Một đoạn đường tùng cổ. Ảnh: N.H
Đầu xuân, về linh sơn Yên Tử
Nguyễn Hùng
Có lẽ, rất nhiều người, trong đó có tôi sẽ còn hành hương lên Yên Tử nhiều lần nữa, dù đã đôi ba lần có mặt trên đỉnh non thiêng.
Nơi ấy, sau khi lãnh đạo quân và dân Đại Việt lập nên những chiến công hiển hách nhất và dựng lên một triều đại thịnh trị nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam, Đức vua Trần Nhân Tông (1258 - 1308) đã dành những năm tháng còn lại của mình khoác áo nâu sòng, hành đạo cứu nhân độ thế. Ông cũng là người sáng lập và là sư tổ thứ nhất của Thiền phái Trúc Lâm - một thiền phái đã để lại dấu ấn đặc sắc trong lịch sử tôn giáo Việt Nam.
Dọc đường hành hương
Lễ hội xuân Yên Tử năm nay khai mạc sớm hơn một ngày – 9.1 âm lịch – so với thường lệ, bởi BTC muốn kết hợp với Lễ đón nhận Bằng di tích quốc gia đặc biệt của Chính phủ cho Khu di tích lịch sử và danh thắng Yên Tử.
Con đường hành hương lên chùa Đồng – ở độ cao 1.068m, với đường đi bộ lên dài hơn 5.000m – giờ dễ hơn xưa vì có hai tuyến cáp treo, nhưng vẫn thuộc diện “lên được chùa Đồng thì chẳng quản ngại các danh thắng khác”.
Nhiều người vẫn chọn lên non thiêng bằng đường bộ, để được miên man cùng trời đất, cỏ cây; để được đi dưới tán rừng tùng cổ hơn 700 tuổi – một trong những “di tích” nguyên bản của đất Phật.
Bất chấp thời gian, nhiều “cụ” tùng vẫn vững vàng trên non thiêng, với những chùm rễ khỏe khoắn ôm chặt lấy mặt đường, như nâng bước tăng ni, phật tử, du khách trên con đường hành hương đầy thách thức.
Nghe nói, đây là giống tùng quý mà chưa ai nghiên cứu nhân giống được. Trong một lần trồng hoa anh đào cổ Nhật Bản trên Yên Tử với một trong những chuyên gia hàng đầu của Nhật Bản về nhân giống hoa anh đào cổ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Đặng Huy Hậu đã đề nghị chuyên gia này giúp nhân giống tùng Yên Tử.
Càng lên cao, Yên Tử càng mù trong sương khói; đường đi càng trắc trở, nhiều đoạn, du khách như phải đu mình vượt qua những con dốc dựng đứng. Dẫu thế, chúng tôi vẫn bắt gặp các cụ già chậm rãi từng bước chinh phục thử thách.
“Tôi đã lên chùa Đồng nhiều lần rồi, nhưng năm nay vẫn trở lại vì Phật hoàng Trần Nhân Tông” - ông Lê Văn An, 70 tuổi, Đan Phượng, Hà Nội, chia sẻ.
Hình ảnh một cụ bà trên đường từ chùa Đồng xuống, đuối sức nhưng vẫn cố đi, buộc các nhân viên ở đây phải đưa vào võng để chuyển vào cáp treo như tiếp thêm sức cho một số du khách còn lưỡng lự nên đi tiếp hay quay lại.
“Ở độ tuổi 30, lãnh đạo quân và dân 2 lần đánh thắng đội quân xâm lược hùng mạnh như thế. 35 tuổi, nhường lại ngôi cho con, lên núi tu hành, rồi lập ra Thiền phái Trúc Lâm nổi tiếng – một hệ tư tưởng đã và sẽ còn mãi đồng hành cùng dân tộc Việt Nam” - Đức Nam, 30 tuổi, quê Bắc Ninh, tóm tắt “sơ yếu” lý lịch của Phật hoàng Trần Nhân Tông, cũng là lý do anh hành hương lên Yên Tử.
Yên Tử - 714 năm
Đã 714 năm kể từ ngày Đức vua Trần Nhân Tông lên non thiêng Yên Tử tu luyện và lập ra Thiền phái Trúc Lâm, vào tháng 10.1299.
Trong lịch sử nhân loại, có lẽ, ông là vị vua duy nhất rời bỏ ngai vàng, khoác áo nâu sồng, bỏ lại đằng sau những võ công hiển hách – cùng quân và dân Đại Việt hai lần đánh bại đội quân xâm lược Nguyên Mông hùng mạnh nhất thế giới lúc đó.
Phật giáo ở nước ta bắt đầu phát triển mạnh từ thời nhà Lý (1009 – 1225), mà theo sử sách, Lý Công Uẩn đặt tên cho hoàng tử cả là Lý Phật Mã (con ngựa nhà Phật), với mong muốn người thừa kế ngôi vàng của mình sẽ như con ngựa đưa Phật giáo tới muôn dân.
Tuy nhiên, Thiền phái Trúc Lâm của Phật hoàng Trần Nhân Tông, như lời nhận xét của các sử gia, các nhà nghiên cứu, mới thực sự đưa Phật giáo Việt Nam phát triển rực rỡ thể hiện đầy đủ trí tuệ, bản lĩnh Việt Nam.
Giáo lý của ngài cũng rất đơn giản, bởi ngài lĩnh hội trọn vẹn lời khai thị của một bậc Thiền tổ Yên Tử với vua Trần Thái Tông (tức Trần Cảnh): “Trong núi vốn không có Phật. Phật ở trong tâm ta. Tâm lặng mà biết, đó chính là tâm Phật”. Ngài không kêu gọi các tín đồ lìa bỏ cuộc sống trần tục, không ép xác khổ hạnh, mà đề cao nhân nghĩa, giáo dục lòng nhân đạo...
Miên man câu chuyện về giáo lý của Phật hoàng Trần Nhân Tông để tự hỏi: Trong dòng người về chốn thiêng kia, mình có nằm trong những kẻ đã lạc đường không?.
Về với phật đâu chỉ chụp vội bó hương rồi chen lấn, xổ đẩy cắm vào bát nhang, hay xỉa mấy đồng tiền lẻ cắm la liệt khắp nơi.
Con đường hành hương lên Yên Tử cách đây 714 năm và cho đến mãi về sau sẽ chẳng có gì thay đổi – vẫn là con đường Phật hoàng đã chỉ dạy. Chệch con đường đó có lẽ chỉ là cuộc leo núi đơn thuần.
Chùa Đồng đây rồi! Người tê tái vì gió và mưa phùn. Vậy nhưng, một số phật tử từng giữa đêm đông giá lạnh lên Ngọa Vân - nằm dưới chùa Đồng không xa - nơi Phật hoàng Trần Nhân Tông viên tịch vào đêm 3.11.1308, để thắp cho ngài nén hương.
Một tin vui với Yên Tử: Tại lễ khai hội xuân Yên Tử, tối 18.2, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cho biết, Chính phủ đã phê duyệt đề án mở rộng và phát triển Khu di tích lịch sử và danh thắng Yên Tử. Đề án có tổng số vốn đầu tư 1.800 tỉ đồng, chia làm 3 giai đoạn được thực hiện từ nay tới 2025, nhằm xây dựng Yên Tử thành điểm tâm linh, du lịch, giáo dục ngày một xứng đáng hơn với vị thế và công lao của các bậc tiền nhân.
Dọc đường hành hương
Lễ hội xuân Yên Tử năm nay khai mạc sớm hơn một ngày – 9.1 âm lịch – so với thường lệ, bởi BTC muốn kết hợp với Lễ đón nhận Bằng di tích quốc gia đặc biệt của Chính phủ cho Khu di tích lịch sử và danh thắng Yên Tử.
Con đường hành hương lên chùa Đồng – ở độ cao 1.068m, với đường đi bộ lên dài hơn 5.000m – giờ dễ hơn xưa vì có hai tuyến cáp treo, nhưng vẫn thuộc diện “lên được chùa Đồng thì chẳng quản ngại các danh thắng khác”.
Nhiều người vẫn chọn lên non thiêng bằng đường bộ, để được miên man cùng trời đất, cỏ cây; để được đi dưới tán rừng tùng cổ hơn 700 tuổi – một trong những “di tích” nguyên bản của đất Phật.
Bất chấp thời gian, nhiều “cụ” tùng vẫn vững vàng trên non thiêng, với những chùm rễ khỏe khoắn ôm chặt lấy mặt đường, như nâng bước tăng ni, phật tử, du khách trên con đường hành hương đầy thách thức.
Nghe nói, đây là giống tùng quý mà chưa ai nghiên cứu nhân giống được. Trong một lần trồng hoa anh đào cổ Nhật Bản trên Yên Tử với một trong những chuyên gia hàng đầu của Nhật Bản về nhân giống hoa anh đào cổ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Đặng Huy Hậu đã đề nghị chuyên gia này giúp nhân giống tùng Yên Tử.
Càng lên cao, Yên Tử càng mù trong sương khói; đường đi càng trắc trở, nhiều đoạn, du khách như phải đu mình vượt qua những con dốc dựng đứng. Dẫu thế, chúng tôi vẫn bắt gặp các cụ già chậm rãi từng bước chinh phục thử thách.
“Tôi đã lên chùa Đồng nhiều lần rồi, nhưng năm nay vẫn trở lại vì Phật hoàng Trần Nhân Tông” - ông Lê Văn An, 70 tuổi, Đan Phượng, Hà Nội, chia sẻ.
Hình ảnh một cụ bà trên đường từ chùa Đồng xuống, đuối sức nhưng vẫn cố đi, buộc các nhân viên ở đây phải đưa vào võng để chuyển vào cáp treo như tiếp thêm sức cho một số du khách còn lưỡng lự nên đi tiếp hay quay lại.
“Ở độ tuổi 30, lãnh đạo quân và dân 2 lần đánh thắng đội quân xâm lược hùng mạnh như thế. 35 tuổi, nhường lại ngôi cho con, lên núi tu hành, rồi lập ra Thiền phái Trúc Lâm nổi tiếng – một hệ tư tưởng đã và sẽ còn mãi đồng hành cùng dân tộc Việt Nam” - Đức Nam, 30 tuổi, quê Bắc Ninh, tóm tắt “sơ yếu” lý lịch của Phật hoàng Trần Nhân Tông, cũng là lý do anh hành hương lên Yên Tử.
Yên Tử - 714 năm
Đã 714 năm kể từ ngày Đức vua Trần Nhân Tông lên non thiêng Yên Tử tu luyện và lập ra Thiền phái Trúc Lâm, vào tháng 10.1299.
Trong lịch sử nhân loại, có lẽ, ông là vị vua duy nhất rời bỏ ngai vàng, khoác áo nâu sồng, bỏ lại đằng sau những võ công hiển hách – cùng quân và dân Đại Việt hai lần đánh bại đội quân xâm lược Nguyên Mông hùng mạnh nhất thế giới lúc đó.
Phật giáo ở nước ta bắt đầu phát triển mạnh từ thời nhà Lý (1009 – 1225), mà theo sử sách, Lý Công Uẩn đặt tên cho hoàng tử cả là Lý Phật Mã (con ngựa nhà Phật), với mong muốn người thừa kế ngôi vàng của mình sẽ như con ngựa đưa Phật giáo tới muôn dân.
Tuy nhiên, Thiền phái Trúc Lâm của Phật hoàng Trần Nhân Tông, như lời nhận xét của các sử gia, các nhà nghiên cứu, mới thực sự đưa Phật giáo Việt Nam phát triển rực rỡ thể hiện đầy đủ trí tuệ, bản lĩnh Việt Nam.
Giáo lý của ngài cũng rất đơn giản, bởi ngài lĩnh hội trọn vẹn lời khai thị của một bậc Thiền tổ Yên Tử với vua Trần Thái Tông (tức Trần Cảnh): “Trong núi vốn không có Phật. Phật ở trong tâm ta. Tâm lặng mà biết, đó chính là tâm Phật”. Ngài không kêu gọi các tín đồ lìa bỏ cuộc sống trần tục, không ép xác khổ hạnh, mà đề cao nhân nghĩa, giáo dục lòng nhân đạo...
Miên man câu chuyện về giáo lý của Phật hoàng Trần Nhân Tông để tự hỏi: Trong dòng người về chốn thiêng kia, mình có nằm trong những kẻ đã lạc đường không?.
Về với phật đâu chỉ chụp vội bó hương rồi chen lấn, xổ đẩy cắm vào bát nhang, hay xỉa mấy đồng tiền lẻ cắm la liệt khắp nơi.
Con đường hành hương lên Yên Tử cách đây 714 năm và cho đến mãi về sau sẽ chẳng có gì thay đổi – vẫn là con đường Phật hoàng đã chỉ dạy. Chệch con đường đó có lẽ chỉ là cuộc leo núi đơn thuần.
Chùa Đồng đây rồi! Người tê tái vì gió và mưa phùn. Vậy nhưng, một số phật tử từng giữa đêm đông giá lạnh lên Ngọa Vân - nằm dưới chùa Đồng không xa - nơi Phật hoàng Trần Nhân Tông viên tịch vào đêm 3.11.1308, để thắp cho ngài nén hương.
Một tin vui với Yên Tử: Tại lễ khai hội xuân Yên Tử, tối 18.2, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cho biết, Chính phủ đã phê duyệt đề án mở rộng và phát triển Khu di tích lịch sử và danh thắng Yên Tử. Đề án có tổng số vốn đầu tư 1.800 tỉ đồng, chia làm 3 giai đoạn được thực hiện từ nay tới 2025, nhằm xây dựng Yên Tử thành điểm tâm linh, du lịch, giáo dục ngày một xứng đáng hơn với vị thế và công lao của các bậc tiền nhân.
No comments:
Post a Comment