Cửu Đỉnh là công trình nghệ thuật bằng đồng đặc sắc, được đánh giá như tượng đài văn hóa Việt vừa được Hội đồng Di sản quốc gia công nhận là báu vật quốc gia. Trong số 9 linh vật trên Cửu Đỉnh thì mãng xà được khắc nổi ở hông Huyền Đỉnh đặt hàng thứ tư bên phải trước sân Thế Miếu (Đại nội Huế), tượng trưng cho sự huyền kỳ.
|
Cửu Đỉnh - báu vật quốc gia Việt Nam đặt trước sân Thế Miếu (Đại nội Huế). Ảnh: THÁI BẰNG
|
Địa dư chí bằng ngôn ngữ tạo hình
Bộ Công tổ chức đúc Cửu Đỉnh bằng đồng tại kinh đô Huế vào năm 1836 dưới thời vua Minh Mạng. Công việc đúc và sau đó gia công hoàn chỉnh mất 15 tháng, đến tháng Giêng năm Minh Mạng XVIII (3-1837) thì hoàn thành. Công trình này đặt thành hàng ngang trước sân Thế Miếu, nơi thờ các vị vua triều Nguyễn trong Đại nội Huế. Mỗi đỉnh đối diện với một gian thờ trong tòa miếu. Riêng đỉnh tương ứng với gian thờ vua Gia Long đặt hơi nhích về phía trước, vì đây là vị hoàng đế có công khai sáng triều đại. Ở mặt trước hông các đỉnh đều đúc nổi hai chữ đại tự với chữ dưới là chữ đỉnh và chữ trên là tên gọi tắt miếu hiệu từng vị vua. Chẳng hạn, Cao Đỉnh là miếu hiệu vua Gia Long, Nhân Đỉnh là miếu hiệu vua Minh Mạng…, cứ thế lần lượt theo thứ tự các chữ Cao, Nhân, Chương, Anh, Nghị, Thuần, Tuyên, Dụ và Huyền.
Quanh hông các đỉnh đồng đúc nổi 153 cảnh vật, phân bố theo biểu đồ chung và được chia làm ba hàng ngang, mỗi hàng một chủng loại. Đặc biệt, bằng kỹ thuật khắc nổi vừa phải, các họa tiết hoa văn trên Cửu Đỉnh tuy để trang trí mặt ngoài nhưng không lặp lại quy luật mà là một tác phẩm điêu khắc độc lập, tạo ra nhịp điệu uyển chuyển. Sự đa dạng, tính thống nhất, cái tinh tế và sự hài hòa thể hiện tư duy người thợ đúc đồng thời bấy giờ, đầy sáng tạo.
Ngoài ra, họa tiết hoa văn trên Cửu Đỉnh còn hàm chứa quyền lực vương triều Nguyễn bao trùm lên toàn bộ lãnh thổ và thiên nhiên của đất nước (kể cả vùng trời và biển), cùng với sức mạnh bảo vệ chủ quyền sở hữu ấy. Có thể xem những khắc họa trên Cửu Đỉnh như một bộ “Địa dư chí” bằng ngôn ngữ tạo hình nước Việt Nam thời kỳ đó, không đầy đủ nhưng điển hình, đúng như yêu cầu vua Minh Mạng khi chỉ đạo bộ Công thực hiện công trình này: “Nay đúc đỉnh, khắc hình tượng sông núi và mọi vật, cũng không cần phải khắc đủ cả, duy phải khắc rõ tên, hiệu và xứ sở để nhận biết”.
Xà vương trên Huyền Đỉnh
Mãng xà khắc trên hông Huyền Đỉnh (chiếc đỉnh tương ứng với miếu hiệu vua Duy Tân đặt trước sân Thế Miếu) là con rắn to, thuộc bộ có vảy. Nhiều sách chép là mãng vương xà, tức vua loài rắn. Theo quan niệm dân gian, rắn là vị thần (thần Lốt) ở miền sông nước. Mãng xà lớn nhất trong loài rắn nên gọi là vương xà với mắt tròn, mùa xuân và mùa đông ở trên cạn, mùa hạ và mùa thu ngâm mình dưới nước. Ở Việt Nam, những tỉnh có vùng bán sơn địa, nhiều sình lầy, đầm hồ thường có mãng xà ẩn cư. Thịt mãng xà có nhiều chất bổ, xương của nó được bào chế để làm thuốc chữa trị tê thấp, gân cốt rất hiệu quả.
Chín chiếc đỉnh đồng đều có dáng chung giống nhau: bầu tròn, cổ thắt, miệng loe, trên miệng có hai quai, dưới bầu có 3 chân. Ở phần cổ đỉnh, bên phải ghi năm đúc đều là Minh Mạng thập lục niên Ất Mùi (1836), bên trái ghi trọng lượng từng đỉnh có khác nhau xê dịch từ 3.201 cân ta đến 4.307 cân ta. Trong quá trình nghiên cứu điền dã, nhà văn Dương Phước Thu đã có một phát hiện thú vị: Tất cả các loại cảnh vật khắc nổi trên Cửu Đỉnh đều được chọn lọc và sắp xếp theo con số 9 (9 ngọn núi lớn, 9 con sông, 9 loài chim, 9 linh vật…). Nhà văn Dương Phước Thu lý giải, người xưa xem số 9 là số nhiều, đầy đủ nhất đến mức hoàn tất, để rồi sang số 10 sẽ trở lại từ đầu theo một chu kỳ mới. Là một lịch đại đầy đủ.
Dù đã trải qua gần 2 thế kỷ nhưng Cửu Đỉnh vẫn được coi là một trong những tuyệt tác của nghệ thuật đúc đồng, di sản văn hóa lịch sử đặc sắc có một không hai của Việt Nam. Cửu Đỉnh cung cấp nhiều thông tin, trong đó có những hình ảnh khẳng định chủ quyền biển, đảo của Việt Nam
Văn Thắng
" Nhà thơ Trần Đăng Khoa:Thực ra...
Tôi thực ra cũng không đi được đâu vì nhà có
tang, ông cụ mất, thành ra gần như là nằm bẹp ở nhà thôi, không hề đi
đâu, thậm chí tôi cũng chẳng ra phố nữa.
Nhưng mà xem trên mạng thì năm nay có vẻ êm đềm.
Tôi thì vừa rồi trong một cuộc gặp gỡ với các
nhân sỹ trí thức cuối năm mà lãnh đạo đảng và nhà nước có gặp gỡ anh em
thì có ý kiến của [nhà văn] Vũ Tú Nam, tôi thấy là ý kiến khá là đáng
lưu ý.
Ông ấy bảo năm nay là năm con rắn mà con rắn thì
vốn là khắc tinh với chuột. Mà chuột thường là biểu tượng cho sự tham
nhũng cho nên là trong vở kịch 'Bài ca giữ nước' của ông Tào Mạt, vở
kịch rất nổi tiếng trong đó có cả một lớp kịch bàn về chống tham nhũng
trong đó có gọi là chim khoét và chuột đào.
Cái năm rắn này là năm khắc tinh với chuột nên
ông Vũ Tú Nam ông ấy hy vọng rằng sẽ là bước chuyển mới trong việc chống
tham nhũng.
Vừa rồi chúng ta có thành lập Ủy ban chống tham nhũng.
Thực ra dân hiện nay chỉ quan tâm tới hai mảng thôi là ổn định trên Biển Đông và chống tham nhũng".
SCT: Trích trong http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/02/130211_hy_vong_cho_nam_quy_ty.shtml |
No comments:
Post a Comment