Friday, February 22, 2013

SCT- Cây tre - một biểu tượng của dân tộc Việt Nam. Hàng nghìn năm qua cây tre luôn gắn bó với đại đa số người dân Việt Nam - như Thép Mới đã viết trong bài "Cây tre Việt Nam". Nhưng chỉ hơn chục năm gần đây, cây tre nói riêng, rừng, thiên nhiên, đa đang dạng sinh học và đa dạng văn hóa nói chung đã bị phá huỷ không thương tiếc, kéo theo là hàng loạt hệ luỵ về môi trường, về văn hoá và mọi mặt...Nào cùng SCT chung tay Yêu quý Bảo vệ Tre Việt Nam, Yêu quý Bảo vệ rừng, Yêu quý Bảo vệ Thiên nhiên, Yêu quý Bảo vệ Môi trường.




Bà tiến sĩ "Tây học" và làng tre

TT - Cách TP.HCM về phía bắc chừng 30km đến địa phận tỉnh Bình Dương là có thể đến làng Phú An, nơi có làng tre được coi là lớn nhất Đông Nam Á, qui tụ hầu hết giống tre trên khắp miền đất nước VN.

Phú An, xanh một làng tre…

Bảo tàng sinh thái tre đầu tiên của nước ta nằm trong địa phận xã Phú An (Bến Cát, Bình Dương) - một trong ba vùng của Tam giác sắt thời chiến tranh (Làng tre Phú An), được hình thành từ ý tưởng của TS Diệp Thị Mỹ Hạnh (giảng viên ĐH KHTN - ĐH Quốc gia TPHCM).
Ngày 22.9.2010, dự án Làng tre Phú An nhận Giải thưởng Xích đạo (Equator Prize) của tổ chức UNDP tại New York (Hoa Kỳ) trong khuôn khổ Đại hội đồng Liên Hợp Quốc tại cuộc họp đặc biệt về đa dạng sinh học.

Làng tre Phú An – món quà cho quê hương

3:45 PM, 17/02/2011
(Chinhphu.vn) – Làng tre Phú An (Bình Dương) đã vượt lên làn sóng đô thị hóa để giữ lại cho đất nước ta, dân tộc ta hình ảnh quý giá của một ngôi làng xanh bóng tre, vốn là niềm tự hào của từng người dân nước Việt.

Ước muốn những ngôi làng xanh mát bóng tre trong thời đại công nghiệp hóa không hề là một ước muốn phi thực tế. Tuy nhiên, chúng ta cũng không thể phủ nhận hiện nay ở rất nhiều làng quê Việt Nam đã thiếu vắng hẳn lũy tre xanh bao bọc, để trơ trọi ra những khu dân cư mở rộng nhưng lộn xộn và mất dần nét phong cách truyền thống.

Chính vì thế, ước muốn đó cũng chưa bao giờ vơi cạn trong lòng các nhà khoa học.

TS Diệp Thị Mỹ Hạnh. Ảnh: Chinhphu.vn
Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng giới thiệu bài viết của GS. NGND Nguyễn Lân Dũng về dự án Làng tre Phú An, tỉnh Bình Dương do Tiến sỹ Diệp Thị Mỹ Hạnh chủ trì để hình dung rõ hơn về “ước muốn những ngôi làng xanh mát bóng tre”.

Gần đây qua các phương tiện thông tin đại chúng, tôi vô cùng xúc động khi thấy thông tin về công trình nghiên cứu nhiều năm của TS Diệp Thị Mỹ Hạnh và Giải thưởng Xích đạo 2010 của LHQ mà bà đã được trao thưởng tại New York.
Tôi cũng vô cùng tự hào về làng tre Phú An (Bình Dương), nơi mà TS Mỹ Hạnh đã dày công gắn bó và nơi này đã trở nên một địa chỉ danh tiếng sau Giải thưởng Xích đạo 2010 của bà.
Tôi thật cảm phục khi thấy hình ảnh người phụ nữ đôn hậu, mái tóc bạc trắng đã đi suốt dọc đất nước để sưu tầm được trên 100 mẫu tre và đã định tên khoa học được đến trên 60 loài.
Chúng ta biết rằng trong tộc tre (tribus Bambuseae) thuộc họ phụ tre (supertribus Bambusodae) có tới 91 chi (genus) và khoảng 1.000 loài (species) khác nhau. Tôi được biết bà Mỹ Hạnh đã nhận bằng Tiến sĩ chuyên ngành Kỹ thuật môi trường thuộc Đại học Paris 12 Val de Marne (Pháp), về nước từ năm 1975 và bắt đầu hoạt động nghiên cứu khoa học.
Từ năm 2000, bà là giảng viên của Trường Đại học Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM) và từ năm 2003 bà là Chủ tịch dự án làng tre Phú An. Đây là một dự án được hình thành với sự hợp tác giữa bốn đơn vị là vùng Rhône Alpes, tỉnh Bình Dương, Vườn thiên nhiên Pilat và Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM.  Năm 2009 bà đã được Chính phủ Pháp trao tặng Huân chương Cành cọ Hàn lâm.


Bao giờ có lại “Làng tôi xanh bóng tre”?

....................

        Bao giờ phục hồi lại được các Làng tôi xanh bóng tre? Câu hỏi ấy luôn thường trực trong tôi mà thật khó có câu trả lời. Việc mở rộng khu dân cư của mỗi làng là cần thiết nhưng sau khi nới rộng ra đến mức cần thiết thì phải trồng lại ngay lũy tre làng như xưa. Lũy tre làng không chỉ bao bọc ngôi làng truyền thống mà còn bảo vệ đất và đem lại những nguồn lợi ích không nhỏ cho dân làng. Từng ngôi nhà trong làng cũng cần dành đất để trồng lại những khóm tre. Ai cũng biết rằng tre mọc rất nhanh, tự đẻ nhánh hàng năm và có thể khai thác liên tục phục vụ các mục tiêu dân sinh. Tre được sử dụng làm nhà, (cột, kèo), làm đũa, làm máng nước, làm rổ rá, vật dụng nông nghiệp (gầu, cán cuốc, cán xẻng). Măng tre được dùng làm thức ăn. Tre khô kể cả rễ có thể dùng làm củi đun. Lá tre dùng cùng một số lá khác là nguyên liệu của nồi nước xông khi bị cảm cúm…
          Những nhà khoa học gắn bó với cây tre như TS Diệp Thị Mỹ Hạnh thật đáng nêu gương sáng đối với thế hệ các nhà khoa học trẻ. Chúng ta cần tiếp sức cho nhà khoa học đã cao niên này để tiếp tục cho thế giới biết được nước ta thực sự đang tồn tại bao nhiêu loài tre (với tên khoa học được thừa nhận) và phát huy được hết tác dụng của từng loài tre khác nhau. Việc sử dụng kỹ thuật ADN để xác định vị trí phân loại tre có lẽ cũng cần phải bắt đầu thực hiện. Các trung tâm nghiên cứu có thiết bị giải trình tự ADN sẵn sàng hỗ trợ các nhà nghiên cứu tre nếu như kỹ thuật tách ADN từ sinh khối tre đã được hoàn thiện.
        ©          http://vietsciences.free.fr  và http://vietsciences.org   Nguyễn Lân Dũng
http://vietsciences.free.fr/timhieu/khoahoc/biologie/bambou.htm


No comments:

Post a Comment