Thursday, November 8, 2012

Giám sát Thủy điện vẫn chưa vào được Quốc hội!?? - LDO

Sông Tranh chảy ngoài nghị trườngNước đã từng chảy xối xả qua các khe nhiệt trong thân đập của thuỷ điện Sông Tranh 2. Ảnh: KS Lê Văn Tăng

Sông Tranh chảy ngoài nghị trường

(LĐO) - Thứ năm 08/11/2012 12:45  Đào Tuấn
 - Báo Lao Động
Có tới 4 đoàn đại biểu Quốc hội: Quảng Nam, Đà Nẵng, Đồng Nai, Sơn La đề xuất đưa “thủy điện” vào chương trình giám sát tối cao của Quốc hội năm 2013.
Đề xuất này được nêu trong báo cáo tổng hợp trình bày trước Quốc hội sáng nay (8.11). 4 công trình được đề xuất đưa vào diện giám sát là những thuỷ điện cả cũ Hòa Bình, Sơn La, cả mới Sông Tranh, Đồng Nai. Nỗi lo này không hề hão huyền.

Thủy điện Hòa Bình đã già đến “hết khấu hao” giờ vẫn tính đến việc ổn định đời sống dân cư. Còn Sông Tranh 2, đúng vào ngày Quốc hội họp bàn chuyện giám sát, xuất hiện mới một nỗi lo lớn với “Bờ phải thân đập đã xuất hiện dòng thấm khá lớn”, thậm chí “đã có dịch chuyển bêtông”.

Đây là những khẳng định chính thức của đoàn chuyên gia thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam. Sông Tranh 2 hóa ra không chỉ có chuyện “nước phun thành vòi qua thân đập”, không chỉ có “động đất kích thích” từ việc tích nước, mà còn “không chỉ có đứt gãy chạy thẳng vào thân đập mà có thể còn là cả mạng lưới phá hủy kiến tạo rất phức tạp và có khe nứt đi dưới chân đập”, khi mà “Thân đập được gắn với hai vách đá thực chất đã bị xệ xuống, không còn gắn với đá mẹ nữa”.

“Đập Sông Tranh 2 có nguy hiểm”- một thành viên của đoàn chuyên gia khẳng định trên báo Tuổi trẻ. Và cần phải nói thêm rằng: Nguy hiểm ngay cả khi chưa tích nước.

Vài hôm trước, trả lời báo chí về đề xuất của đoàn đại biểu Quốc hội Đồng Nai, đề nghị đưa vấn đề thủy điện Đồng Nai 6, 6A ra trước nghị trường, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cho rằng “Những phản ứng từ phía địa phương là một thông tin “đầu vào” cho hội đồng thẩm định xem xét”. Ông cũng khẳng định “Nếu thấy có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng thì có thể đề nghị không làm dự án”.

Thế nhưng trong 3 chuyên đề dự kiến sẽ được Quốc hội và các ủy ban thực hiện giám sát năm 2013, không có một chữ liên quan đến thủy điện. Dù nó đang trường kỳ tồn tại trong những xóm làng bị bỏ quên, trở thành “bóng tối dưới chân cột đèn” từ nửa thế kỷ nay, dù nó đang nhức nhối trong những cơn hoảng loạn sờ sờ trước mắt của dân chúng, thấp thỏm trong nỗi lo từ phía chính quyền, và nhãn tiền nguy cơ tàn phá môi sinh, thậm chí đó là vườn Quốc gia, là di tích quốc gia đặc biệt.

Còn nhớ, khi vấn đề Thủy điện Sông Tranh 2 được đưa ra trước Quốc hội hồi tháng 5.2012, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng hứa đảm bảo tuyệt đối an toàn cho khu vực hạ lưu bằng mọi biện pháp, nếu phát hiện không an toàn sẽ kiên quyết dừng. Cho rằng đây là "sự cố hy hữu", ông Hoàng hứa sẽ "khắc phục bằng được".

Thực tế cho thấy Sông Tranh không phải là sự cố hy hữu khi hơn 80 trận động đất được thừa nhận là động đất kích thích, do thủy điện gây ra, từ những cái sai của con người. Và đến giờ, việc “khắc phục” chưa “bằng được” bởi mới chỉ khắc phục bằng việc dừng tích nước, nói đúng hơn là không dám tích nước.

Sáng nay, đại biểu Quốc hội Nguyễn Văn Tiên đã đề nghị “những vấn đề cấp bách phải giám sát ngay, chứ để lại thì mất tính thời sự”. Chuyện thời sự là Đoàn đại biểu Quốc hội Đồng Nai sẽ đưa vấn đề thủy điện Đồng Nai 6 và 6A ra trước QH. Nhưng đổi lại, sẽ cũng lại là một lời hứa giống với Sông Tranh 2? Huống chi kỳ này, Bộ trưởng Hoàng sẽ không phải “đi thi”, chắc là vì vừa trả lời chất vấn hồi tháng 5.

Nhưng ai sẽ giám sát những lời hứa đó, cho “kịp thời”, cho “thời sự” với những cơn rung chấn vẫn liên tiếp diễn ra tại Sông Tranh 2 khi mà việc thực hiện giám sát tối cao nhất “chất vấn”, đang được thực hiện theo cách thức “xếp hàng các bộ trưởng”. Và giám sát chuyên đề thì “tránh những vấn đề đã giám sát”, được liệt thứ tự đến con số 39 mà cái cũ nhất đã từ 2004.

http://laodong.com.vn/chinh-tri/song-tranh-chay-ngoai-nghi-truong/90856.bld

2 comments:

  1. Tôi/Thuật hiểu rằng tôi đang mang Mẹ Đất và Cát Tiên trong tôi. Mẹ Đất-Cát Tiên không ở bên ngoài. “Mẹ” không chỉ là môi trường, mẹ là chính tôi, người đã bao dung và nuôi dưỡng cho tôi có được hôm nay. Loài người ơi, ai ơi, DLG ơi!, Ta gán cho thiên nhiên một giá trị kinh tế là chưa đủ, là nguy hiểm quá, nguy hiểm cho chính tương lai kinh doanh của ta và bình an của muôn loài, muôn người.
    Chúng ta cần một cuộc cách mạng và tỉnh thức tập thể để can đảm dừng lại hai dự án này và góp phần vào tiến trình thay đổi tình trạng chung của đất nước ngày một tốt đẹp hơn. Thay đổi tận gốc chỉ diễn ra khi chúng ta hiểu sâu và thương yêu trái đất, thương rừng, thương di tích-di sản thay vì ra giá cho những khu rừng và thảm san hô. Trái Đất, Thiên nhiên không thể được miêu tả bằng ý niệm vật chất hay tinh thần. Vật chất và tinh thần chỉ là khái niệm, là 2 mặt của cùng một thực tại. Cây xanh kia có đó không chỉ là vật chất đơn thuần, vì trong nó có chứa cái thấy biết của nó. Một hạt bụi không chỉ là vật chất bởi từng nguyên tử trong hạt bụi đều là một thực thể sống và có trí thông minh. Khi ta nhận ra những đức hạnh, tài năng và vẻ đẹp của Mẹ Đất, của thiên nhiên như vậy thì có một điều gì đó nảy sinh trong ta, điều gì đó như là sự gắn bó, tình thương đã được sinh ra. Chúng ta muốn được gắn bó, đó là ý nghĩa của tình thương – muốn được là một. Khi ta thương một người, ta muốn nói ta cần người đó, ta muốn nương tựa vào người đó. Ta làm tất cả vì lợi ích của Đất Mẹ, của Cát Tiên và Đất Mẹ-Cát Tiên sẽ làm tất cả cho sự an vui và hạnh phúc của chúng ta.
    Phát triển kinh tế xanh, phát triển chánh niệm, phát triển trong tỉnh thức, phát triển bền vững. Làm giàu theo cách không tàn phá, đề cao công bằng xã hội và sự thấu hiểu, giảm thiểu khổ đau đang tồn tại quanh ta là điều có thể thực hiện được. Nhìn cho sâu, ta thấy ta có thể làm việc trong thế giới kinh doanh theo cách mang lại nhiều hạnh phúc cho ta và cho người khác. Công việc của ta có ý nghĩa. Ta sống không hổ thẹn và lương tâm ta thanh thản. Ta có nhiều hạnh phúc và bình an vì sự tự do lớn và can đảm của ta.
    Man is made from non-man elements such as air, water, vegatable,....Envrionment is us, is me. To save Enviroment is to save us, to save me.

    ReplyDelete
  2. Member of Save Cattien GroupNovember 9, 2012 at 8:07 AM

    Mọi người viết bài tiếp theo KN đã gửi để Chính quyền ĐN, báo NLĐ, SGTT,SGGP, Pháp Luật T.P, Tiền Phong, VFEJ,... thêm tư liệu.
    - Ủng hộ Mỹ, VRN,...: phản đối Lào xây Thủy điện...
    - Nhóm lên tiếng Ủng hộ Mr. Thành Cựu GĐ Vườn QG Cát Tiên, sếp cũ của Nguyễn Huỳnh Thuật (trước khi sếp mới nguyên phó giám đốc VQG Ba Vì là Nguyễn Văn Diện thay giám đốc Thành chuyển về làm Q.Giám đốc VQG Yordon). Ở nơi xa xôi hẻo lánh mà ông Thành dám đụng chạm lâm tặc là quá dũng cảm. Chúng bảo vệ những loài thú quý quý đặc hữu có nguy cơ tuyệt chủng cao và những người quý hiếm thời nay như ông Thành và anh Thuật.
    Người giữ rừng móc với lâm tặc thì sao mà rừng không tiêu nhanh! Chắc chắn sẽ nguy hiểm, cần hỗ trợ.
    09/11/2012 - 06:35

    Đề nghị cách chức hai phó giám đốc quan hệ với lâm tặc

    (PL)- Ngày 8-11, ông Trần Văn Thành, Giám đốc Vườn quốc gia (VQG) Yok Đôn (Đắk Lắk), cho biết VQG vừa đề nghị Tổng cục Lâm nghiệp cách chức hai phó giám đốc VQG vì có quan hệ với lâm tặc.

    Ông Thành cho biết năng lực lãnh đạo, điều hành của hai phó giám đốc còn nhiều giới hạn, nặng về quyền lợi cá nhân, chưa tích cực tham gia công tác quản lý điều hành đơn vị, làm việc kém hiệu quả, bao che sai trái, trù dập người tích cực... và nhất là có nhiều mối quan hệ với lâm tặc.

    Ngoài ra, một hạt phó hạt kiểm lâm thuộc VQG Yok Đôn cũng có quan hệ với lâm tặc, không tâm huyết với nghề, rất ít đi rừng… nên cũng được đề xuất chuyển công tác. Từ đầu năm đến nay, VQG Yok Đôn đã luân chuyển 65 kiểm lâm, trong đó có một trạm trưởng, một đội trưởng, hai trạm phó; miễn nhiệm một trạm trưởng và hai trạm phó; buộc thôi việc một kiểm lâm do cấu kết với lâm tặc.

    QUẢNG HÀ

    http://phapluattp.vn/20121109121115874p0c1085/de-nghi-cach-chuc-hai-pho-giam-doc-quan-he-voi-lam-tac.htm

    ReplyDelete