Monday, February 18, 2013

Loạt bài chủ đề: Cứu lấy Đất Mẹ, Cứu Lấy Thiên Nhiên, Cứu Lấy Rừng, Cứu Lấy Dòng Sông, Cứu Lấy Nước là Cứu Lấy Sự Sống chính ta.


Bài 1: MÙA XUÂN VÀ CÂU CHUYỆN CỦA DÒNG SÔNG

123
Mọi người đều sống dưới nguồn
Everybody Lives Downstream
World Water Day 03-22-1999 

DẪN NHẬP. Khi mà Trung Quốc đã và còn đang tiếp tục xây những con đập thủy điện khổng lồ chắn ngang dòng chính sông Mekong, tiếp đến Thái Lan có kế hoạch chuyển dòng lấy nước từ sông Mekong ngay cả trong mùa khô, cộng thêm nạn phá rừng rồi phá đá để mở rộng một thủy lộ cho tàu trọng tải 700 tấn chở đầy hàng hóa của Trung Quốc từ giang cảng Tư Mao xuống tới Vạn Tượng... Cho dù chưa có dự án nào tới giai đoạn kết thúc, nhưng nơi các quốc gia hạ nguồn và nhất là Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) đã bắt đầu chịu những hậu quả "nhãn tiền": như những cơn lũ bất thường trong mùa mưa, nạn thiếu nước ngọt và nhiễm mặn trầm trọng hơn trong mùa khô, tôm cá sút giảm tới mức báo động về số lượng cũng như số chủng loại. Ngót 18 triệu cư dân vùng ĐBSCL đang và sẽ phải làm gì để thích nghi và sống còn? Đó là nội dung bài viết của nhà văn Ngô Thế Vinh, tác giả cuốn Cửu Long Cạn Dòng Biển Đông Dậy Sóng. Trong những năm qua, ông cùng với Nhóm Bạn Cửu Long đã có nhiều bài viết báo động về một ĐBSCL và con sông Mekong trước nguy cơ. Ông cũng đã thực hiện những chuyến đi khảo sát các khúc sông thượng nguồn và đã có bài viết tường trình trực tiếp từ con đập Mạn Loan - là con đập thủy điện lớn đầu tiên trong dự án 14 con đập Trung Quốc chắn ngang sông Lan Thương. Ông hiện là bác sĩ điều trị và giảng huấn tại một bệnh viện ở Nam California. http://www.vietecology.org/Article.aspx/Article/12# 

Bài 2: Biến đổi khí hậu đe dọa tài nguyên nước Việt Nam

5:21 PM, 01/04/2010

(Chinhphu.vn) - Trong tương lai không xa, biến đổi khí hậu sẽ làm suy thoái tài nguyên nước trên các lưu vực sông,  ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống của hàng chục triệu người dân và mọi hoạt động sản xuất.

Ảnh minh họa

Báo động chất lượng nước
Việt Nam là quốc gia có nguồn tài nguyên nước trung bình trên thế giới, mức bình quân đầu người khoảng 11.000 m3/năm. Tình trạng khai thác nước thiếu quy hoạch, lãng phí và gây ô nhiễm nguồn nước đang là những vấn đề nổi cộm trong quản lý tài nguyên nước.
Thêm vào đó, theo Cục Quản lý tài nguyên nước, Bộ Tài nguyên và Môi trường, biến đổi khí hậu và nước biển dâng sẽ tác động rất lớn tới tài nguyên nước nói chung và chất lượng nước nói riêng của Việt Nam.
Còn trong ngắn hạn, Viện Kỹ thuật Tài nguyên nước và Môi trường cũng vừa đưa ra cảnh báo tình hình hạn hán gay gắt, nước từ thượng nguồn về ít khiến tình trạng xâm nhập mặn trên hệ thống sông Đồng Nai, Sài Gòn tăng mạnh, hàng triệu người có nguy cơ thiếu nước...
Trên hệ thống sông Nhà Bè - Đồng Nai, độ mặn 4 phần nghìn (trên mức cho phép sản xuất nông nghiệp là 3 phần nghìn) đã vượt qua khu vực Cát Lái. Số liệu khảo sát ngày 27/2 cho thấy, độ mặn 4 phần nghìn đã vào đến rạch Bà Cua, cầu Ông Nhiêu.
ĐBSCL cũng là nơi có quá nửa số tỉnh sống trong vùng ngập mặn, thường xuyên bị đe dọa hạn, mặn, hiện có trên 400.000 giếng nước các loại để phục vụ dân sinh được người dân sử dụng, khai thác tràn lan dẫn đến nguy cơ ô nhiễm và nhiễm mặn rất cao.
Bên cạnh nguy cơ nhiễm mặn, theo kết quả quan trắc tài nguyên môi trường nước dưới đất năm 2009 của Trung tâm Quan trắc và Dự báo tài nguyên nước (Bộ Tài nguyên – Môi trường) mực nước bình quân  năm 2009 của tầng chứa nước 6 tháng cuối năm 2009 có xu hướng giảm so với cùng kỳ năm 2008 trung bình nhiều năm.
Ngoài ra, hệ thống nước ngầm cũng bị ảnh hưởng nặng nề do ô nhiễm. Ước tính có khoảng 200 nghìn người đang tiếp xúc và sử dụng trực tiếp nguồn nước bị ô nhiễm Arsenic.

Bảo vệ rừng - chiến lược lâu dài để giữ nước
Theo Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước Hoàng Văn Bảy, Cục sẽ gấp rút thực hiện Chiến lược quốc gia về tài nguyên nước từ nay đến năm 2020, trong đó có việc sửa đổi Luật Tài nguyên nước.
Một số mục tiêu cụ thể để bảo vệ tài nguyên nước sẽ được tích cực triển khai để đạt được như: Khôi phục các sông, hồ chứa nước, tầng chứa nước, vùng đất ngập nước bị ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt, ưu tiên đối với các sông trên lưu vực sông Nhuệ - Đáy, sông Cầu, sông Đồng Nai – Sài Gòn, sông Hương.
Chiến lược cũng đặt mục tiêu đảm bảo dòng chảy tối thiểu để duy trì hệ sinh thái thủy sinh, trọng điểm là các sông có hồ chứa nước, đập dâng lớn.
Vấn đề kiểm soát nguồn nước cũng được đặt lên hàng đầu, chấm dứt việc sử dụng các loại hóa chất độc hại trong sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản gây ô nhiễm nguồn nước.
Đặc biệt, bảo vệ rừng được xem là chiến lược lâu dài để giữ nước. Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Thái Lai nhận định, ngoài việc tăng độ che phủ thì việc trồng các loại cây phù hợp có khả năng giữ nước là rất cần thiết để chống suy thoái, cạn kiệt tài nguyên nước.
Phó Chủ tịch UBND Sơn La, một tỉnh có nhiều rừng, Cầm Văn Chính cũng cho rằng một trong những nguyên nhân khiến nguồn nước trên các sông, suối cạn kiệt theo từng năm là do những cánh rừng đầu nguồn bị chặt phá trái phép và người dân đốt nương làm rẫy. “Rừng suy kiệt sẽ dẫn đến việc mất nguồn nước trong mùa khô”, ông Chính nói.
Thu Cúc
http://baodientu.chinhphu.vn/Home/Bien-doi-khi-hau-de-doa-tai-nguyen-nuoc-Viet-Nam/20104/29232.vgp 

Bài 3: Lời cảnh báo từ những dòng sông và Những bất cập trong quản lý, sử dụng tài nguyên nước

Trích: "...Thực tế, hiện nay tài nguyên nước mặt ở hạ du các công trình hồ chứa thủy điện, thủy lợi trên những lưu vực sông chính như sông Đồng Nai, sông Ba, Vu Gia - Thu Bồn... thấp hơn trung bình hằng năm từ 15 đến 40%... những dòng sông chết..." 
Link tin bài:
http://www.nhandan.com.vn/cmlink/nhandandientu/thoisu/doi-song/i-s-ng-tin-chung/nh-ng-b-t-c-p-trong-qu-n-l-s-d-ng-tai-nguyen-n-c-mi-n-trung-tay-nguyen-1.299732

Bài 4: Một trong những tác nhân gây biển đổi Khí hậu là đập thủy điện

Link tin bài: http://vnwa.wordpress.com/2011/07/01/m%E1%BB%99t-trong-nh%E1%BB%AFng-tac-nhan-gay-bi%E1%BB%83n-d%E1%BB%95i-khi-h%E1%BA%ADu-la-d%E1%BA%ADp-th%E1%BB%A7y-di%E1%BB%87n/ 

Tham khảo thêm: 
Các báo cáo tại hội thảo "Tài nguyên nước và sự phát triển bền vững"
Trích: "Các báo cáo trình bày tại Hội thảo đều tập trung phân tích nguy cơ thiếu nước, xung đột từ sử dụng nước, an ninh nước trong điều kiện biến đổi khí hậu. Để giải quyết vấn đề này, công tác quy hoạch quản lý, khai thác sử dụng nước phải mang tính tổng thể theo từng lưu vực, từng khu vực. TS. Tô Văn Trường, Ban chủ nhiệm Chương trình khoa học công nghệ phục vụ phòng tránh thiên tai, bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, cho biết, "Hợp tác khu vực đóng vai trò rất quan trọng cho những khu vực như đồng bằng Sông Cửu Long, do sự phụ thuộc của khu vực này vào dòng chảy từ các nước thượng nguồn sông Mêkông cũng như các xung đột ngày càng tăng về tài nguyên nước”.
Tiến sĩ Teofilo Abrajano, chuyên gia Quỹ Khoa học Quốc gia Mỹ (NFS) cũng cho rằng, “cái thiếu hiện nay chính là thiếu về sự quy hoạch mang tính khu vực”. Điều này đặc biệt cần đối với Việt Nam là “Việt Nam đang phải đối mặt với các thách thức đặc biệt nghiêm trọng trong việc đề ra các chiến lược nhằm đối phó với tác động của biến đổi khí hậu và nguồn nước. Có rất ít hoặc hầu như không có những trạm quan sát đưa ra các mô hình khí hậu và nguồn nước khu vực. Nếu không có các mô hình đúng đắn có khả năng đồng nhất các trạm quan sát trên mặt đất thì dù các hệ thống cảnh báo sớm về khí hậu và môi trường phát triển đến mức nào đi nữa cũng không thể mang lại các kết quả như mong đợi”- TS Teofilo Abrajano nói.
Ông Koo Neefjes, Cố vấn cao cấp về Biến đổi khí hậu (UNDP) cũng cho rằng, việc sử dụng nước sạch tại nhiều nơi ở Việt Nam không bền vững, chất lượng nước đang phải đối mặt với những mối đe dọa chính từ ô nhiễm và nước biển dâng cao. Ông Koo Neefes nói “Việc quy hoạch và quản lý tài nguyên nước phải được gắn kết chặt chẽ hơn với những chương trình và kế hoạch của nhiều nhánh khác nhau để có thể giải quyết một cách hiệu quả những thách thức biến đổi khí hậu trong thế kỷ 21và về sau.”

http://www.imc.org.vn/Home/News/imc/truyenthong/601.imc
http://vp.omard.gov.vn/NuocSach/detail.asp?mnz=3&mno=3&Languageid=0&id=789
http://60s.com.vn/index/2159864/07062009.aspx 
http://oxfamhk.org.vn/t/sng-dong-nai/page/3/
http://www.tnmtthainguyen.gov.vn/thainguyen2/index.php?cires=News&in=viewst&sid=6978




No comments:

Post a Comment