SavingCTNP 22/11/2012 - Ở Việt Nam và nhiều Quốc gia chưa phát triển ( Campuchia, Lào...), chống bọn phá rừng nghĩa là tuyên chiến với bọn chuyên xài "Luật Rừng".
Điều kinh khủng là chính kiểm lâm câu kết với lâm tặc có tổ chức mới phá rừng tàn bạo đồng thời các đại gia gỗ phất lên nhanh chóng.
Chúng ta hãy chia sẻ và ủng hộ những người cùng chí hướng, dũng cảm bảo vệ rùng, tài sản chung của Việt Nam, môi trường chung của Thế giới đang đi đến hồi hết thuốc cứu vãn!
Theo giá Nhà nước, 01 mét khối gỗ tròn nhóm I ở rừng tự nhiên đã lên tới 40-50 triệu VND. Một cái cây mấy người ôm, các vị nhẩm tính ra tới hàng tỷ VNĐ rồi ( mấy lọai này, mẩu bé cũng mần được tượng các kiểu, đóng toa xe lửa, xuất khẩu lãi siêu, đang hot)!
Tôi hỏi chủ vuờn: cây tràm ( bạch đàn) trồng hơn 10 năm ( hết lớn) ở gần hồ Núi Le, Xuân Lộc-Đồng Nai họ trả mão ( đổ đồng) 800.000 đ/cây, tự chặt, chở. Lọai trồng làm bờ rào quanh mấy XN ở Tân Uyên-Bình Dương sau 5 năm chặt tỉa còn bán được 100.000 đ/cây ( giá tình cảm).
Vậy bà con chuẩn bị hùn tiền đấu thầu gỗ, luồng tận thu rừng như Bùi Pháp khẳng định khi mần 2 cái DA thủy điện ĐN 6 và ĐN 6A: có 6 tỷ VNĐ thui ( giá thị trường ổng nói chỉ đáng 4,5 tỷ kia).
Điều bất thường đang xảy ra ở Vườn quốc gia Yók Đôn?
Đặng Trung Kiên
Báo Lao Động
Tác giả bàng hoàng trước những cây hương đại thụ chỉ còn trơ gốc ở tiểu khu 477.
Trong vòng 4 tháng, Vườn quốc gia Yók Đôn (Đắc Lắc) đã kỷ luật 4 cán bộ kiểm lâm; cách đây vài ngày (ngày 9.11), Tổng cục Lâm nghiệp cũng thống nhất miễn nhiệm, điều chuyển hàng loạt cán bộ chủ chốt khác tại đây.
Trong thời gian này, hàng loạt vụ phá rừng quy mô lớn, săn bắt thú quý hiếm... bị phát hiện. Điều bất thường gì đang xảy ra tại Vườn quốc gia (VQG) Yók Đôn? Trong loạt bài này, Báo Lao Động trở lại với tình trạng mất đoàn kết nội bộ, kiểm lâm biến chất, nạn phá rừng như trẩy hội tại vườn quốc gia rộng lớn và giàu có nhất nước này.
Bài 1: Tan hoang vườn quốc gia
Trong vài năm gần đây, những ai từng đến Yók Đôn đều khiếp đảm bởi nạn phá rừng, giết hại động vật hoang dã một cách tàn bạo. Trong dịp Yók Đôn rầm rộ lên mặt báo mới đây, phóng viên Lao Động đã lặn lội vào các tiểu khu 477, 484 của VQG Yók Đôn để xác tín việc hàng trăm cây gỗ hương bị triệt hạ và thú rừng bị bắn giết.
“Công trường” gỗ trong VQG
Nội bộ VQG đang phức tạp, chúng tôi chọn chị Vân - nguyên cán bộ y tế khi VQG Yók Đôn còn là Lâm trường Buôn Đôn, người thường xuyên vào rừng tìm thảo dược - giúp dẫn đường. Từ trung tâm huyện Buôn Đôn đến Nhà máy thủy điện Sêrêpốk 4, hết đoạn đường đất xuyên giữa nương rẫy của người dân xã Tân Hòa, vượt thêm vài suối nhỏ là đến địa phận tiểu khu 477. Nếu đường vào lầy lội, dốc liên tục thì tiểu khu 477 là một cánh rừng nguyên sinh phủ trên bình nguyên rộng lớn, đường cấp phối xe chạy băng băng...
Nghe nói phía trước có 2 trạm bảo vệ rừng, song chúng tôi vẫn không thấy bóng dáng kiểm lâm nào, dù quy định bất cứ ai vào rừng đặc dụng không có lý do chính đáng đều bị trục xuất. Từ con suối đầu tiên trong địa bàn tiểu khu vào vài trăm mét, bên phải đường tuần tra 50 mét là một “công trường” khai thác gỗ. Những cây giáng hương đường kính cả mét chỉ còn lại gốc, mặt cắt phẳng phiu. Xung quanh là cành ngọn, những đoạn gỗ bị chê - mà nếu đem ra ngoài cũng bán được vài chục triệu một mét khối.
Chúng tôi lên xe đi tiếp khoảng chục cây số, lại một “công trường” gỗ. Mặt cắt của gốc cây được kiểm lâm đánh dấu: “T1, Đ.K.T, 10.8.2012,” - tức Trạm 1 đã kiểm tra ngày 10.8.2012. Chị Vân nói: “Kiểm lâm gian lắm, toàn ghi lùi ngày để giảm trách nhiệm, thực tế gỗ bị chặt 2 tuần họ mới đi kiểm tra. Các vụ phá rừng này tôi biết rõ, chính tôi trực tiếp gọi điện báo Chủ tịch huyện trước khi kiểm lâm vào đánh dấu”. Trên đường về, chúng tôi ghé trạm kiểm lâm xin nước uống, chị Vân và những cán bộ kiểm lâm đã “nhẵn mặt” chào hỏi và dò xét lẫn nhau. Hai điểm phá rừng này, cộng với một số điểm khác mà chúng tôi không đi hết được, theo ông Trần Văn Thành - quyền GĐ VQG Yók Đôn - là có 178 cây gỗ bị chặt, mất vài trăm mét khối. Phần lớn không bắt được lâm tặc.
Vụ phá rừng trên chưa lắng dịu, ngày 15.6, kiểm lâm VQG Yók Đôn lại vô tình phát hiện cả kho gỗ lậu cất giấu dưới lòng sông Sêrêpốk. Khi các thủy điện trên sông tích nước, 45 khúc gỗ hương xẻ hộp cất giấu tại 3 điểm (mỗi điểm cách nhau 500m) tự lòi ra. Lúc này, kiểm lâm mới “khẳng định” nó được khai thác từ 15 cây hương ở tiểu khu 477.
Số phận của voi, bò rừng...
Ngày 8.11, Bộ NNPTNT có văn bản lần thứ hai đề nghị UBND tỉnh Đắc Lắc làm rõ các đối tượng giết hại 2 con voi trưởng thành, được phát hiện ngày 25.8. Đây là 2 con voi bị giết tại tiểu khu 257, VQG Yók Đôn, hiện trường có 12 vỏ đạn súng quân dụng AK. Nhưng theo đại tá Phạm Minh Thắng - Chánh Văn phòng CA tỉnh Đắc Lắc - thì công tác điều tra gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân là VQG Yók Đôn phát hiện (chính xác là người dân báo tin cho vườn) khi voi đã bị giết quá lâu, các dấu vết còn lại rất mờ nhạt.
Trong khi đó, các nhà khoa học đã xác định VQG Yók Đôn là “ngôi nhà” cuối cùng của các quần thể voi hoang dã còn sót lại ở Tây Nguyên. Cùng với voi, bò rừng - động vật hoang dã quý hiếm nhóm 1B - ở VQG Yók Đôn cũng nằm trong tầm ngắm của thợ săn. Cơ quan chức năng đã ghi nhận có ít nhất 2 cá thể bò rừng bị bắn hạ ở VQG Yók Đôn, con mới nhất bị bắn vào tháng 3.2012. Trong tháng 8, các trạm kiểm lâm số 5 và số 10 bắt quả tang xe ôtô BKS 47L - 3709 chở 5 đối tượng vào rừng săn thú, thu giữ một con hoẵng đã bị giết, một súng quân dụng và 21 viên đạn. Ngoài các vụ việc trên, bẫy thú đang giăng mắc khắp nơi trong rừng Yók Đôn, có tháng kiểm lâm gỡ được gần 300 dây bẫy.
Trong 10 tháng đầu năm 2012, tại VQG Yok Đôn xảy ra 365 vụ vi phạm pháp luật về bảo vệ rừng (tịch thu 3.503m3 gỗ), nhưng trong đó có đến 289 vụ không phát hiện được đối tượng. Chính lãnh đạo VQG Yók Đôn đã thừa nhận, công tác bảo vệ rừng ở đây không đạt hiệu quả. Vậy đâu là nguyên nhân của thảm trạng Yók Đôn?
(còn tiếp)
http://laodong.com.vn/Xa-hoi/Dieu-bat-thuong-dang-xay-ra-o-Vuon-quoc-gia-Yok-Don/92559.bld
“Công trường” gỗ trong VQG
Nội bộ VQG đang phức tạp, chúng tôi chọn chị Vân - nguyên cán bộ y tế khi VQG Yók Đôn còn là Lâm trường Buôn Đôn, người thường xuyên vào rừng tìm thảo dược - giúp dẫn đường. Từ trung tâm huyện Buôn Đôn đến Nhà máy thủy điện Sêrêpốk 4, hết đoạn đường đất xuyên giữa nương rẫy của người dân xã Tân Hòa, vượt thêm vài suối nhỏ là đến địa phận tiểu khu 477. Nếu đường vào lầy lội, dốc liên tục thì tiểu khu 477 là một cánh rừng nguyên sinh phủ trên bình nguyên rộng lớn, đường cấp phối xe chạy băng băng...
Nghe nói phía trước có 2 trạm bảo vệ rừng, song chúng tôi vẫn không thấy bóng dáng kiểm lâm nào, dù quy định bất cứ ai vào rừng đặc dụng không có lý do chính đáng đều bị trục xuất. Từ con suối đầu tiên trong địa bàn tiểu khu vào vài trăm mét, bên phải đường tuần tra 50 mét là một “công trường” khai thác gỗ. Những cây giáng hương đường kính cả mét chỉ còn lại gốc, mặt cắt phẳng phiu. Xung quanh là cành ngọn, những đoạn gỗ bị chê - mà nếu đem ra ngoài cũng bán được vài chục triệu một mét khối.
Chúng tôi lên xe đi tiếp khoảng chục cây số, lại một “công trường” gỗ. Mặt cắt của gốc cây được kiểm lâm đánh dấu: “T1, Đ.K.T, 10.8.2012,” - tức Trạm 1 đã kiểm tra ngày 10.8.2012. Chị Vân nói: “Kiểm lâm gian lắm, toàn ghi lùi ngày để giảm trách nhiệm, thực tế gỗ bị chặt 2 tuần họ mới đi kiểm tra. Các vụ phá rừng này tôi biết rõ, chính tôi trực tiếp gọi điện báo Chủ tịch huyện trước khi kiểm lâm vào đánh dấu”. Trên đường về, chúng tôi ghé trạm kiểm lâm xin nước uống, chị Vân và những cán bộ kiểm lâm đã “nhẵn mặt” chào hỏi và dò xét lẫn nhau. Hai điểm phá rừng này, cộng với một số điểm khác mà chúng tôi không đi hết được, theo ông Trần Văn Thành - quyền GĐ VQG Yók Đôn - là có 178 cây gỗ bị chặt, mất vài trăm mét khối. Phần lớn không bắt được lâm tặc.
Chị Vân - người dẫn đường - nói đường kính phần ngọn cây là 60cm, gốc phải lớn gấp đôi. |
Vụ phá rừng trên chưa lắng dịu, ngày 15.6, kiểm lâm VQG Yók Đôn lại vô tình phát hiện cả kho gỗ lậu cất giấu dưới lòng sông Sêrêpốk. Khi các thủy điện trên sông tích nước, 45 khúc gỗ hương xẻ hộp cất giấu tại 3 điểm (mỗi điểm cách nhau 500m) tự lòi ra. Lúc này, kiểm lâm mới “khẳng định” nó được khai thác từ 15 cây hương ở tiểu khu 477.
Số phận của voi, bò rừng...
Ngày 8.11, Bộ NNPTNT có văn bản lần thứ hai đề nghị UBND tỉnh Đắc Lắc làm rõ các đối tượng giết hại 2 con voi trưởng thành, được phát hiện ngày 25.8. Đây là 2 con voi bị giết tại tiểu khu 257, VQG Yók Đôn, hiện trường có 12 vỏ đạn súng quân dụng AK. Nhưng theo đại tá Phạm Minh Thắng - Chánh Văn phòng CA tỉnh Đắc Lắc - thì công tác điều tra gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân là VQG Yók Đôn phát hiện (chính xác là người dân báo tin cho vườn) khi voi đã bị giết quá lâu, các dấu vết còn lại rất mờ nhạt.
Trong khi đó, các nhà khoa học đã xác định VQG Yók Đôn là “ngôi nhà” cuối cùng của các quần thể voi hoang dã còn sót lại ở Tây Nguyên. Cùng với voi, bò rừng - động vật hoang dã quý hiếm nhóm 1B - ở VQG Yók Đôn cũng nằm trong tầm ngắm của thợ săn. Cơ quan chức năng đã ghi nhận có ít nhất 2 cá thể bò rừng bị bắn hạ ở VQG Yók Đôn, con mới nhất bị bắn vào tháng 3.2012. Trong tháng 8, các trạm kiểm lâm số 5 và số 10 bắt quả tang xe ôtô BKS 47L - 3709 chở 5 đối tượng vào rừng săn thú, thu giữ một con hoẵng đã bị giết, một súng quân dụng và 21 viên đạn. Ngoài các vụ việc trên, bẫy thú đang giăng mắc khắp nơi trong rừng Yók Đôn, có tháng kiểm lâm gỡ được gần 300 dây bẫy.
Trong 10 tháng đầu năm 2012, tại VQG Yok Đôn xảy ra 365 vụ vi phạm pháp luật về bảo vệ rừng (tịch thu 3.503m3 gỗ), nhưng trong đó có đến 289 vụ không phát hiện được đối tượng. Chính lãnh đạo VQG Yók Đôn đã thừa nhận, công tác bảo vệ rừng ở đây không đạt hiệu quả. Vậy đâu là nguyên nhân của thảm trạng Yók Đôn?
(còn tiếp)
http://laodong.com.vn/Xa-hoi/Dieu-bat-thuong-dang-xay-ra-o-Vuon-quoc-gia-Yok-Don/92559.bld
No comments:
Post a Comment