SavingCTNP - Đọc câu phát biểu bôi đỏ bên dưới của ông Bùi Pháp, mà
chúng tôi - và nhiều người khác - lo sợ thay!
TT Thứ Sáu, 09/11/2012, 07:17 (GMT+7) - Đề xuất này được TS Lê Anh Tuấn - phó viện trưởng Viện nghiên cứu biến đổi khí hậu (Đại học Cần Thơ), thành viên ban tư vấn Mạng lưới sông ngòi Việt Nam (VRN) - đưa ra tại hội thảo các khuyến nghị quá trình ra quyết định của Ủy ban thế giới về đập do VRN tổ chức sáng 8-11 tại Hà Nội.
TS Lê Anh Tuấn đề xuất không làm thủy điện Đồng Nai 6 và 6A tại hội thảo ngày 8-11 - Ảnh: X.Long |
Ông Tuấn cho biết về tính pháp lý, dự án thủy điện Đồng Nai 6 làm ngập vĩnh viễn diện tích tổng cộng 171,36ha, trong đó diện tích vườn quốc gia Cát Tiên thuộc rừng phòng hộ Nam Cát Tiên là 77,9ha. Dự án thủy điện 6A làm ngập vĩnh viễn 184,61ha, trong đó chiếm dụng diện tích thuộc vườn quốc gia Cát Tiên là 50,55ha. Theo nghị quyết số 49 của Quốc hội, dự án công trình sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu bảo vệ cảnh quan, khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học từ 50ha trở lên phải trình Quốc hội quyết định, nhưng dự án này chưa thực hiện.
Vi phạm Luật đa dạng sinh học
Theo quy định của Luật đa dạng sinh học, trong quá trình tổ chức thực hiện quy hoạch nếu có sự khác nhau giữa quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước với quy hoạch sử dụng đất của tỉnh thành... thì ưu tiên thực hiện quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học. Như vậy, vườn quốc gia Cát Tiên quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học đã có, việc Bộ NN&PTNT điều chỉnh đất của vườn quốc gia để làm thủy điện là vi phạm Luật đa dạng sinh học.
Báo cáo đánh giá tác động môi trường chưa đưa được các thông tin đầy đủ về tác động văn hóa, xã hội của dự án đến từng nhóm người. Đối với diện tích rừng bị mất do tích nước của hồ chứa sẽ được thực hiện trồng lại ở vị trí khác, tuy nhiên không có bản cam kết của ban quản lý vườn quốc gia Cát Tiên và UBND ba tỉnh (Đồng Nai, Lâm Đồng, Bình Phước) là chắc chắn có hơn 372,23ha đất trống dành riêng cho Tập đoàn Đức Long thực hiện chương trình trồng rừng lại.
Phần đánh giá về động đất và động đất kích thích chỉ dựa trên tổng kết của thế giới và điều kiện có thể xảy ra động đất kích thích, điều này là không đúng. Bài học thủy điện Sông Tranh 2 cho thấy động đất kích thích phụ thuộc nhiều vào điều kiện địa chất trong vùng dự án. Vì vậy, các tính toán về tác động của động đất và động đất kích thích chưa được báo cáo đánh giá tác động môi trường phân tích và nghiên cứu một cách đầy đủ.
Mỗi mét đất không bằng cốc trà đá
Dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A có chi phí bồi thường cho người dân siêu rẻ. Theo tính toán của báo cáo đánh giá kinh tế - xã hội của dự án, tổng chi phí bồi thường, hỗ trợ khoảng 460 triệu đồng/197ha (Đồng Nai 6) và 558 triệu đồng/175ha (Đồng Nai 6A). Như vậy, bình quân 1m2 đất rừng của dự án Đồng Nai 6 chỉ có 230 đồng, còn dự án Đồng Nai 6A chỉ có 320 đồng. “Bồi thường như vậy tính ra mỗi mét vuông đất không bằng cốc trà đá. Công ty Đức Long Gia Lai là công ty tư nhân không thể thay mặt Nhà nước đưa ra mức giá bồi thường thấp như vậy” - ông Tuấn nhận định.
Do đó, ông Tuấn đề nghị hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của hai dự án này chỉ thẩm định báo cáo khi nó có thay đổi và đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật. Đồng thời làm rõ những nghi ngại, vấn đề còn bỏ ngỏ và hoàn thiện tính toán chính xác về tác động, giải pháp sửa chữa, khắc phục khả thi.
“Nếu Chính phủ dừng, chúng tôi chấp nhận”
Ông Bùi Pháp, chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Đức Long Gia Lai, cho biết như vậy tại cuộc họp báo công bố thông tin về hai dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A (do Tập đoàn Đức Long Gia Lai làm chủ đầu tư), diễn ra cùng ngày.
Về việc Đoàn đại biểu Quốc hội và UBND tỉnh Đồng Nai kiến nghị dừng thực hiện dự án, ông Pháp nói: “Chúng tôi chuẩn bị dự án hơn sáu năm. Đến nay đã có bảy bộ, ba tỉnh đồng tình kiến nghị Thủ tướng cho chúng tôi thực hiện rồi. Nếu không có cơ sở thì chúng tôi đâu đầu tư được. Tôi tin Đoàn đại biểu Đồng Nai chưa có đủ thông tin, thông tin đến các vị lãnh đạo chưa đầy đủ. Một số bộ phận, một số lợi ích riêng kết cấu với một số nhà báo, tờ báo đưa thông tin không chính xác. Chúng tôi đã kiến nghị Bộ Thông tin - truyền thông vào cuộc cứu doanh nghiệp vì thông tin không đúng”.
Ông Bùi Pháp cho biết dự án có được trình Quốc hội thông qua hay không là do Chính phủ trình Quốc hội theo quy định. “Nếu dự án này ảnh hưởng đến môi trường, không điều chỉnh được, không giảm thiểu được thì việc này thuộc quyền quyết định của Chính phủ và chúng tôi chấp hành” - ông Pháp nói.
X.LONG - L.HOÀI - T.PHÙNG
Ông Nguyễn Thành Trí (phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai): Sẽ trả giá rất đắt nếu làm thủy điện 6, 6A
Chiều 8-11, ông Nguyễn Thành Trí - phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai - nói việc xây dựng thủy điện 6, 6A đã được tỉnh “kêu” rất nhiều lần vì xét thấy có nhiều điều bất lợi, làm ảnh hưởng đến hàng triệu người dân ở vùng hạ lưu. Tỉnh ủy, UBND tỉnh Đồng Nai cũng đã có văn bản chỉ rõ việc xây dựng thủy điện này sẽ tác động tiêu cực đến khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai, ảnh hưởng đến vườn quốc gia Cát Tiên, khu bảo tồn thiên nhiên văn hóa Đồng Nai...
“Thật lạ, trong khi khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai đã được Unesco công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới thì người ta lại hăm hở nhảy vào làm thủy điện” - ông Trí bức xúc. Cũng theo ông Trí, nhiều cử tri đặt câu hỏi sao trung ương lại không dành thời gian mổ xẻ chuyện thủy điện 6, 6A để làm rõ mọi vấn đề? Có gì đằng sau dự án thủy điện này mà nhiều quan điểm trái chiều như vậy?
Ông Trí đặt vấn đề: chuyện xây dựng thủy điện 6, 6A lùm xùm từ lâu, được bàn tán rất nhiều với nhiều ý kiến phản đối nhưng không hiểu vì sao các bộ ngành có trách nhiệm vẫn “án binh bất động”.
H.M.
|
MÌNH THA THIẾT KÊU GỌI TẤT CẢ MỌI NGƯỜI CHUNG TAY PHẢN ĐỐI 2 DỰ ÁN THỦY ĐIỆN ĐỒNG NAI 6 & 6A, NẾU KHÔNG THẢM HỌA SÔNG TRANH 2 SẼ XẢY RA TẠI MIỀN NAM ĐÓ CÁC BẠN. SHARE HÌNH NÀY CHO TẤT CẢ MỌI NGƯỜI NHÉ BẠN! CÁM ƠN SỰ THAM GIA CỦA BẠN RẤT NHIỀU. VÌ TƯƠNG LA CỦA TẤT CẢ CHÚNG TA
ReplyDeleteVào đây ký tên ủng hộ nhé bạn! Đến giờ này đã có 4.361 người ký tên đề nghị dừng dự án. SOS! http://www.change.org/petitions/vietnam-government-and-congress-saving-cat-tien-national-park-by-stopping-2-hydropowers-dong-nai-6-6a#share
Xây dựng nhà máy thủy điện sẽ làm mất cân bằng sinh thái khu vực, ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường xung quanh và cả khu vực xung quanh chạy dọc theo dòng sông, ảnh hưởng đến kinh tế khu vực, biến đổi khí hậu... CHUNG TAY CỨU LẤY CÁT TIÊN, CÙNG NHAU BẢO VỆ CÁC TIÊN, PHẢN ĐỐI XÂY DỰNG NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN.
ReplyDeleteVỚI 1 SỐ TIỀN KHỔNG LỒ ĐỂ XÂY DỰNG NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN NÀY THÌ TẠI SAO CHÚNG TA KHÔNG TẬN DỤNG NĂNG LƯỢNG TỰ NHIÊN ĐỂ SẢN XUẤT RA ĐIỆN. CHÚNG TA ĐÃ ĐƯỢC HỌC RẰNG NĂNG LƯỢNG TỰ NHIÊN LÀ NGUỒN NĂNG LƯỢNG SẠCH VÔ TẬN, RỪNG LÀ LÁ PHỔI CỦA CHÚNG TA, CỦA CHÍNH BẠN ĐẤY. THẾ TẠI SAO CHÚNG TA LẠI PHÁ HẠI CHÍNH LÁ PHỔI CỦA CHÚNG TA, ĐỂ RỒI CHÚNG TA SẼ PHẢI CHỤI LẤY HẬU QUẢ CỦA NÓ. CÁC BẠN ƠI! BẠN ĐÃ ĐÁNH GIÁ ĐƯỢC TÁC HẠI CỦA NÓ CHƯA? HAY LÀ SÔNG BA QUA SÔNG TRANH VÀ BÂY GIỜ LÀ ĐẾN SÔNG ĐỒNG NAI???!!!
Đây là vấn đề chung chứ không phải chỉ là vấn đề của riêng anh Thuât, nhóm Save Cattien, VRN hay tỉnh Đồng Nai?! Vấn đề là người VN của chúng ta còn chưa ý thức tốt về cái gọi là trách nhiệm cộng đồng, họ cứ nghĩ là việc của "ai đó" và "ở đâu đó" chứ ko phải việc của mình.......................... và cho đến khi thiên tai xảy ra thì họ chỉ biết kêu trời, mà trời thì ở đâu cũng chỉ có trời mới biết được. Ối Ối Ối, trời ơi có thấu!
Ngày nay rừng đang bị tàn phá bởi bàn tay của con người. Trên thế giới, rừng đã bị thay thế bởi nhà cửa, đường xá, các công trình của con người, và sự hưởng thụ quá độ cuả con người...bỏ mặc thiên nhiên. Chính những hành động đó đã làm hại chính đến con người và chúng ta tự tử một cách từ từ khi làm như vậy. Chúng ta là những con gà đang tranh nhau vài hạt thóc trong lồng mà không biết rằng mai đây chúng ta sẽ bị giết làm thịt và chúng ta chia xa vĩnh viễn. Hãy cùng hát bài "Rừng Ơi" (sáng tác bởi thầy Chân Quang và trình bày bởi nhạc sĩ Bảo Phúc) này để đồng cảm, chia sẻ với nỗi đau đớn của rừng khi từng ngày đang phải đối chịu... khi một người nào đó khóc và cảm động về bài hát này chắc hẳn ít nhiều cũng hiểu được phần nào về những cánh rừng ngày nay...
ReplyDeletenowaday, forests are being destroyed by human hands. Worldwide, forests have been replaced by houses, roads, the works of man, and the excessive enjoyment of human ... not interested in nature. because such action was to harm the people. let's sing this for sympathy, share the pain of forest each day are faced bear ... when someone crying and emotion of this song is surely much less understand part of the suffering of the forest nowaday ...
Tại sao loài Homo Sapiens lại phải được xem như là mục đích, như là một giá trị tiên thiên, trong khi con rắn, con rết có mặt trên trái đất lâu hơn thế, lại bị xem như là chẳng có gì để nói trong lịch sử vũ trụ? Cái gì, ngoài tính kiêu ngạo vô căn cứ của ta, cho phép ta vỗ ngực tự xưng là loài sinh vật được hưởng đặc ân trong hàng trăm triệu loài sinh vật được trái đất tiếp nhận trong lịch sử trường thiên của mình?
ReplyDeleteTôi thấy một con chim mà tôi muốn ăn thịt, tôi rút súng ra bắn, nó chết, tôi làm hành động đó có chủ đích. Một người kia, vô tội, đứng cạnh một gốc cây, bị sét đánh chết. Anh có tin chăng Thượng đế-Tạo hoá đã giết người đó có chủ đích? Nếu anh tin như thế, anh có tin thêm rằng, khi một con chim én hớp một con bọ, Thượng đế-Tạo hoá đã sắp đặt trước khiến con én ấy hớp con bọ kia đúng vào thời điểm đó? Về phần tôi, điều mà tôi tin là người ấy và con bọ kia đều ở trong cùng một hoàn cảnh. Nếu cái chết của người ấy và cái chết của con bọ kia đều không có định đoạt trước, tôi chẳng thấy lý do gì chính đáng để nghĩ rằng sự khai sinh hoặc sáng tạo đầu tiên của người kia và của con bọ ấy nhất thiết phải được định trước. Và sự định đoạt Cát Tiên hôm nay cũng vậy.
Đừng gọi tên "khỉ hay người" nữa mà cảm thấy nhục nhã; hãy gọi tên khoa học là Homo Sapiens: homo sapiens, nghĩ cho cùng thì cũng chỉ là một giống sinh vật đã tiến hóa giữa một Vũ Trụ bao la, không biết đâu là khởi thủy. Trước mắt khoa học, như thế là bình thường, có gì là thiếu đạo đức, có gì là mất nhân cách? Ngược lại, như thế mới hợp đạo đức, như thế mới là đạo đức đối với muôn loài mà con người cứ cho rằng Thượng đế-Tạo hoá đã sinh ra để phục vụ mình. Cây xanh, con thú cũng có đời sống tình cảm, sỏi đá cũng cần có nhau, mọi sự sống đều phải được tôn trọng ngang nhau: nếu con người mất nhân cách, chính là lúc hành hạ thú vật để tạo miếng ăn ngon cho mình, chính là lúc ta tận diệt những cánh rừng tự nhiên bất tận cho thoả tham vọng và lòng tham vô đáy của mình.
Xin hãy chung tay tranh đấu bảo vệ môi trường, bảo vệ muôn loài anh em, bảo vệ Cát Tiên trước những bàn tay xâm hại của những kẻ thiếu tỉnh thức.
Xót thương mẹ Việt Nam!Xót thương Mẹ Cát Tiên!
ReplyDeleteSông Tô Lịch, Hồ Tây, Hồ Gươm, Tam Đảo, Hạ Long, Vọng Cảnh, Tây Nguyên, Đà Lạt,Yordon, Cát Bà, Cát Tiên,… xưa mênh mông và huyền bí bao nhiêu thì các dự án xây dựng cao tầng, sân golf, khai thác khoáng sản, trồng cây công nghiệp (cao su, điều,...), công trình-đập thuỷ điện,... đã thay hết cánh rừng xanh bạt ngàn, những cảnh sắc mênh mông và sức hấp dẫn đầy huyền thoại của những nơi này bấy nhiêu. Nguồn cảm hứng bất tận cho thơ ca, sáng tạo, thực hành văn hóa-tâm linh,... ngày dần bị mất, stress cùng các tệ nạn ngày càng cao.
Lá phổi xanh được thay bằng phổi khói-bụi, không gian yên bình được thay bằng không gian của những khối bê tông cốt thép chọc trời, tiếng ồn inh ỏi khắp nơi. Rừng cùng các loài của “Mẹ VN”chảy máu khắp nơi, ngư dân vùng biển Đông của mẹ đang bị người ta bắt phạt và tủi nhục, mẹ đang quặng đau rên xiết, đang kêu cứu, đang cần sự tỉnh thức, trách nhiệm và lòng thương xót chung.
Mẹ ơi! Chúng con đang cố gắng hết sức để cứu Mẹ đây. Mỗi suy nghĩ, mỗi lời nói hay bài viết, mỗi việc làm của chúng con đều góp phần tạo nên tổng hòa các năng lượng lành, các mối quan hệ xã hội tốt của hiểu biết, thương yêu, ân nghĩa, bao dung, tha thứ để hầu cho Mẹ được sống lâu hơn với chúng con. Mỗi bước đi vững chãi của chúng con là một lời nguyện cầu thành tâm tha thiết cho Mẹ. Nguyện tiếng chuông này vang khắp giới, khắp nơi tăm tối mọi người, mọi loài đều nghe.
Nguyễn Huỳnh Thuật