TP - Đoàn Đại biểu Quốc hội Tỉnh Đồng Nai cho biết, tại
phiên chất vấn Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng diễn ra hôm nay tại
Quốc hội, dự kiến sẽ chất vấn cơ sở pháp lý của dự án thủy điện Đồng Nai
6&6A đang gây nhiều tranh cãi.
Ông Trần Văn Tư. |
Không thể bảo thiếu thông tin
Thưa các ông, tại cuộc họp báo do chủ đầu tư dự án
tổ chức ở Hà Nội ngày 8-11, đại diện cấp cao nhất của chủ đầu tư nói
tỉnh Đồng Nai chưa có đủ thông tin về dự án?
Ông Trần Văn Tư, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội Tỉnh Đồng Nai:
Họ nói thì đấy là quyền của họ. Chúng tôi ý thức được trách nhiệm lời
nói của mình. Tất nhiên không có khả năng để biết hết mọi thứ. Nhưng
không thể nói chúng tôi thiếu thông tin. Chúng tôi không đoán mò.
Ông Trương Văn Vở. |
Ông Trương Văn Vở, Phó Trưởng đoàn ĐBQH Tỉnh Đồng Nai:
Trước kỳ họp này của Quốc hội, chúng tôi có nghe ý kiến các bên về kết
quả các hội thảo về báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của dự
án.
đó, chủ đầu tư có đề nghị cho dự để cung cấp thêm thông
tin. Trước sự có mặt của đại diện chủ đầu tư là ông Bùi Pháp (Chủ tịch
Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Tập đoàn Đức Long Gia Lai), Giám đốc
VQG Cát Tiên nói: “Được giao quản lý VQG, tôi phải có trách nhiệm bảo vệ
rừng trước Chính phủ và trước Bộ trưởng Bộ NN&PTNT. Một cây rừng
cũng phải bảo vệ”.
Tôi hỏi lại anh Bùi Pháp “Anh có nghe thấy Giám đốc VQG
nói một cây rừng cũng phải bảo vệ không?”. “Anh có biết phải xin phép
Quốc hội nếu cắt 50 ha rừng vùng lõi để chuyển đổi mục đích sử dụng
không?”. Anh Pháp nói không biết và bảo Bộ cho phép làm thì chúng tôi
làm. Tôi xin nhắc lại điều này để đại diện chủ đầu tư nhớ.
Nhưng Luật Đa dạng Sinh học năm 2008 và Nghị quyết
49 của Quốc hội năm 2010 chỉ cấm xây dựng hoặc yêu cầu xin chủ trương
xây dựng trong vùng lõi VQG. Chứ các văn bản ấy không cấm hoặc không yêu
cầu xin chủ trương nghiên cứu. Mà bây giờ họ đang giai đoạn nghiên cứu?
Ông Trần Văn Tư: Theo cách nghĩ thông
thường, không ai dại gì bỏ cả lượng tiền khổng lồ chỉ để nghiên cứu, để
làm đánh giá tác động môi trường, để rồi không xây dựng gì.
Năm 2012, Bộ NN&PTNT ra quyết định chuyển 137
ha vùng lõi VQG Cát Tiên thành đất rừng bình thường. Như vậy, dự án sẽ
không bị điều chỉnh bởi Luật Đa dạng Sinh học và Nghị quyết của Quốc hội
nữa?
Ông Trần Văn Tư: Chúng tôi chưa nhận
được văn bản của Bộ NN&PTNT dù hai phần ba diện tích VQG Cát Tiên và
trụ sở VQG nằm trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Hơn nữa, không thể tự nhiên
cắt một khu đất giữa vùng lõi để rồi bảo rằng nó không phải là vùng lõi.
Nghị quyết 49 của Quốc hội chưa phải là một văn bản
luật nhưng là văn bản pháp lý cao nhất. Các bộ ngành và cả Chính phủ
muốn ra văn bản gì chuyển đổi mục đích sử dụng của vùng lõi thì phải đề
xuất Quốc hội xem xét.
Ông Trương Văn Vở: Nếu chính thức nhận được văn bản đó, chúng tôi sẽ có ý kiến Bộ NN&PTNT phải chịu trách nhiệm.
Chúng tôi sẽ kiến nghị việc ra quyết định chuyển đổi
mục đích sử dụng 137 ha rừng vùng lõi là thuộc thẩm quyền của Quốc hội
và phải được Quốc hội cho ý kiến về chủ trương.
Tôi xin nói thêm, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 mới
đây có nói đến bảo vệ và phát triển rừng, bảo vệ rừng phòng hộ. Điều đó
càng đòi hỏi xem xét lại việc cắt đất vùng lõi như thế là đúng hay sai
với nghị quyết của Đảng.
Nhưng diện tích ấy được cho là chủ yếu rừng nghèo, rừng hỗn giao, không còn rừng thường xanh và cây gỗ quý nữa?
Ông Trần Văn Tư: Dù là nghèo thì vẫn
nằm trong vùng lõi và, như vậy, phải được bảo vệ như vùng lõi. Mà rừng
tự nhiên thì đâu phải chỗ nào cũng có gỗ quý? Đa dạng sinh học cơ mà. Có
chỗ có rừng hỗn giao, có trảng cỏ, trảng tranh. Không có tre nứa, trảng
cỏ, trảng tranh thì thú hoang, các loài thú quý lấy đâu thức ăn.
Tê giác, voi, hươu nai, bò tót đều sống nhờ vào các
rừng tre nứa, trảng cỏ trảng tranh đó chứ. Tự ngàn xưa rồi. Chứ đâu phải
đợi đến bây giờ bị chặt phá mới bảo là sinh ra rừng nom qua thì tưởng
nghèo và hỗn giao như vậy.
Ngay cả Bàu Sấu, vùng đất ngập nước nguyên thủy còn sót
lại của Đông Nam Bộ, cũng chủ yếu là trảng cỏ, trảng tranh. Chứ ở đó
làm gì có cây gỗ quý nào.
Nên dừng dự án
Ông Bùi Pháp nói địa phương chỉ đề nghị cân nhắc được và mất, chứ không đề nghị dừng dự án?
Ông Trần Văn Tư: Đa số nhà khoa học
tham gia hội thảo tổ chức tại tỉnh đều cho rằng, giữa cái lợi và bất
lợi, cái lợi ít hơn và cái bất lợi nhiều hơn. Vì thế, nếu hỏi về quan
điểm, chúng tôi cho rằng dừng là tốt nhất. Nên dừng dự án.
Ngay từ khi chủ đầu tư bắt đầu thuê tư vấn làm ĐTM, từ
khi bắt đầu có cuộc vận động, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Đồng Nai, và Đoàn ĐBQH
tỉnh Đồng Nai đều đã bàn bạc và khẳng định chủ trương của mình. Đồng Nai
đã có nhiều văn bản thể hiện quan điểm này.
Gần đây nhất, ngày 31-10-2012, đồng chí Chủ tịch UBND
tỉnh Đồng Nai có văn bản số 8559/UBND-CNN kiến nghị Thủ tướng Chính phủ:
“Dự án thủy điện Đồng Nai 6 và Đồng Nai 6A khi triển khai có thể đánh
đổi nhiều thiệt hại chưa thể lường hết được. Do đó, UBND tỉnh Đồng Nai
kính đề nghị Thủ tướng Chính phủ quyết định không đầu tư dự án”.
Lợi ích kinh tế 15.000 tỷ đồng đóng góp ngân sách mà
chủ đầu tư tính toán cho một chu kỳ đầu tư 40 năm chỉ là dự đoán. Mà hệ
lụy thì không thể để đến khi xảy ra rồi mới lên tiếng.
PGS.TS Nguyễn Văn Phước, Viện trưởng Viện Môi
trường&Tài nguyên, đơn vị tư vấn được chủ đầu tư thuê làm báo cáo
ĐTM, cho biết chỉ làm ĐTM ở vùng thực hiện dự án, chứ không làm ĐTM ở
vùng hạ lưu, nằm ngoài vùng dự án?
Ông Trần Văn Tư: Đã làm ĐTM là phải
đánh giá xem ảnh hưởng của nó đến các vùng xung quanh thế nào. Chứ bản
thân dự án đó có nằm trơ trọi một mình một chỗ đâu. Thực tiễn cho thấy,
tất cả các công trình thủy điện gây họa đâu chỉ cho vùng đặt thủy điện
mà thường là cho các vùng hạ lưu sông chứ. Ngập lụt hạn hán. Đảo lộn hết
cả. hàng triệu người ở hạ lưu sông Đồng Nai có chịu nổi cảnh ấy cho hết
chu kỳ dự án 40 năm không?
Nhưng nhà khoa học nói dòng chính sông Đồng Nai có
tới chín đập, sao lại chỉ bảo thủy điện ĐN 6&6A chịu trách nhiệm tác
động ở hạ lưu?
Ông Trương Văn Vở: Chính vì thế mới
cần đánh giá xem thêm hai đập ĐN 6&6A thì mức chịu đựng của sông
Đồng Nai ở hạ lưu đến đâu. Nhiều nhà khoa học nói sông Đồng Nai đã đến
ngưỡng rồi. Thêm hai dự án kia, dù giảm thiểu tác động đến mấy, không
biết điều gì sẽ xảy ra.
Chủ đầu tư và nhà khoa học bảo đây là dự án thủy điện chiếm ít diện tích rừng nhất?
Ông Trương Văn Vở: Nhưng họ lại không
nói sự một khác biệt cơ bản. Đấy là diện tích rừng gì? Bảy dự án khác
trên sông Đồng Nai chiếm nhiều diện tích rừng hơn nhưng không chạm đến
vùng nhạy cảm.
Nghe nói Bộ Tài nguyên&Môi trường đang xin ý kiến các tỉnh hạ lưu dự án. Tỉnh nhà đã có ý kiến gì chưa?
Ông Trần Văn Tư: Chúng tôi chưa nhận được văn bản hỏi ý kiến nào từ Bộ TN&MT.
Cám ơn các ông.
Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai có đem vấn đề này ra chất vấn không?
Ông Trần Văn Tư: Chúng tôi không chỉ chất vấn lần này mà nhiều lần rồi. Gửi hẳn văn bản đến các bộ ngành. Tất cả đều trả lời đang nghiên cứu.
Ông Trương Văn Vở: Tôi sẽ
chất vấn về cơ sở pháp lý của dự án. Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai quan tâm
trước tiên đến cơ sở pháp lý. Thứ nhất, sử dụng thủy điện liên quan đến
rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng vườn quốc gia. Bộ ngành phải tham mưu
cho Chính phủ để xin ý kiến Quốc hội.
Những gì mà chủ đầu tư đã và đang làm là
chưa thực hiện đúng quy định của Quốc hội. Cơ sở pháp lý mới nhất là,
tháng 9-2012, Thủ tướng Chính phủ công nhận VQG Cát Tiên là Di tích Quốc
gia Đặc biệt.
Cơ sở pháp lý quốc tế là VQG Cát Tiên đã
được công nhận là Khu Dự trữ Sinh quyển Thế giới và đang được IUCN đánh
giá để trình UNESCO công nhận là Di sản Thiên nhiên Thế giới vào năm
2013.
Đụng tới diện tích VQG như thế thì còn gì
là khu dự trữ sinh quyển, còn gì là di sản thiên nhiên thế giới, còn gì
là di tích quốc gia đặc biệt. Với cơ sở pháp lý thiếu và lỗ hổng pháp lý
lớn như thế, tôi tin rằng Chính phủ sẽ xin ý kiến Quốc hội. Chúng tôi
sẽ kiến nghị cái gì thuộc thẩm quyền của Quốc hội thì để Quốc hội xem
xét.
|
Quốc Dũng
Bộ Công Thương:
Không triển khai dự án nếu không duyệt ĐTM
Trả lời Tiền Phong, ông Đỗ Đức Quân, Vụ
trưởng Vụ Thủy điện, Tổng cục Năng lượng, Bộ Công Thương, nói: “ Để
triển khai thực hiện dự án thủy điện Đồng Nai 6&6A, phải xem xét
toàn diện, hài hòa các lợi ích kinh tế, xã hội, và môi trường. Đặc biệt,
cần thực hiện đầy đủ, khách quan các nội dung của báo cáo đánh giá tác
động môi trường (ĐTM). Dự án chỉ được triển khai thực hiện khi báo cáo
ĐTM được phê duyệt. Cách đây mấy hôm, Bộ Công Thương đã trình Thủ tướng
Chính phủ ý kiến đó của Bộ về dự án này”.
QD
|
Quốc Dũng
Việt Nam sẽ có hệ thống khu bảo tồn rộng lớn
ReplyDelete> Bất ổn báo cáo thủy điện Đồng Nai 6&6A
TP - Thứ trưởng Bộ TN&MT Bùi Cách Tuyến (Chủ tịch hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (DTM) của hai thuỷ điện trong vùng lõi Cát Tiên: ĐN 6&6A) cho biết dự kiến đến năm 2020, một hệ thống khu bảo tồn có diện tích ít nhất bằng một phần mười diện tích lãnh thổ trên cạn và 0,24% diện tích vùng biển VN sẽ được thành lập.
Ông Tuyến nói như vậy tại hội thảo góp ý dự thảo chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2020 diễn ra hôm qua ở Hà Nội.
Hệ thống khu bảo tồn này sẽ đáp ứng nhu cầu bảo tồn các loài, hệ sinh thái và quá trình sinh thái quan trọng nhất tại VN. Dự thảo chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học cũng đặt ra mục tiêu, đến năm 2020, VN sẽ có ít nhất hai khu dự trữ sinh quyển, ba khu di sản thiên nhiên thế giới và sáu khu di sản Asean. Khoảng 15% diện tích hệ sinh thái quan trọng bị suy thoái sẽ được phục hồi vào năm 2020.
TS Phạm Anh Cường, Cục trưởng Cục Bảo tồn Đa dạng Sinh học, cho biết, chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2020, tầm nhìn 2030 được xây dựng trong bối cảnh đa dạng sinh học ở VN đang bị suy giảm nghiêm trọng.
Nguyễn Hoài
Liên quan ĐTM của dự án thủy điện Đồng Nai 6, 6A, các chuyên gia của nhóm "Yêu quý Bảo vệ Cát Tiên" (Saving Cattien Group) đã phát hiện ra nhiều điểm sai sót nghiêm trọng và nhóm sẽ công bố phản biện chi tiết theo loạt bài tiếp theo (đăng tải dần từng kỳ và có hơn 10 kỳ).
ReplyDeleteTrích lược tóm tắt-outlines-main points phản biện của nhóm:
"DMT của hai dự án 6&6A được trình bày rất chi tiết những nội dung không cần thiết, rất khó đọc, có nhiều lỗi về đơn vị. 1. Không nói khi khai quang số lâm sản thu hoạch cụ thể là bao nhiêu loại gỗ, bao nhiêu m3, bao nhiêu tiền và sẽ vào tay ai? (chưa kể đến nhiều loài cây thuốc, động thự vật quý hiếm chưa được điều tra kỹ sị bị mất và tuyệt chủng). 2. Chủ đầu tư sẽ được "cho không vĩnh viễn" ít nhất là 372,23 ha đất họ sử dụng: 197,63 ha cho DN 6 và 174,60 ha cho DN 6A, trong đó có trạng thái rừng hỗn giao trạng thái IIIa1, IIIa2, IIIb (rừng giàu) cho 6&6A theo thứ tự là: 92,85 ha, 71,84 ha, 4,32 ha và rừng hỗn giao tre là 100,04 ha (Theo văn bản số 228 ngày 6,2.2012 của Bộ NNPTNT gửi thủ tướng CP). 3. Ngân khoản trồng lại rừng và nuôi thú rất thấp tương đương 1 đến 1,5 USD cho mỗi m2 họ sử dụng. 4. Khả năng giúp hạ nguồn chống lũ coi như không; dung tích hồ có trên mưc nước gia cường ngang vài phút lưu lượng lũ cao. 5. Bản đồ hồ chứa vùng bị ngập không có tỉ lệ không có tọa độ. 6. Không có sơ đồ thiết kế đập. 7. Công suất máy DN 6 chỉ có 106 MW nhưng điện lượng DN 6 lại tính trên 125 MW. Lãi IRR 13% có thể trở thành lỗ 3% nếu số giờ máy chạy đúng như báo cáo chỉ có như trong ĐMT. 8. Phương pháp tính toán và mô hình mơ hồ không thể kiểm chứng được. 9. Hai dự án này nằm sát và ngay trên VQG Cát Tiên nhưng DMT không có nghiên cứu tác động ngoài vùng khai thác thủy điện (không có đánh giá ngoại vùng). 10. Mô hình Stella trade-off của nhóm cho ra kết quả lựa chọn mô hình không có thuỷ điện để tăng cường cho việc thực thi REDD+ (giữ rừng tự nhiên để giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính, chống lại tiến trình biến đổi khí hậu toàn cầu), PES, Quản lý Carbon (Carbon management), cơ hội công nhận di sản thế giới và du lịch xanh, tăng trưởng xanh)
Kết luận: Cát Tiên là điểm nóng về đa dạng sinh học và đa dạng văn hoá, là ngôi nhà xanh, là vùng nhạy cảm của nhiều loài quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng toàn cầu, là vùng phức hợp Sinh quyển-Ramsar-Di sản và môi sinh hiếm quý còn lại cuối cùng của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam gồm 20 triệu dân sinh sống từ 12 tỉnh thành thuộc lưu vực hạ lưu hệ thống sông Đồng Nai. Nếu hy sinh vùng này để khai thác thủy điện thì sẽ có nhiều mất mát và chôn vùi các giá trị hữu hình (vật thể) và vô hình (phi vật thể) sẽ không thể nào nào thay thế hay bù đắp lại được.
Cát Tiên (rừng, di sản, các giá trị tri thức bản địa trong quản lý và sử dụng rừng bền vững,...) sẽ bị hy sinh và mất mát vĩnh viễn; dân cư mất nơi cư ngụ và kế sinh nhại; các loài vật trong đó có nhiều loài động thực vật trên cạn và dưới nước mất nơi trú ẩn sinh tồn và gen di truyền quý hiếm bị mất đi vĩnh viễn; ngư sinh bị đe dọa; các giá trị văn hoá khảo cổ trong không gian quần thể văn hoá Óc eo-Cát Tiên có thể bị chôn vùi mãi mãi cùng với nhiều loài động thực vật mới cho Việt Nam, khoa khọc và thế giới chưa được phát hiện-công bố; đền bù không đáng kể. Tất cả là cho các nhà đầu tư lấy thêm 212 MW từ Đồng Nai để bán kiếm lời và có thể lỗ. Phương pháp tính và độ khả thi kinh tế đáng ngờ vực.
Tác động môi trường (môi trường tự nhiên-đa dạng sinh học-cảnh quan tự nhiên-di sản tự nhiên và môi trường nhân văn-đa dạng văn hoá-cảnh quan văn hoá-di sản văn hoá) cho thấy dự án này ảnh hưởng lớn đến môi trường, do vậy đề nghị QH có ý kiến chính thức cho Thủ tướng dừng lại ngay hai dự án xâm hại rừng và nguy hại lớn này.
Tôi thấy trong các van ban phap luat về đánh giá tác động môi trường (DTM) của VN không có quy định nào cho phép hội đồng thẩm định ĐTM có quyền bác bỏ Dự án. Mà chỉ được thẩm định báo cáo ĐTM do vậy chỉ được phép không thông qua báo cáo ĐTM và yêu cầu Chủ đầu tư lập lại báo cáo ĐTM hay chỉnh sửa bổ sung. Như vậy, nếu chủ dự án cứ chỉnh sửa bổ sung hay lập lại ĐTM theo kết luận của Hội đồng thẩm định thì Bộ TNMT vẫn phải tiếp tục thẩm định cho đến khi báo cáo ĐTM được thông qua, Còn có đồng ý thực hiện dự án hay không thì không thụộc quyền của Hội đồng thẩm định.
ReplyDeleteTran trong
Tran Anh Tuan
Trích thư from chị TS. Nguyễn Thị Hải Yến (Thành viên của nhóm Yêu quý Bảo vệ Cát Tiên):
ReplyDelete“Dear anh Thuật và nhóm Yêu quý Bảo vệ Cát Tiên,
Yến giật mình khi đọc tin đăng về trả lời PV của Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, bởi nếu mình không tỉnh và không nắm rõ pháp lý quá trình xây dựng dự án và ĐTM thì mình sẽ bị ru ngủ bởi cách trả lời của Bộ trưởng, cho đến khi mình tỉnh thì mọi cái đã an bài rồi, mọi chuyện đã rồi. Thuật và nhóm Cát Tiên ạ, nếu nói bước thành lập dự án đang đi đúng qui trình như Bộ trưởng Huy Hoàng trả lời là không đúng, bởi khi xây dựng (mới chỉ bước proposal) nó đã vi phạm về mặt pháp lý rồi. Bởi nó vi phạm hàng loạt các luật và công ước, như luật sử dụng và chuyển đổi đất rừng cho mục đích khác, luật ĐDSH, hoặc công ước Ramsar, v.v. Còn nếu trả lời như Bộ trưởng thì những cái vi phạm trên đã được bỏ qua hoặc làm mờ đi, và mọi cái đã được thu hẹp về báo cáo ĐTM. Đúng như anh Tuấn Anh nói, ĐTM nó chỉ là một công cụ giúp một phần trong bức tranh tổng thể của quá trình xây dựng dự án. Tất nhiên, nó cũng đóng vai trò rất quan trọng để có được final decision và decision-making.
Trong hoàn cảnh 2 dự án DN6 và 6A, chủ đầu tư đã bỏ ra 2 lần tiến thuê làm ĐTM họ sẽ khó lòng mà từ bỏ cái họ đã đầu tư, kiểu gì, cho dù có bị phá sản thì họ cũng muốn chạy đến cùng để thắng và bán dự án. Hơn nữa, Viện TNMT của ĐHQG TPHCM cũng không dễ dàng gì chấp nhận để cho báo cáo ĐTM của họ chưa chuẩn. Nói tóm lại, nhóm Yêu quý Bảo vệ Cát Tiên (Love&Save Cattien Group) hiện nay đang ở thế 1 chọi (v.s) 3, Nhóm Cát Tiên >=< v.s Các bộ ngành liên quan + Chủ đầu tư + Nhóm thực hiện ĐMT.
Vì thế nhóm cần phải tăng tốc làm việc với lãnh đạo các tỉnh ĐN, Lâm Đồng, Tp.HCM, Bình Dương và hiện nay một luật sư ĐBQH của TPHCM cũng đã lên tiếng, để cùng hợp tác, các tỉnh và ĐB quốc hội của các tỉnh sẽ là người truyền tải và chất vấn các vấn đề trên tại QH, còn phía nhóm Yêu quý BV Cát Tiên sẽ là người cung cấp thông tin cụ thể nhất là các phản biện khoa học nghiêm túc. Mình nghĩ nhóm nên liên lạc với Luật sư ĐBQH của TPHCM để thảo luận với luật sư về những nguyên tắc benefit sharing và sự chi trả của hệ sinh thái. Khi những thông điệp yêu cầu đền bù thiệt hại về môi trường và sinh thái rõ ràng thì sẽ đánh vào não chủ đầu tư nhiều hơn. Đồng Nai đã thắng vedan trong việc đòi bồi thường thiệt hại môi trường cho người dân, họ sẽ có khả năng và dễ dàng continue for this case. (tiếp tục thắng trong trường hợp này)
Yến có thêm ý kiến này: thực ra qui trình xây dựng dự án liên quan đến môi trường cái sống lưng của nó là SEA (Đánh giá môi trường chiến lược) và EIA (DTM) để các decision-maker (nhà ra quyết định: Chỉnh phủ, QH) có được decision (quyết định đúng đắn). Yến thấy những ý kiến của anh Tuấn Anh* nó thuộc bước SEA . Sau khi thực hiện xong đánh giá môi trường chiến lược và thấy proposal không vi phạm SEA thì mới cho thực hiện EIA. Nhưng hình như dự án này quá vội vàng và ẩu thả là không thực hiện và không tuân thủ thực hiện bước SEA.
With best regards,
Hải Yến”
* Theo nghị Quyết 49 của QH những Dự án có quy mô lớn về nguồn vốn đầu tư của NN và những Dự án có nguy cơ tác động cao tới môi trường như phá rừng...thì phải trình QH xem xét phê duyệt chủ trương đầu tư (chưa phải là bước đồng ý cho thực hiện DỰ án hay không), đây được coi như là bước ĐTM sơ lược đối với các dự án có nguy cơ cao tới môi trường, nếu dự án không khả thi thì sẽ bị loại bỏ ngay tư bước này và không gây lãng phí cho Chủ Đầu tư và các cơ quan quản lý. Đây là cơ sở pháp lý quan trong nhất để Chủ đầu tư và các cơ quan quản lý thực hiện các bước tiếp theo của Dự án. (Giống như Dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam của Bộ giao thông đề xuất phải được QH xem xét chủ trương nếu QH đồng ý thì mới tiến hành nghiêm cứu lập Dư án một cách chi tiết).
Như vậy, Dự án DN6 và DN6a là Dự án thuộc diện phải đưa ra QH xen xét chủ trường đầu tư vì có diện tích phá rừng đặc dụng đầu nguồn trên 50ha. Nếu Dự án chưa được Quốc hội đồng ý về chủ trường thì có nghĩa là Dự án chưa đủ cơ sở pháp lý để thực hiện, kể cả bước lập ĐTM.