Tuesday, February 26, 2013

NGỘ CHỮ

13:20 | 20/02/2013

   Luật sư Trần Quốc Thuận:
Tác giả 'Tứ đại ngu' có dấu hiệu phạm luật hình sự
TPO – Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm VPQH, cho rằng vụ "Tứ đại ngu' không phải chuyện trao đổi quan điểm, mà là vấn đề xúc phạm người khác. Tác giả có dấu hiệu vi phạm luật hình sự...
Luật sư Trần Quốc Thuận - Nguyên Phó Chủ nhiệm thường trực Văn phòng Quốc hội
Luật sư Trần Quốc Thuận - Nguyên Phó Chủ nhiệm thường trực Văn phòng Quốc hội. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Thưa luật sư, ông có theo dõi sự việc đại biểu Hoàng Hữu Phước viết bài Dương Trung Quốc – Bốn Điều Sai Năm Cũ (Tứ Đại Ngu) trên blog cá nhân?
Luật sư Trần Quốc Thuận: Tôi cũng biết thông tin về vụ việc qua các bài viết trên mạng và các báo.
Là người công tác tại Quốc hội nhiều năm, luật sư từng chứng kiến việc các ĐBQH trao đổi với nhau theo lối như vậy chưa?
Luật sư Trần Quốc Thuận: Trên thực tế công tác tại QH 4 khóa, tôi chưa từng thấy một đại biểu nào có phát ngôn kiểu như ông Hoàng Hữu Phước. Đây là sự việc bất bình thường và chưa từng có!
Trao đổi cùng báo chí ngày 19-2, đại biểu Hoàng Hữu Phước đã gửi lời xin lỗi tới đại biểu Dương Trung Quốc, luật sư đánh giá như thế nào về lời xin lỗi này?
Luật sư Trần Quốc Thuận: Theo tôi với những phát biểu không bình thường như của ông Phước thì ông không đủ tư cách, phẩm chất của một ĐBQH và lời xin lỗi của ông là vô nghĩa.
Có dư luận cho rằng, quá trình thẩm tra tư cách ứng viên ĐBQH dường như chưa được chặt chẽ, kỹ lưỡng nên bây giờ mới xảy ra sự cố 'Tứ đại ngu' của đại biểu Hoàng Hữu Phước?
Luật sư Trần Quốc Thuận: Điều 3 Luật bầu cử ĐBQH quy định một đại biểu phải có những tiêu chuẩn như phẩm chất đạo đức tốt, gương mẫu chấp hành pháp luật, có trình độ và năng lực thực hiện nhiệm vụ ĐBQH, tham gia quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.
Đối với những  ĐBQH có triệu chứng không bình thường, tôi không rõ trong thời kỳ thẩm định ứng viên ĐBQH có phát hiện ra điều này hay không? Nhưng đối với những người không kiểm soát được năng lực hành vi của mình thì không đủ tư cách là ĐBQH.
 
Đại biểu Quốc hội Hoàng Hữu Phước
Đại biểu Quốc hội Hoàng Hữu Phước. Ảnh: T.T.Dũng/ Tuổi Trẻ
Tranh luận hay xúc phạm?
Nhìn ở góc độ khác thì việc trao đổi của ông Hoàng Hữu Phước cũng có mặt tích cực, đó là các đại biểu cất tiếng nói ngoài nghị trường, có trao đi đổi lại về quan điểm, lập trường?
Luật sư Trần Quốc Thuận: Trước tiên, Quốc hội luôn khuyến khích việc tranh luận, vì có tranh luận mới có sự đồng thuận. Nhưng không có nghĩa đại biểu lợi dụng việc đó để xúc phạm người khác.
Trong vụ việc này, theo tôi không phải vấn đề trao đổi quan điểm, mà là vấn đề xúc phạm người khác. Nếu cần trao đổi có thể qua diễn đàn Quốc hội. Việc xúc phạm người khác thì dù bất kỳ ai cũng không được quyền, vụ việc này có dấu hiệu vi phạm luật Hình sự.
Theo luật sư, vi phạm cụ thể ra sao?
Luật sư Trần Quốc Thuận: ĐBQH đại diện ý chí nguyện vọng cử tri cả nước. Họ có quyền chất vấn Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, các thành viên của Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; tham gia bầu cử và có thể được bầu vào các chức danh Nhà nước, các cơ quan lãnh đạo, các tổ chức của Quốc hội. Đại biểu có quyền bất khả xâm phạm và miễn tố. Nhưng không có quyền nào là quyền được xúc phạm người khác.
Hành vi của ông Phước là có hệ thống, nếu tính từ khi ông phát biểu về Luật biểu tình trên blog cá nhân. Và việc này có dấu hiện vi phạm điều 121 Bộ luật Hình sự (1999) – tội làm nhục người khác.
Khung hình phạt đối với tội này cụ thể ra sao thưa ông?
Luật sư Trần Quốc Thuận: Trong luật nói rõ người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.
Có ý kiến cho rằng đây là câu chuyện cá nhân, chưa đến mức phải bãi nhiệm ĐBQH đối với ông Hoàng Hữu Phước?
Luật sư Trần Quốc Thuận: Điều 3 của quy chế là ĐBQH phải gương mẫu trong việc chấp hành Hiến pháp, pháp luật, sống lành mạnh và tôn trọng các quy tắc sinh hoạt công cộng. ĐBQH phải là người có tư cách, phẩm giá, vị trí cao, đại diện cho cử tri không phải của riêng TP HCM mà của cả nước.
Cá nhân tôi, với tư cách là một cử tri của TP HCM tôi đề nghị xóa tên ông Hoàng Hữu Phước khỏi danh sách Đoàn Đại biểu Quốc hội TP HCM.
Nếu điều đó xảy ra, quy trình xử lý, bãi nhiệm ĐBQH phải qua bao nhiêu bước thưa ông?
Luật sư Trần Quốc Thuận: Luật Tổ chức Quốc hội (2002, sửa đổi bổ sung 2007) Đã có quy định cụ thể về điều này. Tại điều 56, khi ĐBQH không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân thì tùy mức độ phạm sai lầm mà bị Quốc hội hoặc cử tri bãi nhiệm.
Theo quy định này, "Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định việc đưa ra Quốc hội bãi nhiệm hoặc cử tri nơi bầu ra đại biểu bãi nhiệm ĐBQH theo đề nghị của Uỷ ban trung ương MTTQ Việt Nam, Uỷ ban MTTQ tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc của cử tri nơi bầu ra đại biểu đó.
Trong trường hợp Quốc hội bãi nhiệm ĐBQH thì việc bãi nhiệm phải được ít nhất 2/3 tổng số đại biểu biểu quyết tán thành. Trong trường hợp cử tri bãi nhiệm ĐBQH thì việc bãi nhiệm được tiến hành theo thể thức do Uỷ ban thường vụ Quốc hội quy định.
Theo ông, để tránh những vụ "Tứ đại ngu' khác tái diễn, liệu chúng ta cần thiết có thêm quy chế phát ngôn của các ĐBQH hay không?
Luật sư Trần Quốc Thuận: Chúng ta đã có Luật bầu cử Đại biểu Quốc hội, Luật Tổ chức Quốc hội (2002, sửa đổi bổ sung 2007), Quy chế hoạt động của DDBQH. Gần đây Quốc hội bãi miễn bà Đặng Thị Hoàng Yến theo đúng quy trình đã được quy định từ trước. Với trường hợp ông Hoàng Hữu Phước cũng vậy, theo tôi không cần phải có thêm quy chế gì thêm.
Luật sư đánh giá ra sao về hành xử của Đại biểu Dương Trung Quốc – người bị ông Phước đề cập tới trong bài viết Tứ đại Ngu?
Luật sư Trần Quốc Thuận: Trong sự việc này tôi không ủng hộ ai, bênh vực ai. Tuy nhiên tôi ủng hộ ý kiến mọi việc nên trao đổi trước diễn đàn Quốc hội.
Xin cảm ơn luật sư.

Điều 121. Tội làm nhục người khác
Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

  • Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm:
    a) Phạm tội nhiều lần;
    b) Đối với nhiều người;
    c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
    d) Đối với người thi hành công vụ;
    đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình.
  • Nguồn: Bộ Luật hình sự VN
  • Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

  • N.C.Khanh
    Phản hồi tới ngày 26/2/2012.
    Nguồn:
    Ông Phước không chỉ đã xúc phạm cử tri bầu ra mình mà còn xúc phạm cử tri bầu ông Dương Trung Quốc.
    Xuân Nguyễn
    Tôi cho rằng nên miễn nhiệm tư cách ĐB của ông Phước là việc làm hết sức đúng đắn. Không phải chỉ do những gì ông Phước lăng mạ ĐB Dương Trung Quốc trên blog cá nhân của ông ấy mà còn do ông Phước từ hồi làm ĐB chưa hề có đóng góp gì đáng kể. Theo tôi, ông Phước không xứng đáng đại diện cho các cử tri của một thành phố lớn nhất cả nước ta.
    Xuân Tân
    Tôi thấy ông HHP có dấu hiệu không bình thường với 1 loạt các phát biểu trên nghị trường và trên blog. Tôi không đồng tình với ý kiến của ông Trần Quốc Thuận là ông HHP có dấu hiệu vi phạm hình sự, vì lẽ ra 1 ĐBQH, 1 doanh nhân ông HHP phải hiểu và áp dụng đúng luật. Theo tôi, ông HHP có vấn đề về sức khỏe nên đề nghị cử tri Tp HCM không nên gây sức ép và nên nhẹ nhàng cho ông nghỉ ngơi, tránh gây sốc.
    Bui Quoc Linh
    Ông Hoàng Hữu Phước ĐBQH thành phố Hồ Chí Minh tranh luận, phê phán, lăng mạ ông Quốc. Giọng điệu ông đưa ra không thể là người đại diện cho cử tri thành phố HCM nói riêng và của người dân cả nước được.
    Võ vĩnh
    Như vậy mới lộ rõ tầm của một con người trước những sự vật hay một hiện tượng của tự nhiên hay xã hội. May mà qua "tứ đại ngu" mới bộc lộ một con người có vai vế hẳn hoi mà lại thấp tầm đến vậy, sao còn đủ tầm để làm đại biểu của dân được nữa. Tôi rất hoan nghênh bài trả lời phỏng vấn của Luật sư Trần Quốc Thuận, như thế mới đúng là làm theo hiến pháp và pháp luật.
    Vũ Văn Thăng
    Tôi không có thời gian, và cũng chẳng cần đọc hết, đọc kỹ từng dòng từng chữ trong bài viết này của HHP, nghĩa là chỉ đọc lướt qua. Nhưng, tôi xin đưa ra những quan điểm như dưới đây:
    Một là: Tôi thấy, lời lẽ của HHP đối với DTQ giống như lời trong thư của Trần Lâm gửi Tào Tháo, hoặc lời của Gia Cát Lượng mắng Vương Lãng thời Tam Quốc Diễn Nghĩa bên Trung Quốc.
    Hai là: Như thế, tôi có cảm giác HHP và DTQ ở hai trận tuyến khác nhau, chứ đâu phải MỘT.
    Ba là: Với cách dùng câu từ như vậy, HHP xứng đáng là một cây viết siêu hạng về truyện đả kích hay châm biếm hơn là một ông nghị làm việc cho dân.
    Bốn là: Tôi không biết được DTQ "kiêu" đến mức nào, nhưng tôi nhận thấy HHP còn "kiêu" đến độ không ai có thể hơn được.
    Năm là: Dù chỉ mang tư cách "cá nhân với cá nhân", tôi vẫn thấy bài viết này khó chấp nhận hơn nhiều so với các bài viết của một nhân vật mấy năm trước từng bị pháp luật vào cuộc.
    Thất vọng, thất vọng, thất vọng vì TẤT CẢ.
    Phạm Bình Minh
    Qua các phát biểu và blog của ông HHP, tôi thấy ông này có học nhưng nhận thức chưa đạt tầm và dấu hiệu không bình thường, nội dung ông đưa ra không phải là tiếng nói của nhân dân, chưa xứng đáng là đại biểu của nhân dân trong công tác lập pháp, giám sát hoạt động của quốc gia.
    Bui Quoc Linh
    Đúng là phải xem xét kỹ lưỡng đầu vào của Đại biểu Quốc hội. Vì họ đại diện cho nhân dân cả nước, nói lên nguyện vọng của người dân chúng tôi. Nếu Đại biểu mà kém quá thì dân biết trông cậy vào ai?
    Trần Định Quang
    Bằng việc xúc xiểm Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc là "Tứ đại Ngu", mà một trong những “đại ngu” đó là do ông Quốc nêu vấn đề quyền được tự do biểu tình của công dân. Đồng nghĩa Ông Hoàng Hữu Phước đã xúc xiểm, thóa mạ những người tham gia lập hiến từ trước tới nay và xúc xiểm cả dân tộc. Vì, Điều 25 Hiến pháp 1959; Điều 67 Hiến pháp 1980; Điều 68 Hiến pháp 1992 và Điều 26 Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đều khẳng định: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, được thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật”. Và ông Phước cũng đã xúc xiểm cả nhân loại, vì hiến pháp của hầu hết các nước trên thế giới đều khẳng định tự do biểu tình là một trong những quyền cơ bản của công dân.
    “Đại ngu” thứ hai mà ông Phước xúc xiểm ông Dương Trung Quốc là đặt vấn đề “văn hóa từ chức”. Đây cũng là một sự xúc xiểm, thóa mạ nhân dân. Vì mọi người dân đều có mong muốn thiết tha và chính đáng là những người dù được Đảng cử hay dân bầu, nếu thấy không xứng đáng với trọng trách được giao, không còn uy tín thì phải tự giác từ chức. Không chỉ trong phạm vi dân tộc, ông Phước cũng xúc xiểm thóa mạ các quốc gia văn minh và các chính khách trên thế giới luôn đề cao lòng tự trọng, những người sẵn sàng từ chức khi thấy mình không xứng đáng với trọng trách được giao phó.
    Quả thật đầu năm mới, ông Phước đã làm rầu lòng người dân cả nước bởi trình độ nhận thức, văn hóa, nhân cách của ông - một đại biểu Quốc hội 'ngồi nhầm chỗ' thì phải?.
    Đồ Nghệ
    Theo tôi, Quốc hội không nên có những đại biểu như ông nghị  thiếu phẩm cách kiểu này trên nghị trường. Nghị trường Quốc hội là nơi những chính khách thực sự đại diện cho cử tri cả nước bàn bạc, trao đổi và đưa ra những quyết sách, xây dựng và ban hành các Bộ luật để góp phần xây dựng đất nước ngày càng tiến bộ, văn minh, để nhân dân ta ngày càng phát huy quyền làm chủ, dân chủ. Lối tư duy và suy nghĩ như ông Phước hoàn toàn đi ngược lại với tiến bộ xã hội, không xứng đáng với tư cách là người đại biểu của nhân dân.
    Nguyễn Khánh Linh
    Hoan nghênh bài phỏng vấn của PV Tiền Phong với luật sư TRẦN QUỐC THUẬN. Là cử tri tôi cũng đồng tình xóa bỏ tư cách đại biểu của vị đại biểu này. Đất nước này không thiếu gì người vừa có trình độ, năng lực phẩm chất đạo đức, có đủ TÂM TẦM để thay mặt cử tri cả nước. Mong rằng không thấy mặt vị này trên bất kỳ tờ báo nào, dù điện tử hay báo viết, kể cả trên tivi.
    trịnh quang cự
    Không biết những chỉ trích của ông Phước trong bài "Tứ đại ngu" có phải là ý kiến của cử tri thành phố HCM không?Tôi phân vân quá....
    Hải Hoàng

    No comments:

    Post a Comment