Một trải nghiệm về sự An Lạc
Tựa đề chính xác hơn:Trải nghiệm tình cờ về trạng thái “an lạc” của một người bị tổn thương bán cầu não trái do xuất huyết
SCT: Rất nhiều người có tiền sử suy tim, huyết áp cao dễ bị xuất huyết trong bán cầu não trái và di chứng thường rất nặng nề. Thường ngay sau khi bị xuất huyết não, con người sẽ rơi vào trạng thái hôn mê sâu. Nếu được người thân phát hiện sớm, biết cách chăm sóc và kiên trì chạy chữa thì kết quả rất khả quan, phục hồi ngòai sức mong đợi.
Xin chia sẻ về một vấn đề thường gặp.
Ngày 10/12/1996, Jill Bolte Taylor [1], tiến sĩ về Cơ thể học thần kinh (neuro-anatomy) [2], bị một cơn đột quỵ do xuất huyến trong bán cầu não trái. Trong bốn giờ đầu tiên từ khi phát hiện sự bất thường của cơ thể cho đến lúc bị hôn mê, Jill Bolter Taylor đã trải qua một trạng thái lạ lùng nhất trong đời đó là sự trải nghiệm một trạng thái cực kỳ an tịnh, bình yên (blissful). Bà đã mô tả trạng thái này bằng từ “euphoria” để diển tả sự hỉ lạc cực độ đó và gọi cơn tai biến mạch máu não của bà là “My stroke of insight”. Nghĩa là cơn tai biến giúp bà khai-ngộ!Bà Jill nói rằng bà vốn không có kiến thức nhiều về tôn giáo hay tâm linh, nhưng tin rằng khi não trái bị tổn thương, bà đã trải nghiệm sự sống an lạc ngay trong hiện tại mà nhiều trường phái tâm linh thường nói đến.
Phải mất tám năm để hồi phục. Học vận động, học nói học viết… từ từ khôi phục lại các kiến thức chuyên môn. Sau đó bà đi diễn thuyết tại nhiều nơi nói về trải nghiệm của mình, về sự khác biệt chức năng của hai bán cầu não phải và trái:
Bán cầu não “phải” thiên về cảm giác của cơ thể, nó hoạt động dựa trên các hình ảnh. Đối với não phải thì thời gian là không có, chỉ có hiện tại “bây giờ và tại đây” (right now and right here). Bán cầu não phải có khả năng giúp cơ thể liên hệ với các tín hiệu thông tin của các trường năng lượng xung quanh nó và lưu lại ký ức cảm giác bằng tiến trình song song ( parallel processus) nghĩa là ký ức xếp chồng lên nhau chứ không trải dài theo đường thẳng của thời gian.
Bán cầu não “trái” hoạt động chủ yếu dựa trên khái niệm và suy luận của lý trí, Đối với não trái, thời gian là thẳng hàng (quá khứ tiếp nối hiện tại và hiện tại nối tiếp với tương lai). Do đó, não trái hoạt động bằng tiến trình nối tiếp (serial processus) mghĩa là hồi tưởng quá khứ và phóng chiếu về tương lai, theo đường thẳng của thời gian.
Trải nghiệm của Jill Bolter Talor có thể là không nhiều. Nhưng chấn thương não trái của bà là một tình cờ cho thấy khi cái tôi, cái bản ngã, ý thức phân biệt, nhận thức thời gian mờ nhạt đi, con người có thể cảm nhận trực tiếp với một nguồn “năng lượng sống” lan tỏa rộng lớn, mà Jill đã mô tả là…tràn đầy cảm giác yêu thương và hỷ lạc!
Trong phần cuối bài nói chuyện, bà Jill đã nói về sự bâng khuâng của bà ngay giây phút sinh tử của cơn bệnh. Phải lựa chọn thế nào:
- Một là con người sống nghiêng về chức năng của não trái, có bản ngã với ý thức phân biệt, luôn phải xung đột vì mâu thuẫn, luôn phải nổ lực để khẳng định mình, luôn phải vật lộn với cuộc sống đầy bận rộn lo toan.
- Hai là một con người bị tổn thương não trái, chỉ còn não phải, mất ý thức phân biệt, bản ngã suy giảm thậm chí không nhớ mình là ai, không hiểu ngôn ngữ, không biết nghe, không biết nói, nhưng lại tồn tại trong cảm thức của bình yên, của một mạch sống tràn đầy an lạc.
“The Stroke of Insight” là một cuốn sách tự thuật chi tiết hơn và cũng là một cuốn sách vào hạng best seller.
Phạm Doãn
Chú thích
[1] http://en.wikipedia.org/wiki/Jill_Bolte_Taylor
http://drjilltaylor.com/
[2] B.A. Indiana University, Ph.D. Indiana State University, Postdoctoral studies at Harvard Medical School (Depts of Psychiatry and Neuroscience)
Video-clip MY STROKE OF INSIGHT (Có phụ đề tiếng Việt)
http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=ttVSuXjUFFs
Chọn phụ đề tiếng Việt bằng cách click vào chữ CC trên thanh bên dưới màn hình.
Sách MY STROKE OF INSIGHT
Tác Giả : TS Jill Bolte Taylor
Dịch Giả : TS Minh Tâm
Đôi Giòng Tâm Sự
Mỗi bộ óc con người đều có một câu chuyện và sau đây là câu chuyện của bộ óc tôi…Hơn mười năm trước đây, tôi là giáo sư Đại học Y Khoa Harvard, chuyên nghiên cứu và giảng dạy cho sinh viên về bộ óc của con người. Nhưng vào ngày 10 tháng 12 năm 1996, tôi đã học được bài học về não bộ từ chính bộ óc của mình.
Sáng hôm ấy, bản thân tôi đã trãi qua một dạng “đứt mạch máu não” rất ít khi có,từ bán cầu Trái của não bộ. Sự xuất huyết trầm trọng này là do một mạch máu não bất thưòng từ lúc sơ sinh đã không được khám nghiệm và cắt bỏ, nay thình lình vỡ ra. Trong bốn tiếng đồng hồ ngắn ngủi, với đôi mắt kinh nghiệm của một nhà nghiên cứu tế bào não bộ học, tôi đã chứng kiến bộ óc tôi từ từ băng hoại đến độ hoàn toàn tê liệt trong khả năng phân định các sự kiện diễn biến chung quanh. Đến cuối sáng hôm đó, tôi đã không còn có thể đi đứng, ăn nói, đọc viết hoặc nhớ lại những gì đã xảy ra từ trước trong đời. Nằm vo tròn như một thai nhi trong bụng mẹ, tôi cảm giác mình sắp chết, không còn chút hỉ vọng nào có thể sống sót để kể lại câu chuyện này cho bất kỳ ai.
Những điều cần biết về Tai biến mạch máu não là một tài liệu khoa học được ghi lại theo thứ tự thòi gian. Và cũng theo đó, từ vực thẳm vô hình của một đầu óc hoàn toàn rỗng lặng, tôi đã khám phá ra sự an tĩnh của nội tâm mà những nhà khoa học não bộ như tôi không mấy khi có dịp trãi nghiệm. Như tôi được biết, đây là tài liệu lần đầu tiên được ghi lại từ một nhà Tế bào thần kinh học, qua kinh nghiệm
bản thân mình, sau khi đã phục hồi vì một cơn xuất huyết não trầm trọng. Tôi rất vui mừng vì tập tài liệu này cuối cùng đã được in ra và phổ biến khắp thế giới để mọi người có thể biết mà chạy chữa đúng lúc và đúng cách.
Hơn tất cả mọi thứ trên đời, tôi rất biết ơn Thượng đế đã cho tôi cơ hội sống còn và ca ngợi sư hiện hữu hôm nav. Ban đầu, tôi được khuyến khích để vượt qua bạo bệnh và phục hồi là nhờ vào những người có lòng gửi cho các lá thư tràn đầy tình yêu thương vô bờ bến. Rồi qua nhiều năm, tôi vẫn kiên trì trong nỗ lực phục hồi, do vì biết bao câu hỏ gửi đến chưa được trả lời. Như một phụ nữ trẻ đã gửi
thư hỏ tôi rằng: Tại sao bà mẹ của cô khi bị tai biến mạch máu não mà không thể tự mình gọi điện thoại cấp cứu, nên đã Phải chết? (Người Mỹ không có thói quen khỉ con cái đã trưỏng thành mà còn ỏ chung nhà với cha mẹ.), hay một người đàn ông lớn tuổi khác, vẫn còn mãi đau buồn về cái chết của bà vợ, đã hỏi:Vì sao tai biến mạch máu não đã làm bà phai nằm mê man bất động cho đến khi qua đời?
Rồi thư của những người chăm sóc bệnh nhân tai biến não hỏ tôi về đưòng hướng và hi vọng trong sự điều trị. Cho nên tôi đã quyết tâm hoàn tất tập tài liệu này cho 700 ngàn người bị tai biến não hằng năm trong xã hội ta. Chỉ cần một người đọc chương “Buổi sáng ngày bị tai biến” để nhận diện được triệu chứng nguy cấp, rồi gọi ngay cấp cứu – gọi liền chứ không nên trễ, để cứu một mạng người – thì
những công sức tôi đã bỏ ra để viết quyển sách này kể như đã được đền bù xứng đáng.
Quyển sách này đươc chia ra làm bốn Phần
I. Phần một nói về cuộc đời tôi trước khi Xuất huyết não xảy ra. Bạn sẽ biết tại sao tôi lớn lên và quyết định thành một nhà khoa học về não bộ với tràn đầy nghị lực và lý tưỏng.
Tôi rất tích cực hoạt động trong lãnh vực này. Tôi là một giáo sư khoa Não bộ học của Đại học Harvard và là thành viên trẻ tuổi nhất trong Ủy ban nghiên cứu về các bệnh thần kinh. Tôi đi khắp nước diễn thuyết về căn bệnh và cách trị liệu và kêu gọi những người bệnh khỉ qua đời thì thân nhân họ nên hiến bộ óc cho viện đại học để nghiên cứu.
II. Nếu bạn hiếu kỳ muốn biết thế nào là bị Tai biến mạch máu não thì Phần hai, “Buổi sáng ngày bị Tai biến”, là chương bạn nẽn đọc. Trong phần này, tôi sẽ dẫn bạn qua một hành trình lạ thường để bạn thấy được những suy sụp từ từ về khả năng hiểu biết – cái biết hiện tại về sự vật chung quanh và cái biết về những điều đã học hỏi trong quá khứ – của người bị Tai biến, dưới cái nhìn của một nhà khoa
học. Khi não của tôi bị xuất huyết càng lúc càng nhiều thì tôi biết rằng đấy là sự mất mát và suy sụp của trí tuệ về phương diện Sinh học. Còn về phương diện Tế bào thần kỉnh học, Phải thú nhận rằng tôi đã học được rất nhiều về não bộ và sự vận hành của nó trong buổi sáng xuất huyết này, nhiều như tôi đã học hỏi trong bao năm khoa bảng. Đến cuối buổi sáng hôm ấy, ý thức của não bộ còn lại – não bộ Phải – đã đưa tôi sang một vùng nhận thức mới: tôi đã trỏ thành một với vũ trụ. Từ đó tôi mới hiểu
được rằng tại sao với bộ óc vật chất này, người ta có thể đạt đến sự hiểu biết về những điều “thần bí” và “siêu hình”.
III. Nếu như bạn muốn giúp một người đã bị Tai biến não hay do một tai nạn mà bị chấn thương ỏ não bộ, thì những chương về sự phục hồi là rất cần thiết và hữu ích – trong đó có hơn 50 lời gợi ý về những điều nên và không nên làm cho ngưòi bệnh. Tôi hi vọng bạn sẽ chia sẻ kiến thức này cho mọi người chung quanh khỉ họ cần đến.
IV. Phần cuối, quyển sách cho thấy cơn Xuất huyết này đã dạy tôi những điều mới lạ về bộ óc, bạn sẽ thấy rằng quyển sách này không hoàn toàn viết về Tai biến mạch máu não. Nói cho chính xác hơn, Tai biến não chỉ là một chấn thương khiến cho những hiểu biết mới về não bộ xuất hiện.
Quyển sách này cho thấy những nét đẹp và khả năng phục hồi của não bộ con người, do khả năng nội tại của nó không ngừng thay đổi và luôn thích ứng để tồn tại. Sau rốt cuốn sách cho thấy hành trình của nhận thức thuộc bán cầu Phải của não bộ khỉ nó dẫn tôi vào cảnh giới An lành của vùng Tâm thức sâu thẳm. Tôi đã phục hồi Ý thức luận lý của bán cầu não Trái để trình bày và giúp cho người đọc
đạt đến Cảnh gioi An lành của vùng Tâm thức thâm sâu mà không cần Phải trải qua một cơn xuất huyết não như tôi. Hy vọng độc giả sẽ hài lòng trong cuộc du hành trí thức này.
Nguồn:
http://bsphamdoan.wordpress.com/tham-kh%E1%BA%A3o-references/mot-trai-nghiem-ve-su-an-lac/?preview=true&preview_id=1975&preview_nonce=e7ae1bfbf3
No comments:
Post a Comment