Nói lấy được
TP - Tuần này, hội đồng thẩm định của Bộ TN&MT có
thể nhóm họp để khởi động, chứ chưa phải đem ra mổ xẻ báo cáo đánh giá
tác động môi trường (ĐTM) gây nhiều tranh cãi của hai dự án thủy điện
Đồng Nai 6 và Đồng Nai 6A.
Trước cuộc họp, được biết, hội đồng được bổ sung một số
thành viên mới nhằm đảm bảo tính cân bằng và tăng tính khách quan như
kiến nghị của các nhà khoa học cũng như của các địa phương bị ảnh hưởng.
Cũng vì kiến nghị của các nhà khoa học mà hội đồng đến
giờ này vẫn chưa thẩm định được báo cáo ĐTM. Chủ đầu tư đã gửi nó từ
cách đây gần nửa năm, trong khi pháp luật quy định phải xử lý trong vòng
45 ngày kể từ lúc nhận.
Vậy mà một quan chức ở Bộ TN&MT lại nhận xét: “Tính
chịu trách nhiệm của các nhà khoa học hiện nay rất thấp. Họ hoài nghi
cái này, cái kia mà không hề có căn cứ trong khi, để có được ĐTM, phải
mất rất nhiều tiền của, công sức”.
Đây không phải lần đầu ông nặng lời với các ý kiến đóng
góp. Trên một số diễn đàn mạng, ông còn dùng lời lẽ nặng hơn nhiều.
Đành rằng từng ý kiến có thể không chính xác do nhiều nguyên nhân.
Một trong những nguyên nhân là do họ thiếu thông tin hay, nói thẳng, không được cung cấp thông tin đầy đủ.
Bản thân phóng viên báo Tiền Phong đã đăng ký
làm việc theo đúng quy định của Luật Báo chí từ cách đây một tháng với
hai vị lãnh đạo của Bộ TN&MT trực tiếp chịu trách nhiệm về dự án ĐN
6&6A. Vậy mà không có hồi âm gì.
Nhưng đằng sau việc không công khai thông tin, việc
nặng lời với các nhà khoa học phản biện là gì? Có hay không một bộ phận
người có trách nhiệm cố tình lèo lái đưa doanh nghiệp vào ma trận để
rồi, nếu thua thiệt, chính doanh nghiệp phải gánh chịu toàn bộ?
Chỉ cần căn cứ Luật Đa dạng Sinh học năm 2008 và Nghị
quyết 49 của Quốc hội năm 2010 là đã thấy dự án hầu như không qua được
cửa pháp lý.
Đã không lọt cửa ấy thì làm ĐTM làm gì nữa. Vậy tại sao
vẫn có ai đó xui chủ đầu tư làm? Tại sao Bộ NN&PTNT ra hàng loạt
văn bản mập mờ để gieo niềm hy vọng cho chủ đầu tư? Tại sao hội đồng
thẩm định chưa họp mà Bộ TN&MT đã thể hiện công khai trên website sự
ủng hộ đối với báo cáo ĐTM?
Tại sao một quan chức Bộ Công Thương khi trả lời Tiền
Phong lại cho rằng các văn bản trên không cấm nghiên cứu mà chỉ cấm xây
dựng nên chủ đầu tư có quyền nghiên cứu? Vấn đề là nghiên cứu không phải
bằng nước lã. Chủ đầu tư cay đắng cho biết ông tốn hàng trăm tỷ đồng
chỉ riêng cho giai đoạn nghiên cứu.
Chi Giao
Thân gởi các anh chị,
ReplyDeleteTôi mới rà soát lại Nghị định số 126/2008/NĐ-CP có liên quan đến chuyện thủy điện Đồng Nai 6 và 6A, trong đó ở chương 2:
(http://thuvienphapluat.vn/archive/Nghi-dinh/Nghi-dinh-126-2008-ND-CP-huong-dan-Phap-lenh-Bao-ve-cong-trinh-nhquan-trong-lien-quan-den-an-ninh-quoc-gia-vb82703t11.aspx)
Chương 2.
XÁC LẬP DANH MỤC CÔNG TRÌNH QUAN TRỌNG LIÊN QUAN ĐẾN AN NINH QUỐC GIA
Điều 7. Tiêu chí xác định công trình thuộc danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia
Công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia phải có đủ các tiêu chí sau đây:
1. Là công trình có một trong các đặc trưng:
a. Là cơ sở vật chất đặc biệt quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia:
- Công trình quốc phòng, an ninh quan trọng nếu để xảy ra sự cố hoặc bị phá hoại sẽ làm suy yếu khả năng phòng thủ bảo vệ Tổ quốc hoặc trực tiếp tác động đến sự tồn tại của chế độ.
- Công trình văn hóa, thông tin- truyền thông nếu bị phá hoại hoặc bị lợi dụng làm phương tiện thông tin, tuyên truyền chống lại chính quyền nhà nước sẽ trực tiếp tác động đến tư tưởng người dân, đến sự tồn tại của chế độ.
- Công trình có sử dụng công nghệ hạt nhân (lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu, nhà máy điện hạt nhân), công trình đặc biệt quan trọng trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị - xã hội, giao thông, đê điều, điện lực, thủy lợi, xây dựng nếu để xảy ra sự cố hoặc bị phá hoại sẽ gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng đến nền kinh tế quốc dân, gây thảm hoạ đối với đời sống con người, môi trường sinh thái.
Theo tiêu chí này thì ĐN 6 và 6A không phải là công trình đặc biệt, liên quan đến an ninh quốc phòng, không có gì ảnh hưởng đến sự tồn tại của chế độ.
Ngoài ra, theo Nghị định này, nếu ĐN 6 và 6A là công trình liên quan đến an ninh quốc phòng thì Hội đồng thẩm định phải là Bộ Công An và Bộ Quốc phòng chứ không phải là Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Điều 10. Cơ quan thẩm định hồsơ đề nghị đưa công trình vào danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia
Cơ quan thẩm định hồ sơ đề nghị đưa công trình vào danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia là Hội đồng thẩm định. Hội đồng thẩm định được thành lập theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an hoặc Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, với thành phần như sau:
1. Đối với Hội đồng thẩm định do Bộ trưởng Bộ Công an quyết định thành lập, thành phần Hội đồng gồm:
a. Bộ trưởng Bộ Công an là Chủ tịch Hội đồng;
b. Một lãnh đạo cấp Thứ trưởng của Bộ, ngành hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có công trình đề nghị đưa vào danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia và đại diện lãnh đạo các Bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng và Văn phòng Chính phủlà thành viên Hội đồng;
c. Căn cứ vào tính chất, quy mô,đặc điểm của từng công trình, Chủ tịch Hội đồng thẩm định quyết định các thành viên khác.
2. Đối với Hội đồng thẩm định do Bộ Quốc phòng quyết định thành lập (đối với các công trình do Bộ Quốc phòng trực tiếp quản lý), thành phần Hội đồng gồm:
a. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng là Chủ tịch Hội đồng;
b. Đại diện lãnh đạo các Bộ:Công an, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng và Văn phòng Chính phủ là thành viên Hội đồng;
c. Căn cứ vào tính chất, đặc điểm, quy mô của từng công trình, Chủ tịch Hội đồng thẩm định quyết định các thành viên khác.
Tay Nguyễn Vũ Trung, Phó Phòng Môi trường - Cục Thẩm định và Đánh giá Tác động Môi trường (Bộ TN&MT) hình như đang ráng nói lấy được cho chủ đầu tư mà không đọc kỹ Luật gì cả.
Vả lại, đừng quên rằng Luật bao giờ cũng đứng cao hơn Nghị định.
Thân ái,
Chào bạn AnonymousNovember 23, 2012 9:40 AM
ReplyDeleteChương 12 của Nghị định 126 …. đề cập đế những công trình hiện hành chứ không phải cái công trình trên giấy và trong ý tưởng
công trình đặc biệt quan trọng trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị - xã hội, giao thông, đê điều, điện lực, thủy lợi, xây dựng nếu để xảy ra sự cố hoặc bị phá hoại sẽ gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng đến nền kinh tế quốc dân, gây thảm hoạ đối với đời sống con người, môi trường sinh thái.
Do đó, không thể nói Dự án ĐN6 và ĐN6A là Đập thủy điện ĐN6 và ĐN6A, vì nó có hiện diện đâu mà xem xét nó là công trình đặc biệt có liên quan đến an ninh quốc phòng ?
Còn nếu nói rằng Thủy điện ĐN6 và 6A là sự kết hợp giữa lấy nước tạo ra điện và làm Bờ chắn cho Bộ đội khi có chiến tranh thì … ai muốn hiểu sao thì hiểu.