[Bài gửi quý vị tham gia HỘI THẢO CÁC KHUYẾN NGHỊ QUÁ TRÌNH RA QUYẾT ĐỊNH
CỦA ỦY BAN THẾ GIỚI VỀ ĐẬP (WCD), ngày 8/11/2012 tại Khách sạn Công Đoàn – 14, Trần Bình Trọng, Hà Nội ]
Ngày 06/11/2012, trên Báo Thanh Niên có bài: "Bất an với nổ mìn
thi công thủy điện" - http://www.thanhnien.com.vn/pages/20121105/bat-an-voi-no-min-thi-cong-thuy-dien.aspx
- có viết:
" Hàng trăm hộ dân ở xã Lâm Sơn, H.Ninh Sơn, Ninh Thuận
đang sống trong cảnh bất an, lo sợ vì nhà cửa rung chuyển, đá bay như mưa mỗi
khi đơn vị thi công nổ mìn phá đá.
Dự án thủy điện Hạ
Sông Pha 1 do Công ty CP thủy điện Hạ Sông Pha làm chủ đầu tư, nằm giữa khu vực
dân cư gồm các thôn: Gòn, Lâm Hòa, Lâm Phú và Lâm Bình, với khoảng 2.000 hộ dân
sinh sống. Từ ngày khởi công (5.2011) đến nay, người dân luôn sống trong bất an
trước tình trạng nổ mìn của đơn vị này".
[Hết trích]
Chúng tôi giật mình xem lại việc nghiên cứu, đánh giá tác
động môi trường do nổ mìn trong Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của
hai Dự án Thủy điện Đồng Nai 6 và 6A do Viện Môi trường và Tài nguyên (IER-VNU),
ĐHQG TPHCM lập thuê cho Công ty Cổ phần Tập đoàn Đức Long Gia Lai.
Nhu cầu thuốc nổ
phục vụ thi công của DA (trang 57):
TT
|
Đường kính lỗ khoan (mm)
|
Khối lượng (tấn)
|
1
|
42
|
44,45
|
2
|
105
|
506,71
|
3
|
Tổng
|
551,16
|
(Nguồn:
DAĐT công trình thuỷ điện Đồng Nai 6, CT CP TĐ Đức Long Gia Lai, 2011)
Đó là chưa tính
lượng thuốc nổ để khai thác hàng triệu mét khối đá - vật liệu chính xây dựng đập
với chỉ tiêu trung bình khoảng 0,4 kg thuốc nổ/m3 đá, nghĩa là cứ
khai thác 1 triệu m3 đá xây dựng phải sử dụng khỏang 400 tấn thuốc nổ.
Thế nhưng, trong ĐTM đánh giá về ảnh hưởng nổ mìn
không nhất quán do thiếu kiến thức chuyên môn sơ đẳng và sao chép rất ngớ ngẩn.
Quá thất vọng!
Xin trích 02
hình 1-1, trang 18 và hình 3-7, trang 179 dưới đây.
Ai cũng có thể nhận thấy:
- Hai hình này
chỉ là 1 bản vẽ.
- Hình 3-7 vẽ Bảng
chú thích đè lên một góc Bảng Ghi chú và Thước tỷ lệ.
- Cắt mấy
khuyên tròn đồng tâm xanh, đỏ, tím vàng
dán đại vào và nói đó là "Phạm vi lan truyền tiếng ồn do nổ mìn" với
các thông số đêxiben (dB) chính xác tới 1% !??
- Các tác giả
không phân biệt được "tâm nổ" và điểm đo tiếng ồn nên chú thích không
ai hiểu nổi.
Chẳng lẽ các thầy
ở một Viện chuyên môn của ĐH QG TP.HCM lại ấu trĩ và liều mạng thế sao? Vấn đề
này không thể đổ lỗi cho "thằng đánh máy" được.
Xin trích tiếp một
số đoạn trong ĐTM này:
---------------------------------------
"Mỏ đá được chọn
để so sánh đối chứng tính toán là khu vực cụm mỏ Tân Cang ở Đồng Nai. Theo kết
quả thu thập về chất lượng không khí tại
khu vực cụm mỏ Tân Cang (có 2 mỏ đang hoạt động là Tân Cang 2 và mỏ của
Công ty cổ phần Xây dựng công trình giao thông 610 (Mỏ Ấp Miễu)), kết quả khảo sát/đo đạc tại 2 mỏ này như sau:
….
Theo
báo cáo kết quả nghiên cứu, đánh giá tác động môi trường tổng hợp hoạt động
khai thác đá xây dựng huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương [Do GS.TS. Hà Quang Hải và
những người khác thực hiện vào tháng 10 năm 2008].
…
Ø
Tiếng ồn do nổ mìn
Theo
kết quả khảo sát tại mỏ đá Tân Đông Hiệp thì tiếng ồn Laq = 130dBA
[Theo “báo cáo kết quả nghiên cứu, đánh giá tác động môi trường tổng hợp hoạt động
khai thác đá xây dựng thuộc huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương và đề xuất các biện
pháp quản lý, khai thác sử dụng hợp lý khoáng sản”, do GS.TS. Hà Quang Hải và
những người khác thực hiện tháng 10 năm 2008]."
[Hết trích]
----------------------------------------------
Như
vậy, việc lấy các thông số của các mỏ đá ở Đồng Nai, Bình Dương để đối chiếu,
làm cơ sở đánh giá tác động môi trường
khi xây dựng thủy điện xâm phạm hàng trăm héc-ta rừng đặc dụng của Vườn Quốc
gia Cát Tiên là rất khiên cưỡng, hoàn toàn khác nhau về các điều kiện địa hình
hiện trạng, thông số kỹ thuật, quy mô… Việc nghiên cứu, viện dẫn kiểu đầu Ngô
mình Sở như trên liệu có cơ sở khoa học và tin cậy được không?
Xin
gửi vài hình ảnh Mỏ Ấp Miễu và Cụm mỏ Tân Đông Hiệp để mọi người xem xét có
tương đồng với lòng sông Đồng Nai ven rừng đặc dụng hay không?
1,
Mỏ đá xây dựng Ấp Miễu, xã Phước Tân, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai, với công suất 1.000.000m3/năm của Công ty Cổ phần Xây dựng Công trình Giao
thông 610 - Tổng Công ty XD công trình
giao thông 6 - Bộ GTVT. Hiện đang khai thác độ sâu - 60 m so với mặt đất. Điều
khiển nổ hoàn toàn bằng kíp vi sai phi điện.
Hình 2: Một máy khoan kiểu BMK-5, đang khoan lỗ mìn đường kính d = 105 mm
tại mức -50 m so
với mặt đất (phát sinh rất nhiều bụi)
Hình 3: Moong
khai thác mỏ Ấp Miễu ngay sau khi nổ mìn
(hơn 2 tấn thuốc
với kíp vi sai phi điện + mồi nổ VE 05A)
Hình 4: Toàn cảnh
moong khai thác đá mỏ Ấp Miễu (tháng 10/2012)
2.
Cụm mỏ đá xây dựng Tân Đông Hiệp, Dĩ An, Bình Dương.
Cụm
mỏ này hiện do gần chục Công ty, đơn vị cùng khai thác (KSB, Công ty 3-2, Công
ty CP XD Bình Dương… đáy moong đã sâu hơn mặt đất khoảng 100 m. Có ngày nhiều
đơn vị cùng nổ 5-6 bãi mìn với tổng cộng
trên 10 tấn thuốc nổ.
(3 tấn thuốc với
kíp vi sai phi điện + mồi nổ)
Hình 6: Toàn cảnh
moong khai thác đá cụm mỏ Tân Đông Hiệp tháng 7-2012
3.
Hình ảnh cận cảnh quá trình phát sinh khí, bụi, đá văng khi nổ mìn:
Xin
gửi tham khảo 03 hình ảnh chụp liên tiếp bằng phim nhựa khi nghiên cứu đánh giá
tác động môi trường do nổ mìn và các biện pháp giảm thiểu (chấn động, tiếng ồn
đo bằng thiết bị riêng - năm 2005). Sử dụng dây nổ XL và kíp điện vi sai rải
trên mặt.
Kết luận: Chúng tôi mong
các nhà khoa học lập ĐTM cho Thủy điện Đồng Nai 6 & 6A hãy tôn trọng danh dự
bản thân mình, giữ uy tín cho Viện chuyên môn của một trường Đại học Quốc gia.
Hãy trung thực, khách quan để còn ngẩng cao đầu trên bục giảng, dám nhìn thẳng
các thế hệ sinh viên trong và ngoài trường.
Chúng
tôi cũng mong và hy vọng Hội đồng thẩm định ĐTM của Bộ TN & MT sáng suốt,
công tâm, không để sự bôi bác, chắp vá nhân danh khoa học qua mặt chiều theo lợi
ích của Chủ đầu tư. Khi triển khai Dự án lại gây bao hệ lụy kiểu Thủy điện Sông
Tranh 2 thì quả là tai họa cho dân cho nước.
Nhóm
Yêu quý Bảo vệ Cát Tiên
08.11.2012
Thư gửi cả nhà,
ReplyDeleteKính dâng lòng biết ơn vô hạn đến các thành viên nòng cốt của nhóm "Yêu quý Bảo vệ Cát Tiên" cùng với hơn 4.350 người ký vào kiến nghị tại http://www.change.org/petitions/vietnam-government-and-congress-saving-cat-tien-national-park-by-stopping-2-hydropowers-dong-nai-6-6a. Xin tri ân sâu sắc tất cả những tấm lòng, những con tim hoà cùng nhịp đập và những hơi thở nhẹ nhàng đang hướng về Cát Tiên yêu dấu.
Tiến trình tranh đấu bảo vệ môi trường nói chung và bảo vệ Cát Tiên nói riêng đang diễn ra ngày càng quyết liệt và khốc liệt. Kính mong quý thành viên trong nhóm "Yêu quý Bảo vệ Cát Tiên" từ nay chỉ dùng từ nhẹ nhàng, ái ngữ, không chỉ trích mà chỉ cùng nhau, cùng với quý chuyên gia độc lập và cộng luận dần dần giúp nhau cởi mở nút thắt, mở trói cho vấn đề hết sức phức tạp và tế nhị này. Không/tuyệt đối không dây dưa, không tham gia tổ chức-hội chính trị.
Việc làm ý nghĩa lớn lao của nhóm trước mắt là ủng hộ việc thủ tướng ra quyết định dừng xây dựng hai công trình-đập thuỷ điện (Đồng Nai 6&6A) xâm phạm đến vùng lõi khu bảo tồn rừng đặc dụng-di tích quốc gia đặc biệt-dự trữ sinh quyển thế giới và tiến đến xúc tiến để có những cơ chế, chính sách đặc thù phù hợp cho việc quản lý bền vững phức hợp Cát Tiên. Cuộc khai sáng (cách mạng, đổi mới, văn minh) rất đơn giản, Thuật và thế hệ trẻ ngày hôm nay cần làm một việc là tự do và dũng cảm trình bày những suy nghĩ từ trái tim mình trước thực trạng của đất nước.
Thật may mắn, thật hạnh phúc, thật lòng cám ơn biết bao cho đủ đến quý người thương luôn có mặt và ủng hộ Thuật, ủng hộ nhóm và rừng Cát Tiên. Quý hoá quá những tấm lòng, những nguồn năng lượng lành đang hướng về nhau và hướng về Cát Tiên yêu dấu. Muốn nói và viết nhiều lắm nhưng còn nhiều việc ưu tiên khác và niềm vui khác phải chọn. Hạnh phúc là chọn và hành động ưu tiên mà đúng không quý vị?!
Mấy câu thơ sau là thông điệp Thuật muốn gửi cho người thương, các em học sinh vùng ven rừng Cát Tiên và các bạn trẻ hôm nay. Người thương ơi, các em ơi, các bạn trẻ ơi, chúng ta hãy ra sắp xếp đời sống lại sao cho ta có những thời gian dừng lại để uống trà trong hạnh phúc, để ngắm trăng, ngắm mây vần, nghe sóng vỗ và nhạc rừng để sáng tác những bản nhạc, những áng văn, những bài thơ trong sáng như nắng thủy tinh, oai hùng như thác đổ. Dẹp hết đi những bản đàn, những lời ai oán thương mây khóc gió và chỉ trích, phán xét nhau. Đừng tự nuôi mình mỗi ngày bởi độc tố của thú đau thương và oán hờn, ganh nghét. Hãy vẫy tay đón chào nắng mai, đón chào chồi non đang lên, hoa đang hé nụ, đưa tay ra hứng những giọt sương như những hạt ngọc còn đọng trên lá thắm, hãy tân hưởng và ăn mừng sự sống từ bây giờ kẻo không sẽ muộn. Now or Never?
Xin gửi tặng nhóm "Yêu quý Bảo vệ Cát Tiên", gửi tặng cho tất cả những ai ủng hộ nhóm và Thuật công khai hay không công khai bài thơ sau để thay triệu lời cám ơn và ngàn lời muốn nói:
"Sự sống dòng luân chuyển
Sống là cho và nhận
Tôi gửi tôi cho đất
Đất gửi đất cho tôi
Tôi học hạnh của đất
Vững chãi và bình an
Chấp nhận mọi sự đời
Sống an vui trần thế
Bình an trong hơi thở
Bình an khắp muôn nơi
Từng bước ta dạo chơi
Thong dong đồi thế kỷ
Từng bước đi cẩn trọng
Đẹp thay những ân tình
Chúng ta đi về đâu
Tất cả đi về một
Tất cả một chữ KHÔNG"
Và bài thơ Thuật sáng tác sáng nay (ngày 8.10.2012 để tặng đại diện nhóm và quý phóng viên, báo đài, chuyên gia, lãnh đạo tham dự hai hội thảo cùng ngày tại KS Melia và KS Công Đoàn, Hà Nội):
"Thức dậy miệng mỉm cười
Đón chào một ngày mới
Ta còn sống trong đời
Xin nguyện làm dòng sông
Mà không làm giọt nước
Nhẹ nhàng theo nhịp thở
Nguyện được sống trọn vẹn
Qua hơi thở nụ cười
Nguyện là công dân tốt (good citizen)
Học hạnh đất và nước
Vững chải như núi xanh
Thảnh thơi dường mây trắng
Tự do và can đảm
Lũ bão không lay động
Cửa vô sinh mở rồi
An nhiên ta sống thiền
Dâng tâm thiện khắp nơi
Tình thương dâng tặng đời
Mỗi ngày một thắm tươi"
Thanks deeply to all, let us go as river, togther we are one, we are inter-are. Save Forest, Save Cattien-Save ourlife, save my life.