Thursday, November 15, 2012

Tiềm năng của phức hợp Cát Tiên trong việc tranh thủ tài chính của Biến đổi khí hậu

Tiềm năng của phức hợp Cát Tiên trong việc tranh thủ tài chính của Biến đổi khí hậu


Các nước phát triển đang rất chú trọng đầu từ vào chương trình giảm phát thải khí nhà kính từ rừng (REDD+ - Reducing Emissions from Deforestation and Forest degradation và chi trả cho dịch vụ môi trường (Payments for Environmental Services - PES). Bốn nước Đan Mạch, Nhật, Na Uy và Tây Ban Nha đã đóng góp 118.9 triệu USD cho chương trình UN-REDD+ ở các nước đang phát triển. Thông qua chương trình này, Việt Nam được tài trợ 4.4 triệu đô trong giai đoạn 2009-2011 và thí điểm đầu tiên ở khu vực lưu vực sông Đồng Nai thuộc vùng đệm Vườn Quốc gia Cát Tiên. Ba xã được chọn làm thí điểm là Lộc Bắc, Lộc Bảo, Lộc Lâm thuộc huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng để tăng cường thể chế hỗ trợ cho việc bảo vệ đa dạng sinh học phức hợp Cát Tiên[1].  Mô hình thí điểm này đang hứa hẹn nhân rộng ở nhiều địa phương trong cả nước. Úc cũng dành 273 triệu AUD thông qua chương trình sáng kiến carbon từ rừng (Forest Carbon Initiative) để hỗ trợ các nước đang phát triển bảo vệ rừng. Cũng trong giai đoạn 2010-2012, khối các nước phát triển cam kết chi 30 tỷ đô hỗ trợ các nước đang phát triển phát triển xanh và số tiền này sẽ là 100 tỷ đô cho đến năm 2020. Điều này cho thấy nguồn hỗ trợ dành cho REDD+ và PES sẽ rất dồi dào trong tương lai, đây chính là cơ hội của Cát Tiên trong việc tranh thủ tài chính của BĐKH thông qua chương trình PES hoặc REDD+.

Với tốc độ phát thải tăng nhanh chóng ở các nước đang phát triển[2], hội nghị Copenhagen năm 2009 đã thống nhất các nước đang phát triển sẽ cùng với các nước phát triển cắt giảm khí thải để giữ nhiệt độ trái đất tăng không quá 20C. Điều này một lần nữa được thống nhất trong Hội nghị ở Durban, Nam Phi năm 2011.  Khi các nước đang phát triển cam kết giảm phát thải, Việt Nam không là ngoại lệ trong nỗ lực cắt giảm phát thải này trong tương lai. Trong tám chính sách phát triển xanh Việt Nam có khả năng xem xét để áp dụng, thì chính sách PES, điển hình là REDD+ không những giúp Việt Nam đạt mục tiêu giảm thải trong tương lai mà còn đưa lại nguồn thu nhập cho người dân và chính phủ thông qua bảo vệ chính tài nguyên của đất nước mình để phát triển bền vững.

Thủy điện trước đây được xem là hợp lệ, có thể tạo tín chỉ carbon để bán ở thị trường tự do trong cơ chế phát triển sạch (CDM) theo Nghị định thư Kyoto. Tuy nhiên, tác động của thủy điện đối với môi trường, di dân, ảnh hưởng đến bản sắc văn hóa rất lớn; nên hiện nay chỉ những thủy điện có công suất dưới 30KW mới được xem xét cấp tín chỉ carbon theo CDM.
Phân tích trên có thể cho thấy rằng Cát Tiên có tiềm năng rất lớn trong việc tranh thủ tài chính từ BĐKH ngay cả hiện tại và trong tương lai. Do vậy tôi đề nghị chính phủ phân tích chi phí và cơ hội, được và mất kỹ càng của việc xây dựng hai thủy điện Đồng Nai trước khi có quyết định nên xây dựng hay dừng lại.

Đào Thị Hằng
Người sáng lập (Founder): Green for Vietnam - greenforvietnamblog.com
Thạc sỹ Quản lý Carbon, Đại học Adelaide, Úc
Học bổng Năng lực lãnh đạo (ALA) của Chính phủ Úc, 2011.



2, Mức phát thải của Việt Nam năm 1990 là 27.8 tỷ tấn. Mức này tăng gấp 4 lần sau 18 năm (101.9 tỷ tấn năm 2008), và nó tăng lên thêm 12 tỷ tấn vào một năm sau đó (114 tỷ tấn năm 2009).

3 comments:

  1. Nguyen Huynh Thuat (Nguyễn Huỳnh Thuật)November 16, 2012 at 10:17 AM

    Information on Tuoi tre Newspaper this Fri Morning, good news, good moment on this occasion of my 35th Birhday (16.11)
    "Thứ Sáu, 16/11/2012, 07:55 (GMT+7)
    Tỉnh ủy Đồng Nai kiến nghị Bộ Chính trị dừng thủy điện 6, 6 A
    TT - Ngày 15-11, ông Lê Hồng Phương - phó bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai - cho biết vừa ký văn bản gửi Bộ Chính trị kiến nghị không đầu tư xây dựng dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A.
    >> Không nên làm thủy điện Đồng Nai 6 và 6A

    Theo văn bản của Tỉnh ủy Đồng Nai, nếu triển khai xây dựng hai dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A trên thượng nguồn sông Đồng Nai sẽ góp phần tăng nguồn điện cho quốc gia. Tuy nhiên, tác động tiêu cực của dự án này đối với môi trường vùng hạ lưu là rất lớn, nhiều khả năng sẽ phải đánh đổi nhiều thiệt hại chưa thể lường trước được về môi trường cũng như ảnh hưởng đến đời sống người dân.

    Do đó, Ban thường vụ Tỉnh ủy Đồng Nai kiến nghị Bộ Chính trị cho ý kiến thống nhất, quyết định không đầu tư dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A."

    Nguyễn Huỳnh Thuật

    ReplyDelete
  2. Nguyen Huynh Thuat (Nguyễn Huỳnh Thuật)November 16, 2012 at 11:02 AM

    Trích báo Tiền Phong số ra hôm nay:
    Đại biểu QH Ngô Văn Minh: Nên dừng thủy điện Sông Tranh 2
    TP - Phải có giải pháp dứt khoát xử lý tồn tại của Thủy điện Sông Tranh 2 để thế ai mà chịu nổi. Riêng chuyện bà con trong vùng thủy điện Sông Tranh 2 phải lao tâm khổ tứ, suốt ngày nơm nớp lo sợ, rung lắc như vậy không ai sống nổi.

    Các cơ quan cao nhất phải quyết định. Theo tôi là nên dừng thủy điện này, không để nữa. Đập chịu được động đất 5,5 richter, bây giờ đã 4,7 richter rồi. Trận động đất rất mạnh, người dân cách mấy chục km cũng cảm nhận được, dân sống ngay ở đó ra sao?
    Tôi nhấn mạnh là phải có quyết định dứt khoát, không thể để như thế này được đâu. Bởi tần suất động đất ngày càng nhiều hơn, cường độ mạnh hơn.
    Nếu chỉ giải pháp như các bộ, ngành đưa ra vừa qua, khẳng định an toàn thì cần phụ cấp bao nhiêu cho người dân cũng không đủ bởi họ bị ảnh hưởng về tinh thần, vật chất.
    Đặc biệt, đây là vùng căn cứ cách mạng, vùng đồng bào dân tộc thiểu số thì càng cần phải quan tâm hơn, không thể để như hiện nay được.
    Giải pháp di dời dân cũng không khả thi bởi vùng ảnh hưởng của động đất rất lớn. Giải pháp gì bây giờ cũng khập khiễng nên dù “của đau con xót” thì cũng phải dừng thủy điện này thôi.
    Trong đập thủy điện là 140 m nước, tương đương hơn 200 triệu m3, nếu lượng nước này ào ra thì còn gì nữa. Trường hợp thủy điện an toàn tuyệt đối, nhưng người dân cũng khó sống trong vùng có động đất như vậy.
    Động đất đã được khẳng định là động đất kích thích do tích nước thủy điện.
    Khi xây dựng thủy điện, giải pháp an dân, an toàn được đặt lên hàng đầu. Nhưng bây giờ không đạt được thì nên dừng.
    Ngoài ra, phải làm rõ trách nhiệm cá nhân, tổ chức nào khảo sát thiết kế, cho làm thủy điện trên dải đất đứt gãy như tại Bắc Trà My.

    Quả thật, khu vực làm thuỷ điện ĐN 6&6A là khu vực dốc cao, có nhiều đứt gãy, lún sâu như GS.TSKH Lê Huy Bá (một trong nhiều cố vấn của nhóm Yêu quý Bảo vệ Cát Tiên) đã cảnh báo. Nếu cho phép xây hai thuỷ điện này tại vùng lõi phức hợp nhạy cảm Cát Tiên và số phận sẽ như thuỷ điện Sông Tranh 2 hôm nay thì ai sẽ chịu trách nhiệm? Chủ đầu tư DLGL cổ phần đang đi xuống và sẽ bán gia bại sản không đủ trả hay người ra quyết định cuối cùng sẽ chịu trách nhiệm? hay đưa ra kiểm điểm trách nhiệm tập thể, rút kinh nghiệm tập thể và hàng triệu nhân dân vùng hạ lưu và nhân dân thế giới sẽ chịu trach nhiệm chung là xong?

    ReplyDelete
  3. Supporter of Save Cattien GroupNovember 16, 2012 at 11:22 AM

    Họp khẩn, họp khẩn: Từ Sông Tranh qua Sông Ba đến Sông Đồng Nai.
    Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng họp khẩn về Sông Tranh 2
    - Chiều 15/11, ngay sau khi xảy ra trận động đất mạnh 4,7 độ richte, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng - Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu Nhà nước đã chủ trì cuộc họp khẩn cấp bàn biện pháp ứng phó. http://vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/97090/bo-truong-trinh-dinh-dung-hop-khan-ve-song-tranh-2.html

    ReplyDelete