Airlines chụp hình với các bạn phi công cũng tạo nên
cơn sốt PR “khủng”. Một chuyên viên về truyền thông ước tính là sự kiện này phủ sóng đến hơn
8 triệu người và giá trị quảng cáo có thể lên đến 3 triệu đô la về hiệu quả. Wow.
Để các bạn dễ so sánh, tôi xin đem bài viết mới nhất của tôi “Global Witness và Nước Mắt Môi
Trường” đăng trên báo Saigon Tiếp Thị chúa nhật rồi. Theo ước tính, có khoảng 6 ngàn người
đọc bài này. Cho nên về mặt PR, so với cô Lý Nhã Kỳ, tôi thực sự là một cậu sinh viên đòi dạy
toán cho G/S Ngô Bảo Châu (không biết tôi có khả năng dậy toán cho cô Lý Kỳ không nhỉ, chắc
chắn là thú vị hơn GS Châu nhiều).
Có lẽ vấn đề nằm ở chỗ tôi quá nghiêm túc khi nói về sự mất mát hơn 100 tỷ USD vì nạn phá
rừng và hủy hoại buồng phổi của quốc gia, trong khi cô Lý Nhã Kỳ chỉ muốn…(thực tình không
ai biết cô muốn gì ngoài các món hàng hiệu hơn chục tỷ mỗi thứ…).
Trong một nền kinh tế thị trường, người tiêu dùng quyết định sản phẩm hay dịch vụ mình muốn
mua. Theo đúng nhu cầu của họ về mọi chỉ tiêu, chúng ta sẽ có những khách hàng trung thành,
dù món hàng có thể độc hại hay kém chất lượng. Muốn biết rõ nhu cầu, phải làm nên một profile
tổng quát (chân dung và lý lịch) của những khách hàng trong tầm nhắm này. Sự đam mê các
bộ phim Hàn Quốc và Trung Quốc chiếu mỗi ngày trên TV cũng nói lên khá nhiều cá tính của
profile.
Nhìn qua những khách hàng của Nick Vujicic và Lý Nhã Kỳ, tôi chắc chắn là cá nhân mình, hay
những đề tài mình truyền bá, không có cửa cạnh tranh nào. Cho nên bỏ qua những ồn ào về nhân
quyền hay dân chủ, tôi thấy phần lớn khách hàng vẫn rất ưa thích những món hàng hiện đang bán
chạy và mọi thay đổi về sản phẩm hay sở thích có lẽ phải mất nhiều thập niên nữa.
Rừng chắc phải đợi.
Alan Phan

Hưởng ứng Ngày Môi trường Thế giới

Ngành giáo dục hưởng ứng Ngày Môi trường Thế giới31/05/2013, 06:19:39 AM (GMT+7)

(Vfej.vn)-Hưởng ứng Ngày Môi trường Thế giới (5/6/2013), Bộ Giáo dục&Đào tạo tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức cho tuổi trẻ Bộ về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

Thực hiện kế hoạch số 12KH/ĐTNK ngày 16/5/2013 của Ban Thường vụ Đoàn Khối các cơ quan trung ương về việc “Tổ chức chiến dịch thanh niên tình nguyện hè 2013” và Chương trình công tác năm 2013 của Đoàn Thanh niên Bộ, Ban Chấp hành Đoàn Bộ xây dựng kế hoạch phối hợp với Vụ Khoa học Công nghệ&Môi trường tổ chức lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Môi trường Thế giới, Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2013 vào chiều 5/6 nhằm tuyên truyền, phát động phong trào bảo vệ môi trường đến toàn thể các cơ sở đoàn trực thuộc và từng đoàn viên thanh niên Bộ Giáo dục&Đào tạo.
Nâng cao nhận thức cho tuổi trẻ Bộ về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững; về tầm quan trọng của biển và hải đảo đối với sự phát triển kinh tế - xã hội cũng như đối với an ninh quốc phòng của đất nước.
Bám sát chủ đề Ngày Môi trường Thế giới 5/6/2013 được Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) lựa chọn là “Hãy nghĩ về môi trường trước khi tiêu thụ thực phẩm” (Think.Eat.Save), khuyến khích đoàn viên thanh niên hãy chú ý hơn đến những ảnh hưởng tới môi trường từ việc lựa chọn thực phẩm, tránh lãng phí thực phẩm và lựa chọn những loại thực phẩm ít ảnh hưởng đến môi trường.
Xây dựng ý thức bảo vệ môi trường xung quanh, môi trường làm việc trong cơ quan và tại gia đình mỗi đoàn viên, thanh niên.
Các nội dung phát động bảo vệ môi trường như xây dựng mô hình điểm về bảo vệ môi trường; tiết kiệm nước, điện, giấy in; tăng cường sử dụng văn bản điện tử trong việc chuyển công văn; tái sử dụng các đồ vật, phương tiện làm việc cũ, giấy in hỏng; tắt các thiết bị điện, điều hòa khi đi ra khỏi phòng; hạn chế sử dụng điện tại cơ quan cũng như ở gia đình; không đun nấu trong cơ quan; tiết kiệm lương thực, thực phẩm tại gia đình; không lấy thừa khẩu phần ăn.

Thơ Bảo Vệ Môi Trường

Lời bài thơ Bảo Vệ Môi Trường


Trở về nguyên thủy dòng sông

Phù sa nặng hạt mênh mông cánh đồng

Ngô khoai sắn lúa ….gieo trồng

Xanh xanh tươi tốt tôi thầm ước ao


Dòng sông hiện tại ra sao

Bao mùa nước lũ tràn vào làng quê

Trẻ, già, trai, gái đắp đê

Bao đêm thức trắng tái tê tâm hồn


Dòng sông đỏ nặng phù sa

Vẫn dòng sông ấy…toàn là rác thôi

Động vật chết, xác nổi trôi

Con người sinh sống…và rồi phá tan


Một màu đem kịt, đen ngòm

Sinh vật chết đứng chẳng còn thở than

Mỗi mùa nước lũ tràn sang

Mang theo tất cả hoang mang con người


Nhìn dòng sông chảy giữa đời

Thi nhân đau đớn, khóc cười …đắng cay

Hãy cùng góp sức chung tay

Vì hệ sinh thái vì ngày tương lai

Sáng tác: Lê Thế Thành

Quản lý rừng thành kẻ phá rừng!

Bắt giam Phó trưởng Ban quản lý dự án phát triển rừng để mất 70 ha rừng



ThienNhien.Net - Sáng 28/5, cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Đác Nông đã ra quyết định khởi tố, bắt tạm giam bị can Chu Văn Lam, sinh năm 1987, là Phó trưởng Ban quản lý dự án bảo vệ phát triển rừng thuộc Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Kiến Trúc Mới (gọi tắt là Công ty Kiến Trúc Mới), trụ sở tại xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức, về hành vi hủy hoại rừng.
Theo kết quả điều tra, năm 2009, Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Kiến Trúc Mới được UBND tỉnh Đác Nông giao 1.678 ha đất để thực hiện dự án sản xuất nông-lâm nghiệp, bảo vệ và phát triển rừng tại các Tiểu khu 1528, 1534 thuộc địa giới hành chính xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức.
Sau khi được cho thuê đất, Công ty Kiến Trúc Mới đã tiến hành làm các thủ tục xin cấp phép khai hoang nhưng không được phê duyệt do thiếu quyết định phê duyệt báo cáo tác động môi trường.
Mặc dù vậy, Công ty Kiến Trúc Mới vẫn hợp đồng với Công ty Vinh Hiển triển khai thực hiện dự án khai hoang sản xuất nông-lâm nghiệp. Theo đó Công ty Kiến Trúc Mới đã giao cho Chu Văn Lam, Phó trưởng Ban quản lý dự án bảo vệ rừng trực tiếp đứng ra giám sát và xác định vị trí thực địa khai hoang để công ty Vinh Hiển tiến hành san ủi đất khai hoang trái phép.
Theo xác định của cơ quan Công an, tổng diện tích rừng thiệt hại từ việc làm tắc trách này của Chu Văn Lam và Công ty Kiến Trúc mới là 70 ha, trong đó có 38 ha thuộc diện tích đất rừng khoanh nuôi bảo vệ, cấm khai thác….
Hiện cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Đác Nông đang tiếp tục điều tra làm rõ vụ việc.
Theo Hoài Thương/Nhân Dân, 28/05/2013

Không nhận thức rõ thực trạng thì không thể có giải pháp chuẩn! (Hãy ngồi thật yên để nhìn rõ quê hương và ngẫm lại mình, để biết rõ được 4 sự thật)!

Báo cáo sai, giải pháp khó trúng

Thứ Sáu, 31/05/2013 00:08

(NLĐO) Nhiều đại biểu cho rằng Chính phủ luôn xem nông nghiệp là “cứu tinh” của nền kinh tế nhưng trên thực tế nhiều chính sách chưa đến được với nông dân

Ngày 30-5, Quốc hội (QH) dành trọn 1 ngày để thảo luận tại hội trường về tình hình kinh tế - xã hội.
Với lối nói nhẹ nhàng nhưng đầy hình ảnh, đại biểu (ĐB) Nguyễn Văn Hiến (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) dẫn hàng loạt số liệu của báo cáo Chính phủ mà ông cho rằng “thiên về tô hồng, nặng thành tích”, không thuyết phục cử tri, gây nghi ngờ cho các ĐB, chẳng hạn về nợ xấu với hàng loạt con số khác nhau thì đâu là số liệu chính xác?
Số liệu chưa thật chính xác!
Cùng hoài nghi, ĐB Lê Thị Nguyệt (tỉnh Vĩnh Phúc) nói thẳng: “Chỉ tiêu giải quyết việc làm năm 2012, số liệu của Tổng cục Thống kê nêu 1,347 triệu việc làm mới, còn Chính phủ báo cáo là 1,52 triệu lao động được giải quyết việc làm. Sao chênh lệch như vậy?”. ĐB Huỳnh Văn Tiếp (TP Cần Thơ) nhận xét độ tin cậy của các số liệu này rất thấp dẫn đến không thể dự báo chính xác các xu hướng, không thể đưa ra các quyết sách, giải pháp đúng và sẽ gặp nhiều rủi ro.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh thừa nhận rằng về cơ bản số liệu của chúng ta hiện nay có độ chính xác chưa cao.
Theo Tổng cục Thống kê, năm 2012 có 1,347 triệu việc làm mới. Số liệu này khiến nhiều đại biểu Quốc hội
hoài nghi vì chênh lệch khá lớn so với báo cáo của Chính phủ Ảnh: TẤN THẠNH
Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Phạm Thị Hải Chuyền giải thích sở dĩ có 50.000 doanh nghiệp ngừng hoạt động, phá sản trong thời gian qua nhưng số người có việc làm mới tăng là do cách tính thất nghiệp ở Việt Nam rất khác so với các nước, vì khi người lao động mất việc ở thành phố thì họ về nông thôn vẫn có việc làm. Ngoài ra, cơ quan thống kê chỉ lấy số lao động năm 2012 trừ đi số liệu của năm 2011 nên ra con số 1,3 triệu việc làm mới; còn ngành lao động tính cả số việc làm thay thế từ 120.000 người nghỉ hưu và 80.000 người đi xuất khẩu nên con số có được lên tới 1,52 triệu việc làm mới.
Mắc nợ nông dân
Nhiều ĐB cho rằng Chính phủ luôn xem nông nghiệp là “cứu tinh” của nền kinh tế nhưng trên thực tế nhiều chính sách chưa đến được với nông dân.
ĐB Trần Quốc Tuấn (tỉnh Trà Vinh) dẫn thống kê tại 13 tỉnh ĐBSCL có khoảng 4 triệu hộ nông dân trồng lúa, nếu tính trung bình một hộ 4,4 nhân khẩu thì dù có giữ lại 30% lợi nhuận từ làm lúa song thu nhập của nông dân chỉ đạt 3,8 triệu đồng/người/năm; khoảng 230 USD/người/năm hoặc là 316.250 đồng/người/tháng, dưới cả ngưỡng nghèo hiện nay là 400.000 đồng/người/tháng.
ĐB Trương Minh Hoàng (tỉnh Cà Mau) bày tỏ: “Khi tiếp xúc cử tri, vấn đề làm chúng tôi khó trả lời nhất là sự hỗ trợ có thực sự đến nông dân chưa? Và nếu đến thì tỉ lệ bao nhiêu phần trăm?”.
Giải đáp những bức xúc của ĐB, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh cho biết năm 2013, ngân sách đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn là 131.000 tỉ đồng (tăng 2,5 lần so với năm 2009) trong bối cảnh nền kinh tế hết sức khó khăn, như vậy là cố gắng rất lớn của Nhà nước; mức tín dụng cho khu vực này cũng tăng so với dự nợ tín dụng chung qua mỗi năm; lãi suất bình quân cho vay lĩnh vực này (từ năm 2011 đến nay) thấp hơn bình quân chung từ 2%-3%. 
Chênh lệch giá cao giúp bình ổn thị trường vàng?
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình cho biết đã cơ cấu lại cho nền kinh tế khoảng 284.000 tỉ đồng, bằng 10% tổng dư nợ tín dụng. Dự kiến, khi Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) đi vào hoạt động, đến cuối năm nay sẽ góp phần xử lý 40.000-70.000 tỉ đồng nợ xấu. Trước đó, vấn đề quản lý thị trường vàng được Ngân hàng Nhà nước báo cáo QH bằng văn bản, khẳng định đã đạt kết quả ban đầu. Về chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới, Thống đốc giải thích chênh lệch giá cao giữ cho giá vàng và thị trường vàng trong nước ổn định trước biến động bất thường của thị trường thế giới...  T.Hà

Thế Dũng

Quy hoạch điện VII (QĐ 1208, tháng 7-2011) không phù hợp với Nghị quyết 49 của QH được ban hành vào tháng 6-2010?!

Tiếp tục kiến nghị dừng dự án thủy điện Đồng Nai 6, 6A

Thứ Sáu, 31/05/2013 00:08

Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng khẳng định nếu thấy ảnh hưởng lớn đến môi trường thì đề nghị không triển khai xây dựng thủy điện Đồng Nai 6 và Đồng Nai 6A

Ngày 30-5, tại phiên Quốc hội thảo luận về kinh tế - xã hội, Phó trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Đồng Nai Trương Văn Vở phát biểu: “Một lần nữa, tôi kiến nghị Thủ tướng Chính phủ quan tâm xem xét và cho dừng triển khai, loại khỏi quy hoạch phát triển điện lực giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn 2030 đối với 2 dự án thủy điện Đồng Nai 6 và Đồng Nai 6A”.
Xem lại cơ sở pháp lý
Lý giải đề nghị của mình, ĐB Vở cho biết 2 dự án này liên quan đến việc chuyển mục đích sử dụng Vườn Quốc gia Cát Tiên trong khi đây là di tích quốc gia đặc biệt đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận; được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) công nhận là khu dự trữ sinh quyển và đang xem xét hồ sơ công nhận di sản thiên nhiên thế giới. ĐB Vở lo ngại diện tích chuyển mục đích sử dụng rừng để xây dựng thủy điện quá lớn (trên 370 ha), trong đó có gần 140 ha “ăn” vào vùng lõi của vườn.
Ủy viên Ủy ban Pháp luật của QH Huỳnh Ngọc Đáng đề nghị nên thận trọng xem xét trước khi cho phép đầu tư thủy điện Đồng Nai 6 và 6A
Chưa hết, ĐB Vở khẳng định 2 dự án phải được xem xét lại cơ sở pháp lý vì đã được Chính phủ phê duyệt phát triển điện lực quốc gia sơ đồ quy hoạch điện VII bằng Quyết định 1208, tháng 7-2011 nên không phù hợp với Nghị quyết 49 của QH được ban hành vào tháng 6-2010. Ngay sau khi Chính phủ có quyết định sơ đồ quy hoạch điện VII, tỉnh Đồng Nai đã phát hiện 2 dự án này thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị quyết 49. “Nhưng từ kỳ họp thứ nhất (tháng 7-2011) QH khóa XIII tới nay, đã nhiều lần nhiều đoàn ĐBQH, nhiều ĐBQH, chính quyền địa phương ở các tỉnh phía Nam có kiến nghị dừng dự án nhưng chưa được xem xét giải quyết” - ĐB Vở bức xúc.
Chưa phê duyệt
Đồng tình, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Dương, Ủy viên Ủy ban Pháp luật của QH, ông Huỳnh Ngọc Đáng, nêu: “Dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A có tác động đến môi trường. Tỉnh ủy, HĐND, UBND nhiều địa phương, nhiều nhà khoa học kịch liệt lên tiếng phản đối thì bộ, ngành chức năng nên thận trọng xem xét trước khi cho phép đầu tư dù dự án có nằm trong quy hoạch. Nhiều nơi đang đau đầu và khổ sở hết sức vì các thủy điện vừa và nhỏ. Sự thật nhãn tiền đó cần được nghiêm túc lưu ý”.
Trước chất vấn của 2 vị phó trưởng đoàn, Phó Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân yêu cầu Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng giải thích. Ông Hoàng khẳng định 2 dự án thủy điện này hiện chưa được phê duyệt và chính vì thế, Chính phủ chưa trình QH. Theo ông Hoàng, báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của dự án đã được chủ đầu tư gửi đến Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét thẩm định theo quy định và chỉ khi nào có ý kiến thẩm định thì chủ đầu tư mới tiến hành các bước tiếp theo. “Tinh thần của chúng tôi là nếu qua xem xét ĐTM, thấy ảnh hưởng lớn đến môi trường thì đề nghị không triển khai” - ông Hoàng khẳng định.

Phải qua nhiều bước
Trả lời Báo Người Lao Động, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Minh Quang cho biết Hội đồng thẩm định ĐTM thủy điện Đồng Nai 6 và 6A đã không đồng ý với bản ĐTM mới đây của Công ty CP Tập đoàn Đức Long Gia Lai (chủ đầu tư 2 dự án) và đã trả lại để bổ sung. Đến nay, doanh nghiệp này vẫn chưa có bản ĐTM chỉnh sửa gửi lại hội đồng thẩm định. Hai dự án này theo quy định phải trình ra QH xem xét theo Nghị quyết 49 của QH nhưng để đến được khâu này còn phải trải qua nhiều bước. T.Dũng

Bài và ảnh: Bảo Trân