Friday, February 22, 2013

Yêu quý Bảo vệ môi trường, Bảo vệ rừng là Yêu quý Bảo vệ chính ta.

SCT-Có một mối liên hệ mật thiết giữa con người và những loài cầm thú, cỏ cây và đất đá. Con người sinh ra từ các loài khác. Con người xuất hiện rất trễ trên trái đất. Trước hết là loài thảo mộc, đến các loài động vật khác mới đến loài người xuất hiện. Cái gốc của con người nằm ở các loài khoáng vật, các loài thực vật và các loài động vật khác. Nếu mình không bảo hộ môi trường, không bảo hộ các loài động vật, không bảo hộ các loài thực vật, mình tàn phá làm cho các động vật bị diệt chủng; mình phá rừng, hủy diệt cây cối, sử dụng toàn xi măng, làm ô nhiễm nước, ô nhiễm không khí và cả đất đá… tức là mình đã làm hư nền tảng sự sống của chính mình. Nếu vậy tương lai mình cũng bị tiêu diệt. Bảo hộ môi trường tức là bảo vệ con người. Đó là cái thấy rất sâu của khoa học hiện đại và sinh thái chuyên sâu (deep ecology).

Nếu ta biết mình chính là một phần của vũ trụ cũng như toàn bộ vũ trụ vạn vật đều được chứa ở trong mình thì ta sẽ hiểu yêu thương mình chính là yêu thương tất cả. Cuộc chiến vĩ đại nhất và cuối cùng nhất là để bảo vệ mình, để được là mình, để bảo vệ mái nhà xanh chung, bảo vệ đất mẹ thoát khỏi nguy cơ chiến tranh thế giới hay nền văn minh hiện tại, môi trường sống hiện tại bị tiêu diệt do hiện tượng hâm nóng trái đất, biến đổi khí hậu toàn cầu gây ra. Nếu loài người của chúng ta cứ tiếp tục sống trong u mê với lòng tham vô đáy, nghi kỵ, thù hận, mất lòng tin, đối kháng, phẫn nộ, tuyệt vọng, sợ hãi như hiện nay thì sự tiêu diệt của nền văn minh này, sự tận diệt không còn xa nữa. 

 Đến thời điểm này, các cơ quan chức năng vẫn chưa thống kê chính xác được mức thiệt hại cụ thể của những lũ vừa qua tại miền Trung. Và nêu chỉ tính riêng Hà Tĩnh, con số thiệt hại ước tính đã lên đến gần 50 người chết và khoảng 5.300 tỷ đồng.
TIN LIÊN QUAN
Thiên tai có bàn tay con người (Thiên tai bởi tại nhân tai)
Thiệt hại về người và của ở miền Trung do những cơn lũ dữ vừa qua là rất lớn. Không biết đã có bao nhiêu tài sản, nhà cửa bị trôi theo lũ. Sau lũ, nhiều người dân phải đối mặt với bao khó khăn chồng chất.
Anh Nguyễn Văn Thụ - một người dân ở xã Tùng Lộc, huyện Can Lộc tâm sự: "Quả thực, lũ dữ qua rồi, nguy hiểm cũng đã qua rồi, nhưng có một thực tế là trong thời gian tới, người dân chưa biết phải xoay sở ra sao".
Đau thương hơn cả là vụ tai nạn kinh hoàng lật xe khách trong lũ vào ngày 18/10, khiến cho ai cũng phải xót xa, đau lòng.
Rừng xanh bị chặt phá quá tải. Ảnh tư liệu
Không phải đến bây giờ, khi cùng một lúc hai trận lũ lịch sử ập xuống các tỉnh miền Trung, các nhà nghiên cứu và phía chính quyền mới có cơ sở khẳng định nguyên nhân lũ lụt dữ dội là do nạn chặt phá rừng và lấn rừng làm thủy điện. Trước đó, có rất nhiều ý kiến của các nhà khoa học cũng như của người dân đã đồng loạt về thảm cảnh "xẻ thịt" rừng già sẽ gây tác hại cho nhiều người dân sống ven bìa rừng, vì thiên tai.
Chỉ cần đi sâu một vài km đường bộ vào rừng, hình ảnh đầu tiên có thể thấy ngay là hàng loạt diện tích rừng tự nhiên đang tươi tốt bỗng nhiên biến thành đồi trọc. Đó còn chưa kể một phần diện tích rừng còn bị lấy đi nhường đất cho các dự án thủy điện, thủy lợi… mọc lên.
Chỉ tính riêng tại Hà Tĩnh, ít nhất có hàng ngàn ha rừng phòng hộ bị thu hồi nhường đất cho các dự án thủy điện, thủy lợi như: Đập Thủy điện Hố Hô, Thủy điện Hương Sơn và Thủy điện Giao An (Hương Sơn)...
Đập Thủy điện Hố Hô sau mùa lũ hung dữ lại trở nên khô cằn
Trong khi đó, tổng công suất của thủy điện Hố Hô chỉ đạt 13MW, chỉ cấp đủ điện cho một vài huyện lân cận, còn các dự án thủy điện còn lại cũng không vượt trội gì hơn. Đó còn chưa kể đến Đại công trình thủy lợi Ngàn Trươi – Cẩm Trang ở huyện Vũ Quang một khi đi vào hoạt động, có đến hàng chục ngàn ha rừng bị chìm sâu trong nước.
Ông Bùi Lê Bắc – Chánh văn phòng PCBL Hà Tĩnh cũng đã từng khẳng định: "Một vài năm gần đây, lũ lụt hoành hành dữ dội ở Hà Tĩnh, nguyên nhân một phần do không ngăn chặn được nạn chặt phá rừng ở các địa phương. Thực tế đã cho thấy thiên tai không chỉ do thiên nhiên gây ra, mà còn có cả bàn tay con người tác động đến rất lớn".
Có trách là trách ông giời?
Mới đây trong chuyến ngược ngàn lên các huyện miền núi như: Hương Khê, Vũ Quang và Hương Sơn…, xoay quanh câu chuyện lũ, rất nhiều người dân bày tỏ thái độ bức xúc, vì nhiều diện tích rừng bị chính quyền địa phương cấp cho các dự án, mà không được thẩm định, phê duyệt đến nơi đến chốn.
Số gỗ lậu trôi sông trong lũ mà lực lượng kiểm lâm thu về là nhiều vô kể
Đành rằng, việc phát triển tổng thể là cần thiết, có tính về lâu, về dài. Tuy nhiên, cũng cần phải thành lập đoàn khảo sát cụ thể, và đánh giá thẩm định chính xác, chứ không nhận định theo cảm quan một chiều.
Ông Trần Xuân Nhị - một người dân ở xã Hương Lâm, huyện Hương Khê không giấu được nỗi bức xúc lâu nay cho biết: "Qua đợt lũ này, mới biết tác hại của nạn chặt phá rừng là rất lớn".
Tuy nhiên, chính ông Nhị cũng thừa nhận: "Người dân không biết bám vào rừng thì còn biết dựa vào đâu để sống? Lâm tặc chính là những người dân chúng tôi".
Tuy nhiên, đó mới chỉ là số gỗ cơ quan chức năng tìm thấy được... ?
Nhiều cán bộ cơ sở, đặc biệt là lực lượng bảo vệ rừng khi trao đổi với PV cũng có đồng quan điểm đó. Rõ ràng không thể phủ nhận tình trạng diện tích rừng đang từng ngày bị cạn kiệt và bị thu nhỏ. Có một thực tế là đa số người dân sống gần bìa rừng đều lấy rừng làm nguồn sống, cho nên trong mấy năm gần đây, mỗi khi lũ về, nước từ thượng nguồn đổ về nhanh và mạnh khiến người dân không kịp trở tay.
Một vị lãnh đạo Kiểm lâm Hương Khê cũng phải thốt lên: Hàng năm có nhiều vụ lâm tặc tấn công kiểm lâm, vì lực lượng này đẩy mạnh công tác truy quét. Tuy nhiên, việc đâu rồi vào đấy. Có chăng là trách ông giời vậy thôi, vì thực tế dân sống gần rừng, không dựa vào rừng thì dựa vào đâu?
Minh San
Có tại http://www.baomoi.com/Song-tham-chet-tham-vi-buc-tu-rung/144/5217460.epi 
Tham khảo thêm chủ đề Rừng và "Bức tử rừng": 

No comments:

Post a Comment