Công nghiệp ôtô: Làm nữa hay thôi?
Chủ nhật, 24/2/2013, 5:0 GMT+7
Cho đến nay, Việt Nam vẫn loay hoay với câu hỏi có phát triển ngành công nghiệp ôtô nữa hay thôi? Nếu phát triển thì làm thế nào?
Ôtô 'phát ốm' với chính sách
Ôtô, xe máy có thể phải nộp phí sử dụng đường bộ từ 2013
Kinh doanh ôtô thê thảm
Công nghiệp ôtô vỡ trận
Ôtô, xe máy có thể phải nộp phí sử dụng đường bộ từ 2013
Kinh doanh ôtô thê thảm
Công nghiệp ôtô vỡ trận
Những đề án thất bại
Trong 2 tháng đầu năm 2013, Chính phủ đã có 2 chỉ đạo quan trọng đối với công nghiệp ôtô.
Theo đó, yêu cầu các Bộ Công Thương và Bộ Tài chính phân tích rõ thực trạng phát triển ngành công nghiệp ôtô giai đoạn từ năm 2001 đến 2012, những ưu điểm, nhược điểm của từng loại thuế, lệ phí hiện hành đối với ôtô nguyên chiếc, linh kiện, phụ tùng; trên cơ sở đó tính toán, dự báo nhu cầu thị trường đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
Xác định rõ mục tiêu phát triển của ngành công nghiệp ôtô; giải trình cụ thể về việc có nên lựa chọn dòng xe chủ lực và tiêu chí lựa chọn, các chính sách cần thiết để tập trung phát triển dòng xe này.
Xây dựng các phương án điều chỉnh chính sách thuế, chính sách ưu đãi... đối với ôtô. Có lộ trình thực hiện chính sách này trên nguyên tắc đảm bảo tính minh bạch, dễ dự báo, phù hợp yêu cầu hội nhập để tính toán các phương án thị trường tương ứng với tốc độ tăng trưởng hợp lý, sát thực tế và phù hợp yêu cầu phát triển.
Theo ông Phạm Văn Liêm, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách công nghiệp, Bộ Công thương, thực ra Chính phủ đang muốn trả lời câu hỏi là có phát triển công nghiệp ô tô nữa hay thôi và làm thì sẽ làm như thế nào cho hiệu quả?
Từ năm 2004 khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ôtô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020 đã khẳng định "Công nghiệp ôtô là ngành công nghiệp rất quan trọng cần được ưu tiên phát triển… để đến năm 2020 có khả năng đáp ứng ở mức cao nhất nhu cầu thị trường trong nước và tham gia vào thị trường khu vực và thế giới".
Đến 2007, công nghiệp ôtô lại vinh dự được Chính phủ xếp vào ngành công nghiệp mũi nhọn được ưu tiên phát triển.
Tuy nhiên sau gần 10 năm phát triển thì ngành công nghiệp ô tô được cho là thất bại thảm hại. Theo báo cáo của Bộ Công thương vào cuối năm 2012 thì các tiêu chí đề ra trong Bản Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020 chỉ duy nhất một mục tiêu xuất khẩu linh kiện, phụ tùng là vượt.
Trong 2 tháng đầu năm 2013, Chính phủ đã có 2 chỉ đạo quan trọng đối với công nghiệp ôtô.
Theo đó, yêu cầu các Bộ Công Thương và Bộ Tài chính phân tích rõ thực trạng phát triển ngành công nghiệp ôtô giai đoạn từ năm 2001 đến 2012, những ưu điểm, nhược điểm của từng loại thuế, lệ phí hiện hành đối với ôtô nguyên chiếc, linh kiện, phụ tùng; trên cơ sở đó tính toán, dự báo nhu cầu thị trường đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
Xác định rõ mục tiêu phát triển của ngành công nghiệp ôtô; giải trình cụ thể về việc có nên lựa chọn dòng xe chủ lực và tiêu chí lựa chọn, các chính sách cần thiết để tập trung phát triển dòng xe này.
Xây dựng các phương án điều chỉnh chính sách thuế, chính sách ưu đãi... đối với ôtô. Có lộ trình thực hiện chính sách này trên nguyên tắc đảm bảo tính minh bạch, dễ dự báo, phù hợp yêu cầu hội nhập để tính toán các phương án thị trường tương ứng với tốc độ tăng trưởng hợp lý, sát thực tế và phù hợp yêu cầu phát triển.
Theo ông Phạm Văn Liêm, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách công nghiệp, Bộ Công thương, thực ra Chính phủ đang muốn trả lời câu hỏi là có phát triển công nghiệp ô tô nữa hay thôi và làm thì sẽ làm như thế nào cho hiệu quả?
Từ năm 2004 khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ôtô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020 đã khẳng định "Công nghiệp ôtô là ngành công nghiệp rất quan trọng cần được ưu tiên phát triển… để đến năm 2020 có khả năng đáp ứng ở mức cao nhất nhu cầu thị trường trong nước và tham gia vào thị trường khu vực và thế giới".
Đến 2007, công nghiệp ôtô lại vinh dự được Chính phủ xếp vào ngành công nghiệp mũi nhọn được ưu tiên phát triển.
Tuy nhiên sau gần 10 năm phát triển thì ngành công nghiệp ô tô được cho là thất bại thảm hại. Theo báo cáo của Bộ Công thương vào cuối năm 2012 thì các tiêu chí đề ra trong Bản Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020 chỉ duy nhất một mục tiêu xuất khẩu linh kiện, phụ tùng là vượt.
Còn lại tất cả các mục tiêu khác từ sản lượng xe đến tỷ lệ nội địa hóa... đều không đạt.
Nguyên nhân quan trọng đã được chỉ ra là do chính sách hết sức mâu thuẫn, muốn đẩy mạnh phát triển công nghiệp ôtô nhưng lại ban hành những loại thuế, phí nhằm hạn chế việc mua sắm ô tô dẫn đến quy mô ngành công nghiệp ôtô quá nhỏ bé, sản lượng không đáng kể, thị trường bị bóp chết và không thể đẩy mạnh nội địa hóa, chuyển giao công nghệ và thu hút đầu tư...
Hơn thế nữa, chính sách còn thay đổi liên tục. Các nhà đầu tư mong muốn chính sách minh bạch ổn định trong 1 thời gian dài khoảng 20 năm thì ngược lại thay đổi quá nhiều, quá nhanh trong thời gian ngắn.
DN bất an vì chính sách thay đổi
Theo thống kê, từ 2003 đến nay, chính sách ôtô không năm nào yên ổn và có năm thay đổi tới 3 -4 lần, làm các DN và người tiêu dùng cứ nháo nhào, thị trường ô tô liên tục biến động hết "sốt" nóng lại sang "sốt" lạnh.
Và đến nay thì các cơ quan phải làm lại từ khâu xác định rõ mục tiêu phát triển ngành công nghiệp ôtô của Việt Nam, cùng các chính sách phát triển dài hạn cho ngành công nghiệp này.
Nhiều ý kiến đang đặt câu hỏi rằng nếu chúng ta quyết định vẫn tiếp tục phát triển công nghiệp ô tô thì cơ hội có còn? Bởi từ 2014 theo cam kết AFTA thuế nhập khẩu xe nguyên chiếc từ khu vực ASEAN đã phải giảm xuống còn 50% và tiếp tục giảm cho tới 2018 còn 0%. Trong khi đó đến nay chúng ta vẫn chưa hoàn thiện về chính sách.
Để ngành công nghiệp ôtô phát triển, mấu chốt vẫn là vấn đề nội địa hoá. Muốn thế phải có hàng nghìn doanh nghiệp tham gia sản xuất linh kiện chứ không phải chỉ khoảng hơn 200 doanh nghiệp như hiện nay với những sản phẩm là kính, ghế ngồi, dây điện, khung gầm...
Nhưng chính sách để thu hút các nhà đầu tư vào công nghiệp hỗ trợ được cho là hết sức chung chung, thiếu hấp dẫn. Quyết định số12/2011/QĐ-TTg về chính sách phát triển một số ngành công nghiệp hỗ trợ được Chính phủ ban hành từ ngày 24/2/2011 đến nay đã được 2 năm nhưng đi vào thực tế rất khó khăn, chưa có dự án nào xin được ưu đãi.
Theo các chuyên gia Nhật Bản, mục tiêu của Việt Nam phấn đấu đến năm 2020 là cơ bản trở thành nước công nghiệp với giá trị công nghiệp chiếm khoảng 40-41% tỷ trọng trong GDP, giá trị sản phẩm công nghiệp chế tạo chiếm khoảng 40% trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp.
Hiện nay, trong số các ngành công nghiệp điện tử, ôtô, xe gắn máy, đóng tàu, chế biến thực phẩm, thép, hoá dầu, giày da và may mặc, phần mềm… chỉ có 2 ngành công nghiệp xe máy và dệt may là tương đối mạnh, còn các ngành công nghiệp đều yếu kém.
Nhưng để trở thành nước công nghiệp, không thể chỉ dựa vào 2 ngành dệt may và xe máy.
Ngành dệt may hiện có kim ngạch xuất khẩu lớn nhưng chủ yếu vẫn là gia công, còn công nghiệp xe máy được cho là có tương lai không sáng sủa. Thế giới sẽ giảm dần nhu cầu về xe máy. Hiện xuất khẩu xe máy có kim ngạch rất thấp và không thể đẩy mạnh được, còn thị trường trong nước sắp bão hoà, nhu cầu giảm.
Ngành công nghiệp ôtô được thừa nhận là có tương lai sáng sủa và lâu dài. Các phân tích cho thấy chỉ cần ngành công nghiệp ôtô phát triển cũng đã là động lực cho rất nhiều ngành kinh tế khác như điện tử, thép, công nghệ vật liệu, công nghệ chế tạo máy... Công nghiệp ôtô phát triển sẽ mang lại giá trị gia tăng lớn, thu hút số lượng lao động lớn...
Tuy nhiên gần 10 năm qua đi, công nghiệp ô tô của Việt Nam phát triển chẳng được là bao, trong khi để phát triển công nghiệp ô tô thì phải cần ít nhất 20 năm với nhiều chính sách khuyến khích. Thời gian hội nhập chỉ còn 5 năm nữa vậy mà giờ đây các cơ quan chức năng vẫn đang loay hoay với câu hỏi có làm công nghiệp ô tô hay không và làm như thế nào?
Trần Thủy
No comments:
Post a Comment