Friday, February 1, 2013

NHIỆM KỲ 1=0. NHIỆM KỲ 2 SẼ =???


Bảo vệ môi trường hệ thống sông Đồng Nai: Cần sự liên kết và nhiều giải pháp đồng bộ
Cập nhật lúc:  14:08 23/01/2013



(VEN) - Sau 5 năm triển khai Đề án bảo vệ môi trường lưu vực hệ thống sông Đồng Nai (2007 - 2012), tình hình ô nhiễm tại hệ thống sông lớn này đã có nhiều cải thiện, 11 tỉnh, thành nằm trong lưu vực sông đã triển khai sâu rộng các nhiệm vụ cụ thể trong đề án; Ý thức bảo vệ môi trường của cộng đồng có nhiều thay đổi tích cực và tính liên kết vùng, vượt xa hơn mỗi đơn vị tỉnh, thành. Đây chính là những thuận lợi lớn để chúng ta tiếp tục triển khai Đề án trong những năm tiếp theo.
Lưu vực hệ thống sông Đồng Nai với 11 tỉnh thành có dân số khoảng 18 triệu người, trong đó có 7 tỉnh thành thuộc Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là một trong những khu vực phát triển kinh tế xã hội quan trọng nhất của cả nước. Nguồn nước hệ thống sông Đồng Nai có ý nghĩa sống còn với các tỉnh thành trong lưu vực, không chỉ là việc cung cấp nước sinh hoạt cho người dân, sản xuất nông nghiệp mà còn có vai trò quan trọng cung cấp nước cho hoạt động sản xuất công nghiệp hàng đầu của cả nước. Hệ thống sông Đồng Nai còn đồng thời là nơi tiếp nhận nước thải sinh hoạt, nông nghiệp, công nghiệp, chất thải bệnh viện, một phần chất rắn đô thị… "Đề án bảo vệ môi trường (BVMT) lưu vực hệ thống sông Đồng Nai đến năm 2020” đã được Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 187 phê duyệt ngày 3-12-2007 với mục tiêu giải quyết triệt để các vấn đề ô nhiễm môi trường nước.
Ông Lê Hoàng Quân- Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh giữ cương vị Chủ tịch Ủy ban BVMT lưu vực hệ thống sông Đồng Nai đầu tiên (nhiệm kỳ 2009 -2012) nhận xét, kết quả thực hiện 5 năm qua mặc dù đạt được chưa như mong muốn nhưng đã đặt nền móng, xây dựng cơ chế góp phần BVMT lưu vực sông Đồng Nai. Qua 5 năm triển khai Đề án sông Đồng Nai, đến nay tình hình ô nhiễm môi trường nước trong hệ thống sông đã có dấu hiệu được cải thiện. Trong quá trình triển khai Đề án, các Bộ, ngành và địa phương đã tích cực và chủ động triển khai các nhiệm vụ, chương trình được phân công. Theo đó, Bộ Xây dựng đã tiến hành xây dựng nhiệm vụ Quy hoạch và xử lý nước thải khu vực dân cư, KCN lưu vực sông Đồng Nai đến năm 2030 và Quy hoạch quản lý chất thải rắn lưu vực sông Đồng Nai đến năm 2020, dự kiến trình Chính phủ vào năm 2013. Bộ NN&PTNT đã thực hiện Dự án Bảo tồn đa dạng sinh học lưu vực sông Đồng Nai. Bộ Giao thông Vận tải triển khai dự án “Nạo vét, duy tu và nâng cấp tuyến luồng đường thủy sông Đồng Nai. Bộ Công Thương triển khai chương trình sản xuất sạch hơn trong ngành công nghiệp…. 100% các tỉnh, thành phố trên lưu vực đã ban hành Kế hoạch triển khai Đề án sông Đồng Nai trên địa bàn và tích cực triển khai kế hoạch đã được phê duyệt….  Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường được các Bộ, ngành và UBND các tỉnh, thành phố đặc biệt quan tâm và triển khai thường xuyên hàng năm, đã kịp thời ngăn chặn và hạn chế các vụ xả nước thải chưa qua xử lý ra môi trường. Lực lượng cảnh sát môi trường các tỉnh, thành phố đã phát hiện và xử phạt hành chính hơn 5.400 vụ vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường với tổng số tiền gần 100 tỷ đồng, yêu cầu truy thu phí bảo vệ môi trường gần 3 tỷ đồng. Lực lượng cảnh sát môi trường thuộc Bộ Công an tại khu vực phía Nam đã phát hiện hơn 500 vụ và khởi tố 1 vụ vi phạm. Các vấn đề liên vùng, liên tỉnh được 11 tỉnh, thành ưu tiên thực hiện như: giảm ô nhiễm ở sông Thị Vải, kênh Ba Bò, kênh Thầy Cai – sông Cần Giuộc, chọn lọc dự án phát triển thủy điện.
Để nâng cao hiệu quả BVMT lưu vực sông Đồng Nai, theo ông Trần Ngọc Thới- Phó chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, những hạn chế trong quá trình hoàn thành các mục tiêu của Đề án sông Đồng Nai là: kinh phí, cơ chế quản lý và cơ chế phối hợp liên vùng. Vì thế giai đoạn 2013- 2015 Đề án bảo vệ sông Đồng Nai sẽ tập trung thực hiện các dự án liên ngành, liên vùng; tăng cường điều tra, thống kê các nguồn thải, kiểm soát ô nhiễm, thẩm định và cấp phép; tìm kiếm nguồn vốn đầu tư cho dự án thoát nước đô thị, xử lý nước thải đô thị và khu dân cư tập trung, đầu tư cho hệ thống xử lý chất thải rắn, y tế, nạo vét và khơi thông dòng chảy.
Trong thời gian tới, các Bộ, ngành và địa phương trên lưu vực cần tiếp tục đẩy mạnh tiến độ triển khai Đề án theo các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp cụ thể đã được phê duyệt tại Quyết định số 197/2007/QĐ-TTg. Ngoài ra, các địa phương trên lưu vực cần làm tốt công tác thống kê các nguồn gây ô nhiễm và có chế tài giám sát, xử phạt thật nghiêm các hành vi vi phạm. Ngăn chặn ô nhiễm từ đầu sẽ giảm chi phí và thời gian hơn rất nhiều so với việc khắc phục ô nhiễm. Về phía Bộ TN&MT đang dự thảo Nghị định trình Chính phủ ban hành Danh mục những ngành nghề hạn chế đầu tư trên các lưu vực sông. Đồng thời, kiến nghị Chính phủ tìm những giải pháp tháo gỡ về nhân lực, nguồn vốn và cơ chế quản lý. Bởi Chính phủ đã phê duyệt nguồn kinh phí từ ngân sách cho các chương trình Đề án sông Đồng Nai đến năm 2015 là 5.000 tỷ đồng, tuy nhiên do tình hình khó khăn của nền kinh tế nên trong năm 2012 và 2013 mới được phân bổ 270 tỷ đồng.
Giai đoạn 2013 – 2015, ông Lê Thanh Cung – Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương làm Chủ tịch Ủy ban sông Đồng Nai./.
Long- Thanh


No comments:

Post a Comment