14:28 | 19/02/2013
Tướng Thước nói về tâm và tầm đại biểu Quốc hội
> Bài 'tứ đại ngu': Ông Dương Trung Quốc nhận lời xin lỗi
> Bài 'tứ đại ngu': ĐB Hoàng Hữu Phước xin lỗi ông Dương Trung Quốc
> Bài ‘Tứ đại ngu": Bạn đọc chia sẻ với ông Dương Trung Quốc
> Ông Dương Trung Quốc nói về bài viết 'tứ đại ngu'
> Bài 'tứ đại ngu': ĐB Hoàng Hữu Phước xin lỗi ông Dương Trung Quốc
> Bài ‘Tứ đại ngu": Bạn đọc chia sẻ với ông Dương Trung Quốc
> Ông Dương Trung Quốc nói về bài viết 'tứ đại ngu'
TPO – Nhân sự kiện 'tứ đại ngu', Trung tướng Nguyễn
Quốc Thước, nguyên Tư lệnh Quân khu IV, ĐBQH các khóa VIII, IX, X, trao
đổi với Tiền Phong về văn hóa nghị trường, tâm và tầm của Đại biểu Quốc hội (ĐBQH).
Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, nguyên Tư lệnh quân khu IV, Đại biểu Quốc hội các khóa VIII, IX, X. Ảnh: Công Khanh |
Động cơ xấu sẽ bị lộ
Hiện nay diễn ra xu hướng ngày càng nhiều người phát biểu, nêu chính kiến trên mạng. Ông đánh giá thế nào về việc này?
Theo
tôi, bất kỳ ai cũng có quyền phát biểu chính kiến của mình, dù là trên
mạng hay ở ngoài đời thực. Cũng có những người khi không có cơ hội đóng
góp trực diện, hoặc ý kiến không được tiếp thu thì họ lên mạng để bày
tỏ, nêu quan điểm.
Tuy
nhiên, khi phát biểu phải với động cơ trong sáng, vì dân, thì những ý
kiến đó cần được trân trọng. Nhưng nếu với động cơ không trong sáng,
không vì dân, thì phải phê phán. Cũng có thể có các ý kiến cá nhân với
động cơ tốt nhưng do nhận thức còn hạn chế, thông tin chưa đầy đủ thì ta
phải góp ý.
Ông có thể cho biết sự khác biệt giữa việc nêu chính kiến, tranh luận với thóa mạ, xúc phạm nhau?
Nói
để mà đả kích, để hả dạ, để hạ bệ nhau là vô cùng nguy hiểm. Thường anh
kém, anh xấu muốn ngoi đầu lên lại tìm cách hạ bệ anh giỏi xuống. Nếu
kẻ nào tìm cách moi móc hạ bệ người khác, sự ngu dốt sớm muộn sẽ bị lộ
ra, động cơ xấu xa cũng tự bộc lộ.
Còn
nếu mình góp ý để cùng nhau tiến bộ, thì người được góp ý cũng tốt lên
mà chính bản thân mình cũng sẽ được nâng tầm lên. Góp ý cho nhau, tranh
luận để chỉ rõ cái sai, cái đúng cùng đi đến nhận thức đúng là cần thiết
và được trân trọng.
Từng nhiều năm tham gia Quốc hội, theo ông ĐBQH phải giải quyết những mối quan hệ nào?
Hoạt động của ĐBQH không chỉ ngồi trong nghị trường.
Hoạt động của ĐB bắt đầu từ việc đi tìm hiểu tình hình, nắm tình hình,
hiểu tâm tư nguyện vọng của dân. Trên cơ sở đó chọn lọc các vấn đề nếu
có thể giải quyết được thì giải quyết cho cử tri, nếu vấn đề lớn hơn thì
trình ra nghị trường để QH cùng giải quyết.
|
Ba khóa tôi là đại biểu QH của tỉnh Nghệ An, có nhiều ý
kiến dân rất đồng tình, nhưng với các Trưởng Đoàn, Phó Đoàn nhiều lúc
lại không bằng lòng.
Khi bàn thảo những vấn đề chung trên nghị trường, ông đã gặp những va chạm khó xử nào chưa?
Nếu điều gì động chạm đến lợi ích của người dân, của Tổ
quốc, tôi đều thẳng thắn đấu tranh, vì vậy nói về tranh luận, va chạm
trên nghị trường thì rất nhiều.
Tại kỳ họp QH khóa IX, một ĐBQH của tỉnh Đắc Lắk khi đó
là Giám đốc Lâm trường Gia Nghĩa phàn nàn về việc giải quyết chính sách
đối với thương binh liệt sỹ, đồng chí nói rằng “lúc nào cũng bàn về vấn
đề chính sách đối với người có công, đâu có thể giải quyết nổi”.
Lúc đó tôi nói luôn: “Đồng chí không đủ tư cách là
ĐBQH” và đề nghị QH xem xét tư cách đó. Vì Đắc Lắk cũng là chiến trường
mà tôi đã có 10 năm chiến đấu. Và tôi biết rằng lâm trường mà đồng chí
đó đang quản lý hôm nay, ngày trước đã có biết bao chiến sĩ đã hy sinh
trên đó.
ĐB cần dũng khí, vì dân
Từ thực tiễn sinh hoạt trong QH lâu năm (15 năm-PV), theo ông ĐBQH cần có những phẩm chất gì?
Tôi
từng ĐBQH của ba khóa (VIII, IX, X) và qua hai thời kỳ bao cấp và đổi
mới. Qua các thời kỳ, các khóa, tôi thấy vai trò vị trí của QH ngày càng
được nhìn nhận, nâng cao và làm rõ hơn. Nói như vậy để thấy, vai trò
của ĐBQH càng ngày càng quan trọng.
Theo tôi phẩm chất quan trọng mà ĐBQH cần có là tấm lòng vì dân và dũng khí.
Thứ
nhất, ĐBQH trong trái tim phải có người dân, phải đau đáu việc dân
sướng khổ thế nào. Và ĐBQH hoạt động trên tinh thần đem lại lợi ích cho
người dân, lợi ích quốc gia. Thực tế, cũng có người hiểu như vậy rồi,
nhưng ra nghị trường chưa hẳn đã làm được. Vì vấn đề lợi ích của dân và
vấn đề lợi ích của chính quyền đôi lúc có mâu thuẫn nhất định.
Yếu
tố thứ hai là phải có dũng khí của người cách mạng. Nếu không có dũng
khí không thể đem bức xúc của người dân ra nghị trường, và không dám đấu
tranh đến cùng vì quyền lợi của người dân.
Nghị trường lắm khi ác liệt hơn chiến trường
Nhiều người đang đặt ra vấn đề nâng tầm cho các ĐBQH, theo ông vấn đề mấu chốt nằm ở đâu?
Đặt
ra vấn đề nâng tầm cho ĐBQH thì phải chỉ rõ cái tầm đó xuất phát từ
đâu. Trước tiên phải nói rõ không phải tất cả ĐBQH đều ngang tầm nhau.
Tầm của đại biểu là cán bộ xã khác với Bí thư tỉnh ủy, tầm của Thủ tướng
khác với Bộ trưởng. Quan trọng là trong nhiệm vụ, chức năng của mình.
Người đại biểu ở mỗi cương vị của mình phải phản ánh được bức xúc của
người dân để bảo vệ lợi ích của người dân.
Tầm
phải luôn xuất phát từ tâm của mình. Có thể có những người chỉ là một
bác sĩ ở một bệnh viện tỉnh, nhưng họ dám đấu tranh cho lợi ích của
người dân, người bệnh vẫn tốt hơn cái tầm của một vị Bộ trưởng mà không
làm được gì cho dân.
Vừa
là một vị tướng đã kinh qua nhiều vị trí khác nhau, lăn lộn ở nhiều
chiến trường ác liệt, cũng vừa là một đại biểu được đánh giá là sắc sảo,
thẳng thắn, quyệt liệt suốt ba nhiệm kỳ QH, ông thấy ở vai trò nào khó
hơn?
Là người lính, vị tướng hay là ĐBQH, mỗi vị trí đều có những điểm khó.
Cái
khó của người lính là đứng giữa sự sống và cái chết, giữa thắng lợi và
thất bại.. Người lính nằm trong mối quan hệ với cấp trên, cấp dưới và
chiến đấu với kẻ thù, mọi thứ đều rõ ràng rành mạch. Tôi cho rằng người
lính chiến đấu ngoài mặt trần dù ác liệt nhưng dễ dàng vượt qua sự khốc
liệt đó. Vì nhiệm vụ của người lính là bảo vệ Tổ quốc và tiêu diệt kẻ
thù. Họ chỉ có lựa chọn là chiến đấu để đem lại chiến thắng hoặc hi
sinh, chứ không bao giờ đầu hàng.
Đối
với ĐBQH, vừa là đại diện cho người dân, đấu tranh cho quyền lợi của
người dân. Nhưng mặt khác họ lại là người của tổ chức, của Đảng, Đoàn,
chính quyền. Đôi khi những lợi ích của người dân chưa chắc đồng nhất với
lợi ích của cơ quan quản lý nên phải xử lý hài hòa, thấu tình đạt lý.
ĐBQH
nằm trong mối quan hệ đồng chí, đồng nghiệp, quan hệ trên dưới. Mỗi
việc làm, quyết định, phát ngôn của ĐBQH không chỉ liên quan tới hôm nay
mà còn cả ngày mai.
Để
an thân, để khỏi rách việc cũng có đại biểu chọn giải pháp im lặng,
nhưng như thế thì chưa đáp ứng được sự kỳ vọng của người dân! Người đại
biểu phải có dũng khí vượt qua những mối quan hệ phức tạp nói trên, phải
đấu tranh vì quyền lợi của người dân, phải là người đại biểu chân chính
của nhân dân.
Theo
tôi, nếu không làm được điều đó thì nên nghỉ. Nói như vậy để thấy dũng
khí ở nghị trường khó đạt hơn so với ở chiến trường và nhiều khi nghị
trường còn ác liệt hơn ở chiến trường.
Xin cảm ơn Trung tướng.
N.C.Khanh
No comments:
Post a Comment