TÍNH TOÁN KIỂU TRẬT ĐƯỜNG RẦY
Được biết
ngày 8-11, Chủ đầu tư hai dự án thủy điện Đồng Nai 6 và Đồng Nai 6A là Công ty
Cổ phần Tập đoàn Đức Long Gia Lai (ĐLGL) tổ chức họp báo tại Hà Nội với tinh thần cầu
thị, trân trọng tiếp nhận thông tin từ các cơ quan thông tấn báo chí.
Qua báo Đại Đoàn Kết, loạt bài "Dự án thủy điện Đồng
Nai 6 và 6A: Cuộc chiến của rừng và thủy điện" của phóng viên Thanh Như, xin trích nội dung:
"Ông Bùi Pháp, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn khẳng định hai dự án đã làm đúng theo quy
trình và mức độ ảnh hưởng tác động đến môi trường là không lớn. Giá trị gỗ tận
thu trong khu vực rừng khoảng hơn 6 tỷ và giá thị trường bán được là 4,5 tỷ.
"Nhưng phải đấu thầu khai thác chứ không phải chủ đầu tư khai thác”. Diện
tích chiếm đất rừng là 4% và là khu vực rừng nghèo, lồ ô, hỗn giao, đất trống
và đất bị xâm canh."
Vấn đề này chúng tôi thấy có các số liệu sau:
1. Theo ĐTM do Viện Môi trường
và Tài nguyên, ĐHQG TP HCM lập (lần thứ hai) thì tổng lượng gỗ, củi tận thu của
2 DA thủy điện
Đồng Nai 6 và Đồng Nai 6A là: 31.399,05 m3 (củi chiếm 10%)
và 771.829,5 cây (!) lồ ô.
Xin thử
phép tính với giá giả định bèo bọt nhất:
+ Với giá: 5.000đ/cây lồ ô* 770.000 cây = 3,85 tỷ Đồng Việt Nam (VNĐ).
+ Với giá
mão: 2.000.000 đ/m3 gỗ *
27.000 m3 gỗ = 54 tỷ VNĐ.
Coi như
4.000 m3 củi không tính tiền.
(Giá
cây đứng, gỗ tròn khai thác từ rừng tự nhiên do UBND các tỉnh Quyết định
rất chi tiết, nếu tính cụ thể theo từng tỉnh có DA không khó).
2. Số liệu
kiểm kê của Sở NN và PTNT của 03 tỉnh có rừng giao cho DA:
2.1. Tỉnh
Lâm Đồng: Theo Văn bản thẩm định hiện trạng tài nguyên rừng trên diện tích Công
ty CP tập đoàn Đức Long Gai Lai xin thuê đất để xây dựng công trình thủy điện
Đồng Nai 6 và Đồng Nai 6A (số 1141/TĐ-SNN và 1142/TĐ-SNN cùng ngày 13/6/2011
của Sở nông nghiệp và PTNT tỉnh Lâm Đồng thì:
+ Tổng trữ
lượng gỗ: 14.345 m3.
+ Tổng số
lồ ô: 430.004 cây.
2.2. Tỉnh
Bình Phước: Theo Quyết định phê duyệt kết quả kiểm tra tài nguyên rừng số 343/QĐ-SNN
ngày 18/4/2011 của Sở NN & PTNT thì chỉ có:
+ Quy mô
kiểm kê: Tổng diện tích tự nhiên: 91,42 ha.
+ Đối
tượng: Thuộc quy họach rừng phòng hộ rất xung yếu
theo quy hoạch 3 loại rừng được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số
11/2007/QĐ-UBND ngày 19/3/2007.
+ Các chỉ
tiêu đặc trưng cho cấu trúc rừng: Mục này chỉ có các chỉ tiêu bình quân chứ
không tính cụ thể khối lượng gỗ và cây lồ ô.
2.3. Ngày
20/5/2011, Sở NN và PTNT tỉnh Đăk Nông chủ trì kiểm tra "Báo cáo số 46/BC-TT
ngày 09/5/2011 của Cty TNHH Đức Thịnh về kết quả kiểm kê rừng và đất lâm nghiệp
khu vực xây dựng Dự án thủy điện Đồng Nai 6A - Tiểu khu 1606, 1607, 1608 - thuộc
địa bàn xã Đăk Sin, huyện Đắk R'Lấp, tỉnh Đăk Nông, kèm theo bản đồ và các văn
bản liên quan".
Kết luận:
Công trình đạt yêu cầu.
+ Tổng
điện tích tự nhiên: 32,644 ha.
(Không có
số liệu tổng hợp khối lượng gỗ và lồ ô).
KẾT LUẬN: Chúng tôi xin hỏi các quý vị: Bùi
Pháp - Chủ đầu tư'; Nguyễn Văn Phước - Viện trưởng /đơn
vị tư vấn lập ĐTM và ngài Nguyễn
Vũ Trung - Thư ký Hội đồng thẩm định/Bộ TN & MT:
1, Căn cứ vào đâu ông Bùi Pháp đánh
giá: giá trị gỗ tận thu hơn 6 tỷ và giá thị trường bán được 4,5 tỷ VNĐ?
2, Số liệu, phương pháp nào mà trong
ĐTM các tiến sĩ tính chính xác tới 0,5 cây lồ ô?
3, Với các số liệu trên, Hội đồng Thẩm định ĐTM sẽ căn cứ chọn số liệu nào?
4, Cách nào giữ rừng của VQG Cát Tiên giáp
ranh khu vực được tận thu? Nếu VQG bị phá tràn lan như tất cả các thủy điện
khác ngay từ lúc thi công XD (do có đường, mặt hồ thủy điện…) thì ai phải chịu
trách nhiệm?
Mong các Quý vị nếu không có gì
khuất tất, mờ ám thì hãy công khai trả lời đàng hoàng trên báo chí để mọi người
cùng biết. Nếu có sửa chữa trong ĐTM thì cũng thông báo rộng rãi trước khi Hội
đồng Thẩm định làm việc.
----------------
Xin trích trong 02 ĐTM nói trên:
A, Trích trang 139- ĐTM Đồng Nai 6
Nguồn phát
sinh bụi, khí thải
Từ phương tiện vận chuyển gỗ tận thu
Với diện tích cấp đất cho công
trình là 197,63 ha (cấp đất vĩnh viễn và cấp đất tạm thời), trữ lượng gỗ khai
thác trên diện tích này bao gồm các loại rừng trung bình, rừng giàu hỗn giao lồ
ô, rừng trung bình hỗn giao lồ ô, rừng nghèo hỗn giao lồ ô, lồ ô hỗn giao rừng
nghèo, rừng lồ ô với trữ lượng gỗ 17.342,41m3 và lồ ô là 314.555,5 cây ( tương
đương 8.520,72 m3), trong đó lượng gỗ ngọn cành cây ước tính khoảng
1.734,241 m3 (10% tổng trữ lượng gỗ). Ước tính trung bình mỗi xe vận
chuyển 10m3/xe. Giai đoạn chuẩn bị diễn ra trong vòng 3 năm, tuy
nhiên thời gian khai hoang diện tích rừng sẽ được thực hiện trong vòng 1 năm
và lượng gỗ, củi sẽ được vận chuyển tập
trung trong vòng 3 tháng (giả sử 1 tháng có 28 ngày làm việc). Số lượng chuyến
xe tham gia vận chuyễn gỗ, củi thể hiện trong bảng sau:
Hạng
mục
|
Gỗ,
củi
|
Lồ
ô
|
Lượng gỗ, củi cần vận chuyển (m3)
|
19.076,651
|
|
Lượng lồ ô cần vận chuyển (cây)
|
314.555,5
|
|
Số chuyến xe vận chuyển (chuyến)
|
1.908
|
852
|
Số chuyến xe vận chuyển (chuyến/ngày)
|
23
|
11
|
Các loại xe có tải trọng từ
3,5 đến 16 tấn, hoạt động liên tục 10h. Hiện nay, chưa có số liệu chuẩn hoá về
nguồn thải do các loại xe gây ra, do đó có thể sử dụng phương pháp đánh giá
nhanh của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và một số tài liệu khác có liên quan (*).
B, Trích trang 176-ĐTM Đồng Nai 6A
v Khí thải từ quá trình vận chuyển gỗ tận thu
Với tổng sản lượng
gỗ khai thác tận dụng trên diện tích khai hoang 174,6 ha bao gồm rừng lá rộng
giàu trữ lượng; rừng lá rộng trữ lượng trung bình; rừng gỗ hỗn giao lồ ô, rừng
non phục hồi, rừng gỗ nghèo; rừng giàu hỗn giao lồ ô; rừng trung bình hỗn giao
tre nứa và rừng lồ ô. Dự kiến tổng sản lượng gỗ 11.202,18 m3; tổng sản
lượng lồ ô 457.274 cây, lượng gỗ ngọn cành ước tính khoảng 1.120,22 m3
(10% tổng trữ lượng gỗ). Trung bình mỗi xe vận chuyển 10 m3/xe. Giai
đoạn chuẩn bị diễn ra trong vòng 3 năm, tuy nhiên thời gian khai hoang diện
tích rừng sẽ được thực hiện trong vòng 1 năm và
lượng gỗ, củi sẽ được vận chuyển tập trung trong vòng 3 tháng. Số lượng
chuyến xe tham gia vận chuyễn gỗ, củi thể hiện trong Bảng 3‑1.
Hạng mục
|
Gỗ, củi
|
Lồ ô
|
Lượng gỗ, củi cần
vận chuyển (m3)
|
12.322,4
|
|
Lượng lồ ô cần vận
chuyển (cây)
|
457.274
|
|
Số chuyến xe vận
chuyển (chuyến)
|
1.322
|
657
|
Số chuyến xe vận
chuyển (chuyến/ngày)
|
16
|
9
|
Các loại
xe có tải trọng từ 3,5 đến 16 tấn, hoạt động liên tục 10h. Hiện nay, chưa có số
liệu chuẩn hoá về nguồn thải do các loại xe gây ra, do đó có thể sử dụng phương
pháp đánh giá nhanh của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và một số tài liệu khác có
liên quan (*).
-----------------Hết trích.
No comments:
Post a Comment