SCT- VQG Yok Đôn ở Tây Nguyên (VQG lớn nhất cả nước) chỉ trong vòng 6 ngày, từ 28/10 đến 02/11/2007, kiểm lâm Vườn đã phát hiện và bắt giữ được 11 vụ khai thác và vận chuyển gỗ trắc trái phép ở vùng lõi – vùng bảo vệ đặc biệt. Thu giữ gần 2 tấn gỗ trắc tang vật. Đó là chưa kể đến hàng chục vụ lâm tặc đã nhanh chân trốn thoát cùng tang vật. (trang 112 tại link http://www.vnppa.org.vn/Data/PhatTrienvaDanhDoi2008.pdf).
SCT bổ sung: Đó là chưa kể các vụ có sự móc ngoặc giữa ban Giám đốc cũ và các cán bộ kiểm lâm của Yordon với lâm tặc (thời trước quyền Giám đốc Trần Văn Thành).
Rừng mất, rừng bị tận diệt từ nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó có việc phá rừng làm các thủy điện thượng nguồn vùng rừng đã mang lại bao hệ lụy cho môi trường và ảnh hưởng xấu đến BĐKH. Hệ lụy rõ nhất của các thủy điện không hoạt động theo hệ thống liên hoàn, quy trình vận hành liên hồ chưa có hay không hoạt động hiệu quả này là phá vỡ cân bằng sinh thái môi trường sống, gây hạn hán nghiêm trọng mùa khô gây thiếu-không có nước sản xuất, nước sinh hoạt vào mùa khô và bị ngập úng, ngập lụt nghiêm trọng vào mùa mưa đã gây bao khó khăn, khổ đau cho người dân vùng hạ lưu và nhân chứng cùng những bài học từ sông Ba, sông Đồng Nai, ... đã-đang-sẽ là những minh chứng hùng hồn nhất.
Các thành viên tình nguyện của nhóm SCT đã có nhiều ngày đêm băng rừng, ngủ rừng Yordon nhằm chuẩn bị tốt cho đợt hội thảo kết hợp triễn lãm chủ đề "Cứu Rừng-Save Forest" sắp tới tổ chức tại Tây Nguyên. Thời gian và địa điểm hội thảo-triễn lãm sẽ được nhóm thông báo cụ thể sau.
CHỦ ĐỘNG ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỂ THỰC HIỆN MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở TÂY NGUYÊN
Cập nhật lúc 10:42, Chủ Nhật, 27/03/2011 (GMT+7)
Chủ đề của Ngày Khí tượng Thế giới (23-3) năm nay là “Khí hậu của chúng ta”. Trong thông điệp nhân Ngày Khí tượng Thế giới năm nay, ông Michel Jarraud, Tổng Thư ký Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) nhấn mạnh, khí hậu là yếu tố có ảnh hưởng đáng kể đến năng suất nông nghiệp, an ninh lương thực, quản lý nguồn nước, y tế… Những thay đổi khí hậu hiện nay là thách thức đối với ngành khí tượng thủy văn quốc gia và quốc tế.
Hệ lụy của biến đổi khí hậu
Là một trong 7 vùng sinh thái của nước ta, khí hậu Tây Nguyên mang nét chung của miền khí hậu phía nam. Nơi đây có chế độ nhiệt khá dồi dào, nắng nhiều, lượng mưa tương đối phong phú là điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông – lâm nghiệp.
Là một trong 7 vùng sinh thái của nước ta, khí hậu Tây Nguyên mang nét chung của miền khí hậu phía nam. Nơi đây có chế độ nhiệt khá dồi dào, nắng nhiều, lượng mưa tương đối phong phú là điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông – lâm nghiệp.
Tính chất thuận lợi đối với sản xuất nông – lâm nghiệp đã là nhân tố quan trọng để Tây Nguyên phát triển kinh tế. Trong lĩnh vực nông nghiệp, Tây Nguyên là nơi tập trung phần lớn những cây trồng có giá trị kinh tế cao như cà phê, cao su, hồ tiêu, điều và nhiều loại cây ăn trái, cây nguyên liệu, dược liệu có giá trị. Trong lĩnh vực lâm nghiệp, Tây Nguyên vẫn là nơi có diện tích và trữ lượng rừng vào hàng cao nhất so với các vùng khác trong cả nước. Hơn thế, rừng ở nơi đây rất đa dạng về chủng loại với nhiều kiểu rừng, nhiều loài cây, con có giá trị, có ảnh hưởng đặc biệt tới tài nguyên khí hậu thủy văn và tài nguyên đất. Hệ động, thực vật trong các khu rừng ở Tây Nguyên được xếp vào hàng phong phú nhất nước ta. Riêng thực vật có khoảng 4.500 loài thuộc 1.200 chi của 224 họ; nhiều loại có giá trị đặc biệt như thông, tuế lá chẻ, thủy tùng, quao xẻ tua và gạo lông men… Rừng Tây Nguyên cũng là nơi quy tụ của nhiều cây dược liệu quý như sâm Ngọc Linh, sâm Bố Chính, hà thủ ô trắng, thiên niên kiện, sa nhân, hoàng đán, bách bộ,… Động vật ở rừng Tây Nguyên có 535 loài có xương sống, trong đó có 78 loài quý hiếm được ghi trong sách đỏ của Việt Nam.
Tuy nhiên, biến đổi khí hậu (BĐKH) có thể gây ra nhiều tác động có hại đối với sản xuất nông - lâm nghiệp, môi sinh. BĐKH phá vỡ cân bằng sinh thái, làm biến mất đi một số loài, làm thay đổi điều kiện sống của các loài sinh vật và nguy cơ xuất hiện nhiều loại dịch bệnh mới trong sản xuất nông nghiệp. BĐKH tác động đến thời vụ, làm thay đổi cấu trúc mùa vụ, tác động xấu đến chăn nuôi, trồng trọt,… Nhiệt độ và lượng bốc hơi tăng cùng với hạn hán kéo dài sẽ tác động mạnh đến hệ sinh thái, đặc biệt hiện tượng cháy rừng sẽ xảy ra nhiều hơn và làm suy giảm đa dạng sinh học. BĐKH tác động đến sự sinh trưởng, năng suất cây trồng, thay đổi thời vụ gieo trồng; làm tăng nguy cơ lây lan sâu bệnh hại cây trồng, ảnh hưởng đến sinh sản, sinh trưởng của gia súc, gia cầm; làm tăng khả năng sinh bệnh, truyền dịch của gia súc, gia cầm; là nguyên nhân dẫn đến sa mạc hóa khiến cho diện tích đất nông nghiệp dần bị thu hẹp.
BĐKH ở Tây Nguyên làm cho nhiệt độ có xu hướng tăng, nguồn nước giảm; diễn biến thời tiết đang ngày càng có xu thế cực đoan hơn. Thiên tai xảy ra thường xuyên: lũ lụt, lũ quét vào mùa mưa; hạn hán, nắng nóng vào mùa khô; các hiện tượng thời tiết nguy hiểm khác như giông, lốc xoáy, mưa đá xuất hiện ngày càng nhiều và bất thường hơn. Sự gia tăng biên độ nhiệt, ẩm ngày đêm khiến một số nơi đang mất dần tính ôn hòa vốn có. Trong một vài tháng của mùa khô, hiện tượng nhiệt độ tăng cao, gây nắng nóng hơn bình thường đã xuất hiện ở nhiều nơi. Sự phân bố mưa theo không gian và thời gian cũng có những dấu hiệu thay đổi. Trong đó, đáng lưu ý nhất là hiện tượng mưa lớn gia tăng khiến lũ quét xuất hiện nhiều hơn. BĐKH cũng được xem là tác nhân chính làm cho dòng chảy sông suối ở Tây Nguyên mất đi sự hiền hòa vốn có, thể hiện nhiều qua mức độ cạn kiệt nghiêm trọng trong mùa khô, và đỉnh lũ ngày càng nhọn hơn, cao hơn, cường suất lũ lên lớn hơn trong mùa lũ.
BĐKH ở Tây Nguyên làm cho nhiệt độ có xu hướng tăng, nguồn nước giảm; diễn biến thời tiết đang ngày càng có xu thế cực đoan hơn. Thiên tai xảy ra thường xuyên: lũ lụt, lũ quét vào mùa mưa; hạn hán, nắng nóng vào mùa khô; các hiện tượng thời tiết nguy hiểm khác như giông, lốc xoáy, mưa đá xuất hiện ngày càng nhiều và bất thường hơn. Sự gia tăng biên độ nhiệt, ẩm ngày đêm khiến một số nơi đang mất dần tính ôn hòa vốn có. Trong một vài tháng của mùa khô, hiện tượng nhiệt độ tăng cao, gây nắng nóng hơn bình thường đã xuất hiện ở nhiều nơi. Sự phân bố mưa theo không gian và thời gian cũng có những dấu hiệu thay đổi. Trong đó, đáng lưu ý nhất là hiện tượng mưa lớn gia tăng khiến lũ quét xuất hiện nhiều hơn. BĐKH cũng được xem là tác nhân chính làm cho dòng chảy sông suối ở Tây Nguyên mất đi sự hiền hòa vốn có, thể hiện nhiều qua mức độ cạn kiệt nghiêm trọng trong mùa khô, và đỉnh lũ ngày càng nhọn hơn, cao hơn, cường suất lũ lên lớn hơn trong mùa lũ.
Người dân bơm nước cứu lúa bị hạn. |
Ngày nay, nhận thức toàn cầu về những nguy cơ tiềm tàng từ vấn đề BĐKH ngày càng được nâng cao. Xu thế chung là hợp tác quốc tế và khu vực để đối phó với vấn đề BĐKH sẽ được tăng cường, tập trung vào quá trình thiết lập cơ chế hợp tác, nghiên cứu và đánh giá tác động, xây dựng biện pháp phòng ngừa và nghiên cứu công nghệ, năng lượng mới... Vùng đất Tây Nguyên cũng cần có những động thái tích cực góp phần vào việc ngăn chặn mức độ tác động tiêu cực của BĐKH, hạn chế tính cực đoan của thời tiết, giảm thiểu những thiệt hại do thiên tai gây ra. Trong đó, vấn đề khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững đi đôi với bảo vệ tài nguyên, nhất là tài nguyên rừng cần được chú trọng.
Cần biết rằng, sự cân đối hài hòa giữa đất có cây rừng và đất sử dụng cho các mục đích khác sẽ góp phần bảo vệ được tài nguyên đất, điều hòa tài nguyên nước, hạn chế tai biến thiên tai và cân bằng đa dạng sinh học. Rừng cũng là nhân tố chủ đạo trong việc làm giảm nồng độ khí CO2 và nhiều khí độc hại khác trong khí quyển. Do đó, vấn đề bảo vệ và phát triển vốn rừng ở Tây Nguyên cần được xem là nhiệm vụ trọng yếu trong việc ứng phó với BĐKH. Phải có các biện pháp đồng bộ trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện có kết quả Chương trình Quốc gia về phủ xanh đất trống, đồi núi trọc bằng các biện pháp nông lâm kết hợp; phát động phong trào bảo vệ rừng; trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh tại công sở, cơ quan, doanh nghiệp, trường học... nhằm huy động mọi tầng lớp nhân dân tham gia.
Mục tiêu phát triển của nước ta là đạt được sự tăng trưởng kinh tế một cách mạnh mẽ và bền vững. Tây Nguyên là trong một trong những vùng được Đảng và Nhà nước ưu tiên chỉ đạo, đầu tư nhằm giúp khu vực này đẩy mạnh phát triển kinh tế đi đôi với giữ vững an ninh quốc phòng và bảo vệ môi trường sinh thái. Do vậy, kiểm soát và giảm hậu quả thiên tai cũng là một vấn đề then chốt. Các địa phương trong khu vực Tây Nguyên đã và đang xây dựng các kế hoạch hành động cụ thể cho việc giảm nhẹ thiên tai. Các chuyên gia về lĩnh vực khí hậu và phòng chống thiên tai khuyến cáo rằng: Để chủ động phòng tránh và giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra, trước hết cần nắm bắt tốt quy luật tình hình khí hậu, thời tiết ở từng vùng, từng địa phương trong từng thời kỳ khác nhau. Hiện nay, cơ quan Khí tượng Thủy văn ở Tây Nguyên đã nghiên cứu, tính toán mô phỏng được tình hình diễn biến khí hậu, thủy văn trong từng thời kỳ cũng như các loại thiên tai có thể xuất hiện trong khu vực, qua đó nâng cao hiệu quả dự báo phục vụ cho chỉ đạo sản xuất và phòng chống thiên tai của các địa phương. Tuy nhiên, công tác giảm nhẹ thiên tai đòi hỏi có sự chi tiết hơn, cụ thể hơn cho từng vùng, từng lưu vực sông khác nhau nên vẫn rất cần có sự đầu tư mạnh mẽ hơn về kinh phí và nhân lực.
Ở Tây Nguyên, kinh tế nông – lâm nghiệp giữ vai trò quan trọng, chiếm tỷ lệ lớn trong sản xuất hàng hóa xuất khẩu của khu vực. Ứng phó tốt với tác động của BĐKH trong nông – lâm nghiệp là điều kiện căn bản để khu vực phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Sự đa dạng của các loại cây, con do có tài nguyên khí hậu thuận lợi có thể sẽ thay đổi đáng kể trong điều kiện BĐKH. Do vậy, cần nhanh chóng xây dựng cơ cấu cây trồng phù hợp, tăng cường hệ thống điều hòa, trữ và cấp nước. Sử dụng các giống kháng, chịu hạn tốt hơn; bố trí thời vụ thích hợp để tránh hạn, né lũ; nhân rộng các mô hình tưới tiết kiệm,… Tăng cường đa dạng sinh học trên các vườn cây như trồng cây che bóng, trồng xen canh cây ăn quả, cây đai rừng sẽ là giải pháp ứng phó với BĐKH hiệu quả do hệ thống cây trồng này có tác dụng hỗ trợ lẫn nhau.
Ứng phó với BĐKH đòi hỏi sự nỗ lực chung. Do vậy, cần tăng cường công tác tuyên truyền và nâng cao nhận thức của cán bộ và người dân về BĐKH và tác hại của nó đối với đời sống kinh tế-xã hội; về phương thức và phương án giảm nhẹ thiên tai để từ đó thay đổi thái độ, hành vi ứng xử trong hoạt động sống của mình.
Nguyễn Văn Huy
Link bài http://baodaklak.vn/channel/3684/201103/Chu-dong-ung-pho-voi-bien-doi-khi-hau-de-thuc-hien-muc-tieu-phat-trien-ben-vung-o-Tay-Nguyen-1984729
TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY RỪNG
Cập nhật lúc 17:23, Thứ Năm, 21/02/2013 (GMT+7)
Cục Kiểm lâm (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) vừa yêu cầu Chi cục Kiểm lâm các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức ứng trực 24/24 giờ hàng ngày, thường xuyên theo dõi thông tin cảnh báo cháy rừng trên trang web kiểm lâm và triển khai ngay các phương án để phòng cháy, chữa cháy rừng.
Theo cảnh báo của Cục Kiểm lâm (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), nhiều khu vực thuộc 20 tỉnh, thành phố trên cả nước đã nhiều ngày không có mưa, thời tiết khô hanh kéo dài, có nguy cơ xảy ra cháy rừng ở cấp cực kỳ nguy hiểm và cấp nguy hiểm gồm: Buôn Đôn, Ea H'leo, Ea Súp, Lak, Buôn Ma Thuột (Dak Lak); Tri Tôn, Tịnh Biên (An Giang); Bù Đăng, Lộc Ninh, Phước Long, Bình Long, Đồng Phú (Bình Phước); Bắc Bình, Hàm Thuận Nam, Tuy Phong (Bình Thuận); Long Thành, Nhơn Trạch, Xuân Lộc, Tân Phú, Định Quán, Vĩnh Cửu (Đồng Nai)...
Ảnh minh họa |
Đặc biệt trong các ngày 19 và 20-2-2013 đã xảy ra vụ cháy rừng lớn tại khu vực núi Chư Nâm, huyện Chư Pả, tỉnh Gia Lai. Vì vậy, Chi cục Kiểm lâm các tỉnh, thành phố cần tổ chức ứng trực 24/24 giờ hàng ngày, thường xuyên theo dõi thông tin cảnh báo cháy rừng trên trang web kiểm lâm để triển khai các phương án để phòng cháy, chữa cháy rừng có hiệu quả, hạn chế đến mức thấp nhất các vụ cháy rừng trên địa bàn phụ trách.
Theo Cục kiểm lâm Việt Nam
TP. BUÔN MA THUỘT: "KHÁT NƯỚC" TRẦM TRỌNG
Cập nhật lúc 09:18, Thứ Sáu, 22/02/2013 (GMT+7)
Mặc dù mới bước vào mùa khô, nhưng hơn một tháng nay người dân TP. Buôn Ma Thuột lâm vào cảnh thiếu nước trầm trọng, làm đảo lộn mọi sinh hoạt thường ngày. Tuy đã có nhiều cố gắng trong việc cung cấp nước phục vụ người dân, nhưng Công ty TNHH MTV Cấp nước và Đầu tư xây dựng Dak Lak vẫn "lực bất tòng tâm".
Lao đao vì... cúp nước
Những ngày này, nước sinh hoạt đã trở thành chủ đề "nóng" trong hầu hết các câu chuyện của người dân TP. Buôn Ma Thuột. Với tình trạng cúp nước luân phiên, có khi liên tục từ 3- 4 ngày đã đẩy hàng nghìn hộ dân rơi vào cảnh dở khóc, dở cười. Mọi sinh hoạt từ ăn uống, tắm giặt đến việc sản xuất, kinh doanh đều phải tiết kiệm từng tí một. Thậm chí, nhiều người đành chọn giải pháp ăn cơm quán, đi tắm, giặt nhờ những gia đình có nước giếng. Chị Lê Thị Hằng (phường Tân An) chia sẻ: "Gia đình tôi có 6 người, mặc dù đã có bồn chứa (1.000 lít) nhưng do cúp nước liên tục trong mấy ngày liền nên mọi sinh hoạt đều đảo lộn. Các nhu cầu về tắm giặt, ăn uống đều dè xẻn để ưu tiên cho vấn đề vệ sinh. Nếu tình trạng này cứ kéo dài, thì thật là gay”. Tương tự gia đình anh Trần Ngọc Dũng (phường Tự An) mấy hôm nay cũng phải đi tắm, giặt nhờ nhà bà ngoại. “Bình quân mỗi ngày gia đình tôi sử dụng hơn 1 khối nước để sinh hoạt và kinh doanh dịch vụ ăn uống. Những ngày cúp nước đã đành, còn những ngày có thì lại chảy rất yếu, không lên được bồn nên gia đình phải cử hẳn một người ở nhà canh hứng nước để ưu tiên phục vụ việc kinh doanh, còn nhu cầu tắm, giặt đành cắt giảm", anh Dũng thở dài ngao ngán.
Những ngày này, nước sinh hoạt đã trở thành chủ đề "nóng" trong hầu hết các câu chuyện của người dân TP. Buôn Ma Thuột. Với tình trạng cúp nước luân phiên, có khi liên tục từ 3- 4 ngày đã đẩy hàng nghìn hộ dân rơi vào cảnh dở khóc, dở cười. Mọi sinh hoạt từ ăn uống, tắm giặt đến việc sản xuất, kinh doanh đều phải tiết kiệm từng tí một. Thậm chí, nhiều người đành chọn giải pháp ăn cơm quán, đi tắm, giặt nhờ những gia đình có nước giếng. Chị Lê Thị Hằng (phường Tân An) chia sẻ: "Gia đình tôi có 6 người, mặc dù đã có bồn chứa (1.000 lít) nhưng do cúp nước liên tục trong mấy ngày liền nên mọi sinh hoạt đều đảo lộn. Các nhu cầu về tắm giặt, ăn uống đều dè xẻn để ưu tiên cho vấn đề vệ sinh. Nếu tình trạng này cứ kéo dài, thì thật là gay”. Tương tự gia đình anh Trần Ngọc Dũng (phường Tự An) mấy hôm nay cũng phải đi tắm, giặt nhờ nhà bà ngoại. “Bình quân mỗi ngày gia đình tôi sử dụng hơn 1 khối nước để sinh hoạt và kinh doanh dịch vụ ăn uống. Những ngày cúp nước đã đành, còn những ngày có thì lại chảy rất yếu, không lên được bồn nên gia đình phải cử hẳn một người ở nhà canh hứng nước để ưu tiên phục vụ việc kinh doanh, còn nhu cầu tắm, giặt đành cắt giảm", anh Dũng thở dài ngao ngán.
Những gia đình có bồn chứa đã vậy, những hộ không có còn “hoàn cảnh” hơn: từ những chiếc thùng, xô, chậu đến xoong, nồi... đều được tận dụng để hứng nước. Bà Nguyễn Thị Tưởng (phường Tân Thành) bộc bạch, gia đình chị đông người lại ở trọ nên không có bồn chứa, để đủ nước dùng cho cả nhà vào ngày cúp nước, mọi người phải luân phiên thức đêm "chực" hứng. Không chỉ gia đình bà Tưởng, mà các hộ ở trọ cũng phải cắt giảm nhiều khâu trong sinh hoạt hằng ngày để tiết kiệm nước. Các bà nội trợ của mỗi gia đình cũng tính toán chuyển từ rau xanh sang mua các loại củ, quả dễ rửa, ít tốn nước.
Việc thiếu nước sinh hoạt đối với người dân đã khốn đốn, nhưng với các cơ sở sản xuất, kinh doanh đặc biệt là dịch vụ ăn uống, giải khát lại càng nan giải. Để duy trì việc buôn bán, chị Nguyễn Thị Ti, chủ một quán ăn trên đường Lê Duẩn đành thuê người vét lại cái giếng đã bị bỏ hoang từ lâu và đầu tư một khoản tiền khá lớn để sắm máy bơm, đường ống. "Biết nguồn nước giếng không bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh, nên tôi chỉ dùng vào việc vệ sinh, lau dọn. Còn việc nấu ăn, uống vẫn phải tích trữ nước máy để sử dụng", chị Ti bày tỏ.
Tận dụng chậu, xô để chứa nước |
Loay hoay tìm cách "gỡ"
Ông Trần Văn Thiện, Giám đốc Công ty TNHH Một thành viên Cấp nước và Đầu tư xây dựng Dak Lak khẳng định: "Đây là lần đầu tiên TP. Buôn Ma Thuột rơi vào tình trạng thiếu nước sinh hoạt trầm trọng như hiện nay. Sản lượng nước của Công ty hiện chỉ còn tối đa 36.500m³/ngày đêm, giảm gần 12.500m³/ngày đêm so với bình thường. So với nhu cầu sử dụng nước của 55.000 hộ dân thành phố, lượng nước cấp ra thiếu hơn 18.000m³/ngày đêm. Điều này đồng nghĩa với việc mỗi ngày có khoảng 32% số hộ dân trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột không được cấp nước sinh hoạt".
Ông Trần Văn Thiện, Giám đốc Công ty TNHH Một thành viên Cấp nước và Đầu tư xây dựng Dak Lak khẳng định: "Đây là lần đầu tiên TP. Buôn Ma Thuột rơi vào tình trạng thiếu nước sinh hoạt trầm trọng như hiện nay. Sản lượng nước của Công ty hiện chỉ còn tối đa 36.500m³/ngày đêm, giảm gần 12.500m³/ngày đêm so với bình thường. So với nhu cầu sử dụng nước của 55.000 hộ dân thành phố, lượng nước cấp ra thiếu hơn 18.000m³/ngày đêm. Điều này đồng nghĩa với việc mỗi ngày có khoảng 32% số hộ dân trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột không được cấp nước sinh hoạt".
Nhiều hộ dân đã quay trở lại sử dụng nước giếng khoan |
Qua tìm hiểu được biết, trong năm 2012 lượng mưa ít, mùa mưa kết thúc sớm, tình trạng khô hạn kéo dài nhiều tháng liên tiếp khiến mực nước ngầm cạn kiệt, nhiều giếng khoan không còn khả năng khai thác. Bên cạnh đó, tình trạng tưới cà phê tràn lan bằng giếng khoan và tập trung vào cùng thời điểm cũng khiến nguồn nước ngầm suy giảm nhanh. Hiện nay, Công ty có 7 trạm bơm nhưng nguồn nước của các trạm này đang sụt giảm đáng kể như: Trạm bơm Kô ETam là trạm chủ lực cấp nước cho toàn TP. Buôn Ma Thuột với công suất 12.000m³/ngày đêm nhưng hiện chỉ còn 3.200m³/ngày đêm; Trạm bơm Đạt Lý + Tân An có công suất 10.000m³/ngày đêm nhưng cũng chỉ còn 4.500m³/ngày đêm. Các trạm bơm còn lại công suất đều sụt giảm từ 10-30% so với thiết kế. Dự báo tình trạng khan hiếm nước còn tiếp tục kéo dài đến hết tháng 5-2013 và công suất của các trạm bơm có thể sẽ giảm trong thời gian tới. Theo ông Thiện, trước mắt, Công ty sẽ khắc phục bằng cách xử lý nước mặt từ hồ Ea Chu Káp (xã Hòa Thắng, TP. Buôn Ma Thuột) để bổ sung khoảng 5.000 m3/ngày đêm cho người dân thành phố, dự kiến đến cuối năm 2013 công trình mới hoàn thành và đưa vào sử dụng. Về lâu dài, Công ty đã hoàn chỉnh hồ sơ Dự án “Hệ thống cấp nước TP. Buôn Ma Thuột” và đã được UBND tỉnh, các bộ, ngành Trung ương phê duyệt với tổng kinh phí thực hiện 35 triệu USD từ nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB). Nếu Dự án trên được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong năm 2013, thì đến cuối năm 2015, công trình sẽ hoàn thành. Nhà máy này được đặt tại địa phận xã Quỳnh Ngọc (huyện Krông Ana), xử lý nguồn nước từ sông Sêrêpôk, cung cấp bổ sung 35.000m³/ngày đêm cho địa bàn TP. Buôn Ma Thuột. Đến khi đó, Công ty sẽ chủ động được nguồn nước, đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt cho người dân.
Bên cạnh nỗ lực của ngành chức năng, để "sống chung" với khô hạn, người dân cần sử dụng nước tiết kiệm, hợp lý. Những gia đình có giếng đào nên tận dụng nguồn nước giếng cho việc tắm, giặt, tưới cây… Đồng thời, hạn chế tối đa việc sử dụng máy giặt.
Do mặt bằng cấp nước rộng, có sự chênh lệch lớn về cao trình nên thời gian cấp nước sẽ bị lệch so với lịch thông báo. Vì vậy, trong những ngày được cấp nước, người dân cần chủ động tích trữ nước để sử dụng cho sinh hoạt hằng ngày. Trường hợp hộ dân nào sống ở khu vực đang được cấp nước nhưng vẫn không có nước sinh hoạt, Công ty TNHH MTV Cấp nước và Đầu tư xây dựng Dak Lak sẽ chở nước đến cung cấp trực tiếp. Người dân có thể gọi đến số điện thoại đường dây nóng của Công ty: (0500)3813. 315 để thông báo tình trạng cấp nước và đề nghị hỗ trợ khi cần thiết. |
Xuân –Thúy
CẦN DÙNG NƯỚC TIẾT KIỆM, HỢP LÝ ĐỂ HẠN CHẾ TÌNH TRẠNG THIẾU NƯỚC SINH HOẠT TRẦM TRỌNG
Cập nhật lúc 17:37, Thứ Tư, 20/02/2013 (GMT+7)
Gần một tháng nay, trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột lâm vào cảnh thiếu nước sinh hoạt trầm trọng. Ở một số khu vực bị cúp nước liên tục từ 2-3 ngày khiến người dân phải chạy đôn, chạy đáo xin nước phục vụ các sinh hoạt thường ngày.Để giúp người dân nắm rõ tình hình cũng như có các biện pháp ứng phó với tình trạng “khát” nước hiện nay, phóng viên Báo Dak Lak đã có cuộc trao đổi với ôngTrần Văn Thiện, Giám đốc Công ty TNHH Một thành viên Cấp nước và Đầu tư xây dựng Dak Lak.
• Xin ông cho biết thực trạng cấp nước sinh hoạt hiện nay trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột?
- Có thể nói, đây là lần đầu tiên TP. Buôn Ma Thuột rơi vào tình trạng thiếu nước sinh hoạt trầm trọng như vậy. Sản lượng nước của Công ty hiện chỉ còn tối đa 36.500m³/ngày đêm, giảm gần 12.500m³/ngày đêm so với bình thường. So với nhu cầu sử dụng nước của 55.000 hộ dân thành phố, lượng nước cấp ra thiếu hơn 18.000m³/ngày đêm. Điều này đồng nghĩa với việc mỗi ngày có khoảng 32% số hộ dân trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột không được cấp nước sinh hoạt.
- Có thể nói, đây là lần đầu tiên TP. Buôn Ma Thuột rơi vào tình trạng thiếu nước sinh hoạt trầm trọng như vậy. Sản lượng nước của Công ty hiện chỉ còn tối đa 36.500m³/ngày đêm, giảm gần 12.500m³/ngày đêm so với bình thường. So với nhu cầu sử dụng nước của 55.000 hộ dân thành phố, lượng nước cấp ra thiếu hơn 18.000m³/ngày đêm. Điều này đồng nghĩa với việc mỗi ngày có khoảng 32% số hộ dân trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột không được cấp nước sinh hoạt.
Mặc dù đã đăng ký sử dụng nước sinh hoạt tập trung, nhưng nhiều hộ dân tổ dân phố 8 (phường Tân An) phải bơm nước giếng lên bồn để sử dụng |
• Vậy đâu là nguyên nhân của thực trạng trên, thưa ông?
- Nguyên nhân đầu tiên là do trong năm 2012 lượng mưa ít, mùa mưa kết thúc sớm, tình trạng khô hạn kéo dài trong nhiều tháng liên tiếp khiến mực nước ngầm cạn kiệt, nhiều giếng khoan không còn nước để khai thác. Đồng thời, tình trạng tưới cà phê tràn lan bằng giếng khoan và tập trung vào cùng thời điểm cũng khiến nguồn nước ngầm suy giảm nhanh. Công ty hiện có 7 trạm bơm nhưng nguồn nước của các trạm này đang sụt giảm đáng kể. Chẳng hạn như: Trạm bơm Kô ETam là trạm chủ lực cấp nước cho toàn TP. Buôn Ma Thuột với công suất 12.000m³/ngày đêm nhưng hiện chỉ còn 3.200m³/ngày đêm; Trạm bơm Đạt Lý + Tân An có công suất 10.000m³/ngày đêm nhưng cũng chỉ còn 4.500m³/ngày đêm. Các trạm bơm còn lại công suất đều sụt giảm từ 10-30% so với thiết kết. Theo dự báo của đơn vị, tình trạng khan hiếm nước sẽ còn tiếp tục kéo dài đến hết tháng 5-2013 và công suất của các trạm bơm có thể sẽ tiếp tục giảm trong thời gian tới.
Do tình trạng thiếu nước sinh hoạt kéo dài, nhiều người phải mua thêm bồn, thùng phuy về tích trữ nước |
• Để hạn chế tối đa việc thiếu nước sinh hoạt, Công ty đã triển khai những biện pháp nào?
- Trước thực trạng thiếu nước sinh hoạt trầm trọng như trên, Công ty buộc phải cấp nước luân phiên theo khu vực. Từ ngày 19-2 trở đi, mỗi khu vực sẽ có nước chảy khoảng 12 tiếng/ngày và bị cúp trong 24 tiếng. Nhưng do mặt bằng cấp nước rộng, có sự chênh lệch lớn về cao trình cấp nước nên thời gian cấp nước sẽ bị lệch so với lịch thông báo. Do vậy, trong những ngày được cấp nước, người dân cần chủ động tích trữ nước để sử dụng cho sinh hoạt hằng ngày.
Trước mắt, Công ty sẽ khắc phục bằng cách xử lý nước mặt từ hồ Ea Chu Káp (xã Hòa Thắng, TP.Buôn Ma Thuột) để bổ sung khoảng 5.000 m3/ngày đêm cho người dân thành phố, nhưng dự kiến đến cuối năm 2013 công trình mới hoàn thành, đưa vào sử dụng.
Về lâu dài, Công ty đã hoàn chỉnh hồ sơ Dự án “Hệ thống cấp nước TP. Buôn Ma Thuột” và đã được UBND tỉnh, các Bộ, ngành Trung ương phê duyệt với tổng kinh phí thực hiện 35 triệu USD từ nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB). Nếu Dự án trên được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong năm 2013, thì đến cuối năm 2015, công trình sẽ hoàn thành đưa vào sử dụng. Nhà máy này được đặt tại địa phận xã Quỳnh Ngọc (huyện Krông Ana), xử lý nguồn nước từ sông Sêrêpôk, cung cấp bổ sung 35.000m³/ngày đêm cho địa bàn TP. Buôn Ma Thuột. Khi đó, tin chắc rằng, Công ty sẽ chủ động được nguồn nước, đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt cho người dân.
• Ông có khuyến cáo gì đối với người dân khi sử dụng nước?
Một khi mạch nước ngầm đã sụt giảm thì không thể tự tái tạo, sản sinh trong một sớm, một chiều. Do vậy, bên cạnh nỗ lực của đơn vị, người dân cần sử dụng nước tiết kiệm, hợp lý. Những gia đình có giếng đào nên tận dụng nguồn nước giếng cho việc tắm, giặt, tưới cây…; hạn chế tối đa việc sử dụng máy giặt. Người dân không nên tự ý vận hành van cấp nước và lắp đặt máy bơm hút nước trực tiếp từ đường ống của Công ty sẽ gây xáo trộn việc cấp nước trong khu vực. Trường hợp có hộ dân nào sống ở khu vực đang được cấp nước nhưng vẫn không có nước sinh hoạt, Công ty sẽ chở nước đến cung cấp trực tiếp. Người dân có thể gọi đến số điện thoại đường dây nóng của Công ty: 0500(3) 813. 315 để thông báo tình trạng cấp nước và được hỗ trợ khi cần thiết.
• Xin cảm ơn ông!
Xuân – Thúy (thực hiện)
No comments:
Post a Comment