Kiến nghị loại thủy điện Đồng Nai 6 và 6A khỏi Quy hoạch phát triển điện lực
Đó là một trong những nội dung được đại biểu Trương Văn Vở (đoàn Đồng Nai) phát biểu nhấn mạnh tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIII vào sáng 30-5 khi tham gia thảo luận tại Hội trường về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội (KT-XH) và ngân sách nhà nước năm 2012; triển khai thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2013...
Trích: "Kịp thời rà soát, sửa đổi bổ sung văn bản quy phạm pháp luật về lộ trình thực hiện kế hoạch bảo vệ, phát triển rừng giai đoạn 2011 -2020 theo Nghị quyết của Quốc hội, nhằm hạn chế thấp nhất tình trạng phá rừng, bảo vệ môi trường rừng. Đại biểu nhấn mạnh, không vì thủy điện mà làm ảnh hưởng đến rừng đặc dụng, vườn quốc gia. Một lần nữa, đại biểu kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ quan tâm xem xét và cho dừng triển khai, loại khỏi Quy hoạch phát triển điện lực giai đoạn 2011- 2020 tầm nhìn 2030, Sơ đồ VII đối với hai dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A liên quan đến chuyển mục đích sử dụng Vườn Quốc gia Cát Tiên. Vì Vườn Quốc gia Cát tiên là di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt đã được Chính phủ công nhận và đây cũng là Khu dự trữ sinh quyển thế giới đã được tổ chức UNESCO công nhận và UNESCO đang đề nghị địa phương lập thủ tục hồ sơ công nhận là di sản thiên nhiên thế giới” – đại biểu Trương Văn Vở nói. Cũng theo đại biểu, diện tích chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng làm thủy điện Đồng Nai 6 và 6A là quá lớn (trên 370ha - trong đó có hơn 140ha thuộc vùng lõi Vườn Quốc gia Cát Tiên). Khi xem xét lại cơ sở pháp lý trong việc xây dựng thủy điện Đồng Nai 6 và 6A, nhận thấy không bảo đảm, do Chính phủ phê duyệt phát triển điện lực Quốc gia, Sơ đồ VII bằng Quyết định 1208 vào tháng 7-2011, trong khi nó không phù hợp với Nghị Quyết 49 của Quốc hội đã được ban hành vào 6-2010. Đây là vấn đề mà chúng tôi nhận thấy từ năm 2011 khi Chính Phủ có Quyết định Sơ đồ VII phát triển điện Quốc gia thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị quyết 49 của Quốc hội. Từ Kỳ họp thứ nhất đến nay, nhiều lần, nhiều Đoàn đại biểu Quốc hội, Chính quyền địa phương ở các tỉnh phía Nam, đặc biệt là vùng hạ lưu sông Đồng Nai đã kiến nghị nhưng đến nay vẫn chưa được xem xét, giải quyết."
Bảo vệ môi trường là cấp thiết
Cập nhật lúc 07:29, Thứ Ba, 04/06/2013 (GMT+7)
(Báo ĐN) Phát biểu thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 tại hội trường vào ngày 3-6, đại biểu Trần Văn Tư, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai đã đề cập đến nhiều vấn đề, trong đó ông đặc biệt nhấn mạnh nội dung nói trên.
Đại biểu Trần Văn Tư cho biết: “Tại Điều 46, lần đầu tiên Hiến định “Mọi người có quyền được sống trong môi trường trong lành và có nghĩa vụ bảo vệ môi trường”. Tôi rất hoan nghênh quy định này. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Vấn đề bảo vệ môi trường rất cấp thiết và vô cùng quan trọng đối với cuộc sống con người.
Tuy nhiên, theo đại biểu Trần Văn Tư thì: "Bên cạnh Hiến định con người có nghĩa vụ bảo vệ môi trường thì cần làm rõ vai trò, trách nhiệm của Nhà nước trong công tác bảo vệ môi trường, vì trong thời đại công nghiệp hóa - hiện đại hóa, sự phát triển kinh tế nhanh chóng, nhiều khu công nghiệp mọc lên, bên cạnh việc đóng góp tích cực cho nền kinh tế thì hệ lụy của nó là tình trạng ô nhiễm môi trường. Vấn đề này đơn phương người dân thì không thể can thiệp triệt để mà cần có trách nhiệm của Nhà nước”.
Để minh chứng điều đó, đại biểu Trần Văn Tư nêu rõ: “Ví dụ như tại Đồng Nai, có những khu công nghiệp tồn tại từ rất lâu gây ô nhiễm môi trường nặng nề, UBND tỉnh cũng có đề nghị di dời, nhưng hiện tại vẫn chưa thể tiến hành do vướng việc chưa có cơ chế quy định của Nhà nước. Di dời một doanh nghiệp thì dễ, nhưng con số lên đến hàng trăm doanh nghiệp trong một khu công nghiệp thì việc di dời trở nên hết sức khó khăn khi chưa có cơ chế giải quyết như hiện tại. Do đó, một lần nữa tôi đề nghị trách nhiệm của nhà nước, trách nhiệm của Quốc hội cũng nên tính toán đến vấn đề này”.
Đại biểu Trần Văn Tư cho biết: “Tại Điều 46, lần đầu tiên Hiến định “Mọi người có quyền được sống trong môi trường trong lành và có nghĩa vụ bảo vệ môi trường”. Tôi rất hoan nghênh quy định này. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Vấn đề bảo vệ môi trường rất cấp thiết và vô cùng quan trọng đối với cuộc sống con người.
Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai Trần Văn Tư phát biểu tại hội trường sáng 3-6. |
Để minh chứng điều đó, đại biểu Trần Văn Tư nêu rõ: “Ví dụ như tại Đồng Nai, có những khu công nghiệp tồn tại từ rất lâu gây ô nhiễm môi trường nặng nề, UBND tỉnh cũng có đề nghị di dời, nhưng hiện tại vẫn chưa thể tiến hành do vướng việc chưa có cơ chế quy định của Nhà nước. Di dời một doanh nghiệp thì dễ, nhưng con số lên đến hàng trăm doanh nghiệp trong một khu công nghiệp thì việc di dời trở nên hết sức khó khăn khi chưa có cơ chế giải quyết như hiện tại. Do đó, một lần nữa tôi đề nghị trách nhiệm của nhà nước, trách nhiệm của Quốc hội cũng nên tính toán đến vấn đề này”.
P.V (tổng hợp)
Thông tin nhiều chiều xem thêm
Ký sự Đồng Nai…sông tại http://baogialai.com.vn/channel/1622/201306/ky-su-dong-naisong-ky-1-nhung-lat-cat-tren-song-2240945/
SCT-Thương và xót xa cho đất mẹ, cho mẹ Việt Nam, cho thiên nhiên quê hương. Xót xa khi nguồn tài nguyên bị khai thác bán thô, bị sử dụng lãng phí và đang dần cạn kiệt, nhiều tài nguyên không thể tái tạo được,... Hãy chung tay cùng SCT để sống tỉnh thức và hành động cứu "Mẹ" kịp thời. Bây giờ hay không bao giờ?! NOW or NEVER?!
No comments:
Post a Comment