Monday, April 1, 2013

Lợi ích nhóm bất chấp khoa học !??

Nhật Bản: Bỏ lỡ cơ hội phát triển năng lượng sạch từ khủng hoảng Fukushima

18/03/2013

NangluongVietnam - Nhà bảo vệ môi trường nổi tiếng người Canada gốc Nhật, ông David Suzuki (bố của cô gái nổi tiếng Severn Cullis-Suzuki cả thế giới im lặng trong 6 phút) cho rằng, Nhật Bản đang bỏ lỡ cơ hội từ thảm họa Fukushima. Người Nhật chưa biết tận dụng cuộc khủng hoảng và sự phản đối của công chúng đối với các lò phản ứng hạt nhân để hình thành một hỗn hợp năng lượng mới - năng lượng tái tạo.

"Nếu Fukushima thực sự muốn từ bỏ điện hạt nhân thì họ phải thay đổi", ông Suzuki thành viên hội đồng của Tổ chức Năng lượng tái tạo Nhật Bản đề xuất với người sáng lập tập đoàn Softbank- Masayoshi Son.
Ý kiến của ông Suzuki cũng như những người phản đối năng lượng hạt nhân, ông cho rằng, các nhà lãnh đạo nên sử dụng cuộc khủng hoảng nguyên tử như một lợi thế để thúc đẩy các dạng năng lượng thay thế phát triển. Nỗ lực đó đã gặp khó khăn khi tháng trước, thủ tướng Shinzo Abe thông báo với các nhà lập pháp rằng sẽ khởi động lại lò phản ứng hạt nhân của Nhật Bản, một khi các biện pháp an toàn được thực hiện.
Hai năm sau ngày 11/3/2011, động đất và cuộc khủng hoảng ở Fukushima đã dẫn đến việc đóng cửa 48 nhà máy điện hạt nhân, lượng điện sản xuất của Nhật chỉ có một phần nhỏ là từ năng lượng sạch. Theo số liệu tổng hợp của Bloomberg về Tài chính Năng lượng mới, trong năm 2012, khoảng 7,4% năng lượng sơ cấp của Nhật là từ các nguồn năng lượng tái tạo, với 3,4% từ thủy điện và 4% từ những nguồn khác như năng lượng mặt trời, địa nhiệt và gió.
Ưu đãi đối với năng lượng tái tạo
Tuy nhiên, Nhật Bản đã chuyển đổi tăng cường năng lượng sạch. Quốc gia này sẽ bắt đầu một chương trình ưu đãi trong tháng 7, tăng công suất năng lượng mặt trời và thu hút đầu tư từ các công ty như Softbank và Orix Corp. Các quan chức cũng đang xem xét việc dành thời gian cần thiết cho việc đánh giá môi trường của các dự án điện gió.
Cũng theo báo cáo từ Bloomberg, nếu có được các chính sách ưu đãi dành cho năng lượng mặt trời, Nhật Bản có thể trở thành thị trường lớn thứ ba của thế giới về năng lượng mặt trời vào năm 2013, sau Trung Quốc và Hoa Kỳ (hoặc Italia). Hiệp hội Năng lượng Nhật Bản cho biết, lượng hàng pin mặt trời và các mô-đun năng lượng trong nước đã tăng gấp đôi lên 1.003 MW trong ba tháng cuối năm 2012.
Theo một báo cáo về thị trường toàn cầu của Hiệp hội Năng lượng địa nhiệt Washington DC, Nhật Bản có tiềm năng sản xuất được 23.000 MW điện địa nhiệt.
Tiềm năng của địa nhiệt
Hy vọng khả quan nhất của Nhật Bản có lẽ là địa nhiệt. "Địa nhiệt có thể tạo ra nguồn năng lượng khổng lồ một cách nhanh chóng", Suzuki nói thêm rằng Nhật Bản cũng có vị trí tốt để tận dụng phát triển năng lượng thủy triều.
Theo ông Suzuki: "Nhật Bản là một điển hình của ý kiến sai lầm rằng, tăng trưởng kinh tế là chìa khóa cho tương lai. Nếu thực sự tìm được năng lượng thay thế cho các vũ khí hạt nhân và nhiên liệu hóa thạch, thì chắc chắn đó phải là năng lượng tái tạo."
Các ưu điểm của địa nhiệt
Một lợi thế cho năng lượng địa nhiệt là nó cung cấp một nguồn cung cấp năng lượng tương đối ổn định, không giống như gió và năng lượng mặt trời, bị ảnh hưởng bởi thời tiết.
Yugo Nakamura, một nhà phân tích của cơ quan tài chính Năng lượng mới ở Tokyo cho biết: "Lợi ích nó là phụ tải của nền năng lượng, không giống như gió và năng lượng mặt trời, Nhật Bản nên có những biện pháp hợp lý để thúc đẩy năng lượng địa nhiệt, nhưng đất nước cũng cần tăng sản lượng năng lượng từ tất cả các nguồn khác."
Theo một báo cáo về thị trường toàn cầu của Hiệp hội Năng lượng địa nhiệt Washington DC, tháng 5/2012, Nhật Bản có tiềm năng sản xuất được 23.000 MW điện địa nhiệt.
Việt Đức (NangluongVietnam.vn)

No comments:

Post a Comment