'Nhóm lợi ích' gồm những ai?
Hàng triệu người phải hiểu như thế nào đây khi xem các thông tin về tác hại của thủy điện và phản đối nó được xây dựng trong rừng nguyên sinh?
LTS: Xung quanh việc trao đổi hoặc kiến nghị về thủy điện Đồng Nai 6 và 6A, mới đây, Tuần Việt Nam nhận được bài viết về vấn đề này. Để rộng đường dư luận, tôn trọng tính thông tin đa chiều, Tuần Việt Nam xin đăng tải bài viết dưới đây. Mong bạn đọc cùng thảo luận.
Vừa qua, tại Hà Nội, ông Bùi Pháp- Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Đức Long Gia Lai (ĐL- GL) đã đưa ra một nhận định chấn động báo giới: "Một số bộ phận, một số lợi ích riêng đã cấu kết với một số nhà báo, tờ báo đưa thông tin không chính xác..."
Chỉ là không biết sự cầu cứu của ông Bùi Pháp đến cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ được xử lý như thế nào mà thôi...
Phát ngôn hay... lộng ngôn?
Nếu thực sự có "bộ phận", "một số lợi ích riêng" nào đó (hiểu gọn là nhóm lợi ích) làm ảnh hưởng đến quyền lợi của tập đoàn ĐL- GL như ông Bùi Pháp nói thì chắc chắn không thể không nhắc đến các đơn vị hành chính là TP.HCM, Đồng Nai và Bình Dương và Lâm Đồng.
Hai tỉnh đầu tiên đã có kiến nghị trực tiếp với Chính phủ về những tác hại của thủy điện đối với sông Đồng Nai. Hai tỉnh sau từng lên tiếng ủng hộ các quyết định đó trên báo chí. Ngoài ra, Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Hoàng Quân cũng đồng thời là Chủ tịch UB sông Đồng Nai- cũng gửi văn bản đến Chính phủ về các tác hại của thủy điện đối với sông Đồng Nai.
Chủ tịch UBND TP.HCM từng giao cho Sở Công thương TP.HCM nghiên cứu các tác hại của thủy điện trước khi làm kiến nghị gửi Chính phủ. Đồng Nai từng tổ chức hội thảo khoa học để tổng hợp ý kiến và thậm chí là gặp trực tiếp chủ đầu tư dự án trước khi gửi văn bản phản đối thủy điện. Vì thế, liệu hai đơn vị hành chính thuộc loại lớn nhất nước này có dễ dàng để một cá nhân như ông Bùi Pháp muốn nói gì thì nói?
Và quả đúng thế thật, gần như ngay sau phát biểu của ông Bùi Pháp, ông Trương Văn Vở, Phó Trưởng đoàn Đại biểu QH tỉnh Đồng Nai đã nhận định: "Quan điểm của tôi là mọi công dân, kể cả ông Bùi Pháp, nếu nói không đúng, "vu khống" cho các cơ quan ở Đồng Nai phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về lời nói của mình. Chúng tôi sẽ họp bàn để có ý kiến về việc này".
Ông Huỳnh Ngọc Đáng - Phó Trưởng đoàn chuyên trách đoàn Đại biểu QH tỉnh Bình Dương - đề nghị ông Bùi Pháp cần phát biểu có trách nhiệm hơn. "Bộ phận" nào, nhóm "lợi ích riêng" nào đã "kết cấu với một số nhà báo, tờ báo đưa thông tin không chính xác" như ông đã phát biểu? Khi mà những phát ngôn này đều được đăng tải trên các tờ báo uy tín.
Chủ tịch tỉnh Đồng Nai Đinh Quốc Thái và Phó CT tỉnh Nguyễn Thành Trí, xác định phản đối thủy điện Đồng Nai 6 và 6A đến cùng trên cơ sở những tâm tư của người dân và lo lắng của chính quyền. Và không thể không nhắc đến Mạng lưới sông ngòi Việt Nam (VRN) như là một tổ chức khoa học rất lo ngại đối với hai dự án thủy điện của tập đoàn ĐL- GL.
Đơn vị này cũng từng gửi kiến nghị dừng thủy điện dựa trên các nghiên cứu khoa học thực địa và tuyên bố sẵn sàng tranh luận khoa học công khai.
Một nhà báo, một tờ báo nếu viết sai sự thật về một cá nhân, tổ chức nào đó thì cá nhân, tổ chức đó có quyền khiếu nại, khởi kiện để bảo vệ quyền lợi.
Ông Bùi Pháp từng phát biểu hùng hồn mang tính xúc phạm báo chí, cộng đồng để rồi sau đó trên một tờ báo, ông lại cho rằng mình không nói như vậy. Việc lợi ích nhóm cấu kết với báo chí được ông "chỉnh" lại là chỉ... "có thể" mà thôi. Người viết bài không tin các hình ảnh, ghi âm và những người có mặt tại cuộc giới thiệu về hai dự án thủy điện tại Hà Nội lại không lưu lại chút gì về việc lúc ông nói xuôi, lúc ông nói ngược.
Đoàn khảo sát của các cán bộ thuộc Viện Sinh học nhiệt đới đi khảo sát (tháng 7-2011) nơi dự kiến xây dựng thủy điện Đồng Nai 6. Ảnh: Đức Tuyên/ Tuổi trẻ
|
Dùng "tài nguyên lòng dân" quá tệ
Bầy đàn - cụm từ nhiều liên tưởng này đã được sử dụng bởi một cán bộ có trách nhiệm cầm cân nảy mực, đánh giá báo cáo tác động của hai dự án thủy điện bị phản đối nhiều nhất: Ông Nguyễn Vũ Trung, Phó Trưởng phòng Đánh giá môi trường tổng hợp, Cục Thẩm định và Đánh giá tác động môi trường (Bộ Tài nguyên- Môi trường).
Chủ tịch tỉnh Đồng Nai Đinh Quốc Thái và Phó CT tỉnh Nguyễn Thành Trí, xác định phản đối thủy điện Đồng Nai 6 và 6A đến cùng trên cơ sở những tâm tư của người dân và lo lắng của chính quyền. Và không thể không nhắc đến Mạng lưới sông ngòi Việt Nam (VRN) như là một tổ chức khoa học rất lo ngại đối với hai dự án thủy điện của tập đoàn ĐL- GL.
Đơn vị này cũng từng gửi kiến nghị dừng thủy điện dựa trên các nghiên cứu khoa học thực địa và tuyên bố sẵn sàng tranh luận khoa học công khai.
|
"Tôi yêu cầu báo chí, nhà khoa học phải khách quan, trung thực, thể hiện lòng tự trọng và tính chịu trách nhiệm của mình. Không thể à ơi theo tâm lý bầy đàn. Các phóng viên, các nhà khoa học có mặt tại hội thảo cần nhìn về tương lai của đất nước, của con cháu mà sống có trách nhiệm. Những phát ngôn trước công luận phải gắn với tự trọng, danh dự, phẩm giá của mình", ông nói.
Nhưng hàng triệu người phải hiểu như thế nào đây khi xem các thông tin về tác hại của thủy điện và phản đối nó được xây dựng trong rừng nguyên sinh? Nghĩa là tri thức, kinh nghiệm, tâm tư, suy nghĩ và quyền tự do phát biểu về vấn đề có sự ảnh hưởng đến tài sản quốc gia (vườn Quốc gia Cát Tiên) cũng như tính mạng, tài sản của hàng triệu đồng bào ở hạ lưu sông Đồng Nai là vô giá trị?
Bỗng nhớ tới bộ phim Sự im lặng của bầy cừu. Người viết không có ý so sánh kẻ ăn thịt người Hannibal Lecter với... doanh nghiệp bị đánh giá là muốn "ăn" rừng cho bằng được. Nhưng thật sự hồ nghi ông Trung... ngây thơ như sinh viên thực tập FBI Clarice Starling.
Những lợi ích chung (tương lai của đất nước, của con cháu) bị đánh tráo khái niệm sang việc phải ủng hộ chủ đầu tư hai dự án thủy điện rất khéo léo. Nhưng gọi hàng triệu người phản đối thủy điện Đồng Nai 6 và 6A là "à ơi theo tâm lý bầy đàn" thì đúng là không chấp nhận được.
"Tài nguyên lòng dân" cũng bị rẻ rúng?
Không hiểu tại sao một cán bộ đại diện cho Bộ TN- MT phát biểu như vậy trước công luận mà bộ chủ quản này hoàn toàn không có ý kiến gì để người dân biết chủ trương của mình.
Hình như "tài nguyên lòng dân" bị rẻ rúng quá!
Ngành điện, dầu khí với mức lương bị lãnh đạo ngành than thở là "không đủ sống" cũng đủ khiến thiên hạ ước mơ. Ngành than, ngành gỗ xuất khẩu bao lâu nay ra nước ngoài với giá rẻ mạt để rồi bây giờ quay lại nhập khẩu với giá cao ngất.
Nguồn nước- khi đến được với người dân với giá bán 100% nhưng bị thất thoát trung bình 40%. Đất đai - một thứ tài nguyên gắn bó cơ hữu với người Việt- đã được quản lý đến mức góp phần để xảy ra trên 70% vụ kiện tụng...
Nếu dùng "tài nguyên lòng dân" như thế thì, không biết Bộ TN- MT sẽ nghĩ gì khi thấy người dân hoan hô nhiệt liệt UBND tỉnh, đoàn Đại biểu QH Đồng Nai đã dám quyết liệt phản đối thủy điện đến cùng, nghĩ gì khi Tỉnh ủy Đồng Nai cũng đã gửi công văn lên cấp trên đề nghị dừng hai dự án này?
Trích từ http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/96852/thu-tuong-tra-loi-chat-van-ve-song-tranh-2.html
ReplyDelete"...Thứ ba, không tác động lớn, không tác động xấu đến môi trường sống. Chúng ta hết sức chú ý môi trường.
Thứ tư, phải đảm bảo hiệu quả phát điện và hiệu quả tổng hợp của dự án thủy điện, cả hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường.
Và một yêu cầu thứ năm tôi luôn nhắc các Bộ chức năng, trong việc này, muốn đảm bảo 4 yêu cầu trên là phải nghiêm túc thực hiện đúng các quy định của pháp luật trong lập dự án, xây dựng dự án, thẩm định, quá trình thi công, xây dựng cho tới vận hành phải đảm bảo yêu cầu nghiêm túc các quy định của pháp luật.
Các dự án thủy điện dù đã có trong quy hoạch nhưng khi lập dự án, thẩm định dự án, quyết định cho phép đầu tư phải được thẩm định chặt chẽ. Như dự án thủy điện Đồng Nai 6, 6A. Dự án này là tiềm năng thủy điện lớn, được đưa vào quy hoạch nhưng khi xây dựng dự án phải được tiến hành thẩm định một cách chặt chẽ, đúng quy định của pháp luật. Nếu không đạt các yêu cầu như tôi trình bày trên thì không làm.
Thưa các đại biểu Đồng Nai, nhân đây tôi trình bày luôn, là với tinh thần đó, dự án này đang ở khâu là Bộ Tài Nguyên và Môi trường lập hội đồng để thẩm định về đánh giá tác động môi trường và sau khi thẩm định sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Xin báo cáo đại biểu, với các yêu cầu tôi trình bày, cái nào không đảm bảo, tác động xấu đến môi trường, không đảm bảo được 5 yêu cầu nêu trên thì không làm. Tức quản lý chặt chẽ việc xây dựng mới, cơ quan chức năng phải thẩm định nghiêm túc và chịu trách nhiệm về sự thẩm định của mình, cơ quan quyết định cho phép cũng phải chịu trách nhiệm về việc cho phép của mình, mà phải đảm bảo các yêu cầu Chính phủ đề ra như tôi trình bày."
Uỷ ban lưu vực hệ thống sông Đồng Nai đại diện cho 12 tỉnh thành và 20 triệu dân vùng kinh tế trong điểm phía Nam đã có văn bản chính thức gửi lên Quốc hội, yêu cầu dừng dự án này lại. Uỷ ban này yêu cầu cân nhắc nếu thiệt hại, nếu tác động xấu lớn đến môi trường đúng như báo chí và kết quả hội thảo tại VQG Cát Tiên, tại Tỉnh Đồng Nai thì yêu cầu dừng dự án.
DeleteChào anh Thuật, BH cũng theo dõi tin tức anh chia sẻ và thật đáng buồn vì anh phải xin nghỉ việc. Sắp tới BH sẽ có cơ hội được chia sẻ chuyến đi của mình với báo chí và cũng muốn có 1 chút so sánh về cách làm rừng, bảo vệ rừng của thế giới và VN mình. Có thể em sẽ đề cập đến Thuỷ điện Đồng Nai 6 và 6a, nhưng quả thật, chuyên môn của em hông phải là lâm nghiệp mà chỉ là 1 người quan tâm đến tương lại tốt, môi trường sống tốt cho con người. Do vận nên tâm huyết của anh Thuật, BH rất trân trọng. Có điều,ở VN thường đấu tranh thì toàn mang vạ vào thân. Thế chúc anh bền tâm vững chí, giữ bản lĩnh tốt đẹp và sức khỏe tốt nhé. Em sẽ đọc thêm nhiề bài viết, bài bình luận, đánh giá của anh và của nhóm để có thể hiểu biết thêm chứ nói mà không có hiểu thì họ cười cho, hihi.
ReplyDeleteBáo cáo về Sông Tranh 2 sai sót: “Bộ Công Thương đang đổ vấy trách nhiệm!”
ReplyDelete(Dân Việt) - Đây là khẳng định của đại diện Bộ Tài nguyên - Môi trường là ông Mai Thanh Dung - Cục trưởng Cục Thẩm định và đánh giá tác động môi trường.
Sau khi Bộ Công Thương đẩy trách nhiệm cho Bộ Tài nguyên - Môi trường(TNMT) về việc để xảy ra những sai sót trong báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của EVN, đại diện Bộ TNMT là ông Mai Thanh Dung – Cục trưởng Cục Thẩm định và đánh giá tác động môi trường khẳng định Bộ Công Thương đang đổ vấy.
Ông Mai Thanh Dung cho biết: Bộ Công Thương nói thế là sai, là đổ vấy. Bởi trong hội đồng phê duyệt có đại diện của Bộ Công Thương là đơn vị chủ quản của chủ dự án, có đại diện của Bộ TNMT, của các nhà khoa học, các chuyên gia. Với một hội đồng gồm nhiều thành phần như thế mà lại đẩy hết trách nhiệm cho Bộ TNMT là không đúng. Bộ chúng tôi làm sao đi kiểm chứng được hết các thông tin đánh giá khảo sát trong đó, việc đó thuộc chủ dự án chứ, ví dụ các thông tin về điều kiện địa chất khu vực đó, chủ dự án phải có trách nhiệm vì sự an toàn của dự án mà họ làm chủ đầu tư.
Bộ Công Thương cũng là một thành phần trong hội đồng thẩm định, vậy trách nhiệm của họ như thế nào, thưa ông?
- Thứ nhất, Bộ Công Thương là đơn vị chủ quản của chủ dự án, thứ hai họ là thành viên trong hội đồng thẩm định, do đó có lẽ tôi không phải trả lời cụ thể câu hỏi này. Trách nhiệm như thế nào, pháp luật đã quy định rõ. Không thể cứ khi sự việc xảy ra lại đổ vấy trách nhiệm cho nhau được.
Phần việc của Bộ TNMT trong việc thẩm định báo cáo đó là gì, thưa ông?
- Chúng tôi xem nội dung của ĐTM đã đáp ứng được yêu cầu nội dung bảo vệ môi trường chưa. Nếu các giải pháp ấy chưa đáp ứng được thì hội đồng yêu cầu thay đổi hoặc bổ sung cho phù hợp thì mới được phê duyệt.
Trong câu chuyện này, Bộ Công Thương và Bộ TNMT cứ đẩy trách nhiệm cho nhau, vậy rốt cuộc là như thế nào?
- Thực ra cũng chẳng có đưa đẩy gì, có điều cần xem xét lại phát ngôn của ông Cao Anh Dũng – Phó Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp (Bộ Công Thương). Ông Dũng có thể không phụ trách lĩnh vực này nên không hiểu biết hết về công việc đánh giá tác động môi trường nên cứ phát ngôn thế thôi.
Xin cảm ơn ông!
Đình Thắng (thực hiện)
"Cát Tiên lòng hết u sầu
ReplyDeleteHết những thức thắng đêm thâu đợi chờ
Sẻ chia tiếp mãi nào ngờ
Từ ta tiếp mãi bây giờ nhiều trăm
Đẹp sao như buổi trăng rằm
Huynh đệ gặp lại mấy năm đợi chờ
Bất ngờ tiếp nối bất ngờ
Làm cho "bộ phận"* ngẩn ngơ buồn phiền
Ai đời lại hại Cát Tiên
Nhật chiếu cảnh Tiên nối liền hiện rõ
Vầng trăng hiện hình sáng tỏ
Đến nay biết được là có hoan hỷ
Nhân dân hàng tỉ loài quý
Ăn mừng sự sống nâng ly chúc mừng
Hạnh phúc đến nỗi lệ rưng
Người ơi save Mẹ xin đừng ra tay
Ơn này ghi mãi từ nay
Hôm nay mãi mãi cuộc đời tốt tươi
Hôm nay mãi mãi đời đời".
*: nhóm lợi ích, lợi ích quyền-tiền quyện-bện chặc nhau.
Cát Tiên sẽ bớt u sầu mà thôi
Delete