Dự án thủy điện Đồng Nai 6, 6A: Nhận định mơ hồ
Thứ Tư, 24/04/2013 23:42
Bộ NN-PTNT cho rằng việc xây dựng 2 dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A không ảnh hưởng đến tiêu chí xác lập Vườn Quốc gia Cát Tiên nhưng lại không đưa ra cơ sở thuyết phục
Trước
yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ xác định việc xây dựng 2 dự án thủy
điện Đồng Nai 6 và 6A có ảnh hưởng đến tiêu chí xác lập Vườn Quốc gia
(VQG) Cát Tiên hay không, trong buổi làm việc với Ủy ban Khoa học -
Công nghệ và Môi trường của Quốc hội ngày 23-4, đại diện Tổng cục Lâm
nghiệp, ông Vũ Đại Hải, khẳng định dù có tác động nhưng không đến mức
ảnh hưởng tiêu chí xác lập VQG Cát Tiên. Ông Hải đưa ra thông tin trong
khu vực thực hiện dự án, rừng nghèo chiếm đến 25%, rừng lồ ô và cây bụi
51%...
“Có ảnh hưởng nhưng…”
Trong phần đánh giá ảnh hưởng của 2 dự án đến tiêu chí, mục tiêu và nội dung xác lập VQG Cát Tiên (khoảng 3/4 trang A4), Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Diệp Kỉnh Tần khẳng định: “Việc chuyển mục đích sử dụng 372 ha rừng chắc chắn có ảnh hưởng đến tài nguyên rừng, môi trường trong khu vực do diện tích rừng bị thu hẹp, ảnh hưởng đến hoạt động bảo vệ rừng, bảo tồn thiên nhiên trong quá trình thi công và sau khi đưa công trình vào sử dụng”.
Thế nhưng, tuy không chứng minh hay dẫn giải một lời, nội dung văn bản bỗng quay ngoắt khi đưa ra nhận định: “Về tổng quát thì ảnh hưởng do xây dựng 2 công trình thủy điện này không đến mức làm thay đổi tiêu chí, mục tiêu, nội dung xác lập VQG Cát Tiên, nhất là khu vực ngập nước Bàu Sấu và khu rừng phòng hộ Nam Cát Tiên”(!).
Cụ thể hơn, trong Quyết định 1535/2011 phê duyệt quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững VQG Cát Tiên giai đoạn 2010- 2020, Bộ NN-PTNT xác định mục tiêu, nhiệm vụ của VQG là bảo vệ sự nguyên vẹn của các hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới, rừng hỗn giao gỗ - lồ ô, rừng lồ ô thuần loại.
Như vậy, có thể thấy việc phá rừng hỗn giao gỗ - lồ ô sẽ ảnh hưởng đến mục tiêu xác lập của VQG Cát Tiên.
Ngoài ra, văn bản 228 lại không đề cập hệ động vật. Trong khi đó, nhiều nhà khoa học đã khảo sát và ghi nhận khu vực thực hiện dự án là môi trường sống của nhiều loài động vật quý hiếm như gà hung cổ so, vượn đen má vàng, chà vá chân đen…
“Đá” trách nhiệm
Mâu thuẫn không chỉ dừng lại khi Bộ NN-PTNT cho biết Quyết định 1535/2011 đã dự kiến có thể chuyển mục đích sử dụng rừng và đất nông nghiệp để xây dựng 2 công trình thủy điện nếu được Thủ tướng Chính phủ cho phép. Tuy nhiên, chỉ nên chuyển mục đích khi các lợi ích kinh tế - xã hội mang lại từ 2 công trình này cao hơn nhiều so với các tổn thất về tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và môi trường.
Không chỉ vậy, trách nhiệm với 2 dự án đang bị dư luận phản đối này lại bị “đá” sang chủ đầu tư và Bộ TN-MT khi Bộ NN-PTNT đề nghị: Chủ đầu tư hoàn thiện báo cáo đánh giá tác động môi trường và Bộ TN-MT xem xét, thẩm định, phê duyệt để có căn cứ xem xét toàn diện những tác động đến bảo tồn đa dạng sinh học của VQG Cát Tiên và môi trường khu vực...
“Có ảnh hưởng nhưng…”
Tháng 8-2011, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã chỉ đạo Bộ NN-PTNT
phối hợp với các bộ Tài nguyên - Môi trường (TN-MT), Công Thương, UBND
các tỉnh Đắk Nông, Lâm Đồng, Bình Phước và chủ đầu tư lập luận chứng
chi tiết diện tích rừng và đất cần phải chuyển đổi mục đích sử dụng để
thực hiện 2 dự án.
Trong trường hợp diện tích rừng và đất cần cho dự án có thể chuyển
mục đích sử dụng mà ảnh hưởng tới tiêu chí, mục tiêu, nội dung xác lập
VQG Cát Tiên và khu rừng phòng hộ Nam Cát Tiên thì dừng dự án, báo cho
chủ đầu tư biết.
Ông Trần Văn Tư, Chủ tịch HĐND, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai, phản đối quyết liệt
2 dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A tại cuộc làm việc với Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường
của Quốc hội. Ảnh: XUÂN HOÀNG
Đến tháng 2-2012, Bộ NN-PTNT có văn bản số 228 gửi Thủ tướng Chính
phủ về việc chuyển đổi mục đích sử dụng rừng thuộc 2 dự án thủy điện
Đồng Nai 6 và 6A. Trong phần đánh giá ảnh hưởng của 2 dự án đến tiêu chí, mục tiêu và nội dung xác lập VQG Cát Tiên (khoảng 3/4 trang A4), Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Diệp Kỉnh Tần khẳng định: “Việc chuyển mục đích sử dụng 372 ha rừng chắc chắn có ảnh hưởng đến tài nguyên rừng, môi trường trong khu vực do diện tích rừng bị thu hẹp, ảnh hưởng đến hoạt động bảo vệ rừng, bảo tồn thiên nhiên trong quá trình thi công và sau khi đưa công trình vào sử dụng”.
Thế nhưng, tuy không chứng minh hay dẫn giải một lời, nội dung văn bản bỗng quay ngoắt khi đưa ra nhận định: “Về tổng quát thì ảnh hưởng do xây dựng 2 công trình thủy điện này không đến mức làm thay đổi tiêu chí, mục tiêu, nội dung xác lập VQG Cát Tiên, nhất là khu vực ngập nước Bàu Sấu và khu rừng phòng hộ Nam Cát Tiên”(!).
Theo nhiều chuyên gia, “có ảnh hưởng... nhưng lại không ảnh hưởng
đến mức” là nhận định hết sức mơ hồ, cảm tính và không thuyết phục.
Người ta có quyền đặt câu hỏi: Như vậy, tới mức nào và ra sao mới được
xem là ảnh hưởng đến tiêu chí xác lập VQG Cát Tiên?
Các thành viên Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường của Quốc hội khảo sát địa điểm
dự tính xây thủy điện Đồng Nai 6. Ảnh: XUÂN HOÀNG
Trong khi đó, cũng chính trong văn bản số 228, Bộ NN-PTNT đã xác
định VQG Cát Tiên và rừng phòng hộ Nam Cát Tiên được thành lập nhằm mục
tiêu bảo vệ, bảo tồn và phát triển bền vững các nguồn tài nguyên thiên
nhiên, các hệ sinh thái tự nhiên, các loài động - thực vật có nguy cơ
đe dọa tuyệt chủng; bảo vệ đất chống xói mòn, hạn chế thiên tai, bảo
đảm cân bằng sinh thái và môi trường. Cụ thể hơn, trong Quyết định 1535/2011 phê duyệt quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững VQG Cát Tiên giai đoạn 2010- 2020, Bộ NN-PTNT xác định mục tiêu, nhiệm vụ của VQG là bảo vệ sự nguyên vẹn của các hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới, rừng hỗn giao gỗ - lồ ô, rừng lồ ô thuần loại.
Như vậy, có thể thấy việc phá rừng hỗn giao gỗ - lồ ô sẽ ảnh hưởng đến mục tiêu xác lập của VQG Cát Tiên.
Ngoài ra, văn bản 228 lại không đề cập hệ động vật. Trong khi đó, nhiều nhà khoa học đã khảo sát và ghi nhận khu vực thực hiện dự án là môi trường sống của nhiều loài động vật quý hiếm như gà hung cổ so, vượn đen má vàng, chà vá chân đen…
“Đá” trách nhiệm
Mâu thuẫn không chỉ dừng lại khi Bộ NN-PTNT cho biết Quyết định 1535/2011 đã dự kiến có thể chuyển mục đích sử dụng rừng và đất nông nghiệp để xây dựng 2 công trình thủy điện nếu được Thủ tướng Chính phủ cho phép. Tuy nhiên, chỉ nên chuyển mục đích khi các lợi ích kinh tế - xã hội mang lại từ 2 công trình này cao hơn nhiều so với các tổn thất về tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và môi trường.
Không chỉ vậy, trách nhiệm với 2 dự án đang bị dư luận phản đối này lại bị “đá” sang chủ đầu tư và Bộ TN-MT khi Bộ NN-PTNT đề nghị: Chủ đầu tư hoàn thiện báo cáo đánh giá tác động môi trường và Bộ TN-MT xem xét, thẩm định, phê duyệt để có căn cứ xem xét toàn diện những tác động đến bảo tồn đa dạng sinh học của VQG Cát Tiên và môi trường khu vực...
Như vậy, phải chăng Bộ NN-PTNT đưa ra nhận định 2 dự án không ảnh
hưởng đến tiêu chí xác lập VQG Cát Tiên khi chưa có đủ căn cứ?
Chưa đề cập mặt trái của dự án
Ông Bùi Pháp, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn
Đức Long Gia Lai - chủ đầu tư 2 dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A, cho
biết: “Chúng tôi đã có những giải pháp đặc biệt về dòng chảy, môi
trường và sẽ trồng lại 370 ha rừng hoặc hơn nữa, đồng thời bảo đảm an
ninh, trật tự xã hội trong khu vực”.
Về vấn đề này, ông Trương Văn Vở, Phó trưởng Đoàn
Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai, cho rằng các chủ đầu tư thủy điện lúc
nào cũng hứa sẽ trồng lại rừng. Tuy nhiên, thực tế vừa qua, chính Bộ
NN-PTNT đã thống kê và phát hiện diện tích rừng bị phá lên đến 20.000
ha, trong khi rừng trồng lại chưa đến 3% diện tích bị phá.
Ông Lê Văn Dành, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Đồng
Nai, cho biết báo cáo kinh tế - kỹ thuật chưa đề cập hết mặt trái của 2
dự án. Địa phương lo ngại sau khi xây dựng lại xảy ra tác động xấu thì
không ngăn chặn được. Khi làm thủy điện Trị An, lúc đầu dự kiến rừng bị
phá chỉ hơn 2.000 ha nhưng thực tế lại lên đến 10.000 ha.
|
Chiều 24-4, đoàn khảo sát do Chủ nhiệm Ủy ban Khoa
học - Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Phan Xuân Dũng dẫn đầu đã
kết thúc cuộc khảo sát 2 dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A. Tại buổi
khảo sát, ông Bùi Pháp và đại diện các sở, ngành của tỉnh Đồng Nai tiếp
tục có một số tranh luận đối nghịch.
|
THU SƯƠNG
Nguồn:
http://nld.com.vn/20130424114254851p0c1002/du-an-thuy-dien-dong-nai-6-6a-nhan-dinh-mo-ho.htm
-
Nguyễn Hoàng Đức325/04/2013 00:59Thực ra họ có vì nhân dân đâu, mà vì 370 ha rừng kìa.
-
Thanh225/04/2013 06:45Báo hãy tìm hiểu ai đứng sau lưng hổ trợ DA TĐ của Tâp đoàn ĐLGL nhất là về vốn là sẽ ra ngay lý do vì sao DN lại mạnh miệng phá rừng đến vậy
-
Phèn- không chút nghiêm túc, nói chi trách nhiệm125/04/2013 06:58Những nhà chuyên môn đã chỉ ra những lỗ hỗng, chắp vá, thiếu đủ thứ của hai dự án này mà những người có trách nhiệm lại mắt lấp, tai ngơ, lập luận lơ mơ, xem thường mọi thứ.
-
ok_ngon325/04/2013 07:03Dân gian có câu :" Đồng tiền làm mờ con mắt.." trường hợp này đúng không nhỉ ? Ông Bùi Pháp hãy cho chúng tôi biết mục đích của ông ? là phục vụ công đồng hay phục vụ cá nhân hoặc nhóm lợi ích ??
-
Dã Quỳ625/04/2013 07:28Tài nguyên thiên nhiên ở VQG Cát Tiên được giao cho nhân dân quản lý, chăm sóc và tôn tạo. Vậy mà các quan Trung ương chủ động lập dự án xây thủy điện ở đây mà không đếm xỉa gì đến ý kiến của người dân địa phương?
-
Anh Quân325/04/2013 07:37Người ta "Nhận định mơ hồ" về thủy điện nhưng số lượng gỗ quý hiếm thì rất rõ ràng. Khi dự án được thi công thì anh A được bao nhiêu khối gỗ,anh B được bao nhiêu khối gỗ ... Vậy có mơ hồ không? Sao họ không nghĩ ra các nguồn năng lượng khác có ích hơn ? Toàn quốc có bao nhiêu dự án thủy điện? Trong đó có bao nhiêu dự án chính thức hoàn thành? Có bao nhiêu diện tích rừng bị tàn phá? Ai đó tính thử xem?
-
bsquoclong225/04/2013 08:20Nếu được thông qua Quốc hội để biểu quyết thì tôi tin chắc rằng dự án này sẽ được dừng, còn nếu đưa bộ này bộ kia thì sẽ thất vọng cho mà xem, vì sự kéo dài tốn kém biết bao nhiêu là công sức để thẩm định dự án này trước sự phản đối của Đảng chính quyền địa phương, kể cả UNESCO mà vẫn tồn tại đến giờ này...sắp có nhà máy điện hạt nhân rồi !!!!
-
kyky725/04/2013 08:39Phát nản với 2 ông bộ này
-
Đầu Đất225/04/2013 09:08Thủy điện hiện nay ở VN đang bị bùn đất lấp đầy lòng hồ. Phù sa hạ lưu cạn kiệt trong tương lai gần những hồ này lượng tích nước sẽ giảm, rồi sẽ như thế nào ???, Sông đồng nai không phải để mấy anh làm lợ cho cá nhân. Đó là tài sản quốc gia đang nuôi sống cho toàn khu vực hạ lưu nhất là đồng nai và sài gòn dùng nước này sinh hoạt hàng ngày. Thấy mấy sông miền trung chưa. Đà Nẵng, Quảng Nam đang kêu trời. Dân biết kiêu ai. Ngưng ngay. Tốt nhất là hỏi ý kiến nhân dân trong khu vực có làm hay không làm
-
còmsỹ nghiệpdư125/04/2013 09:08Mong chánh phủ sáng suốt ngăn cản quyết liệt việc xây hai thủy điện này. Nếu được, người dân chúng tôi xin ghi ơn!
-
Nguyên Trí125/04/2013 09:18Biết sai, biết quấy nhưng vẫn tiến hành làm...Vì cái gì thì mọi người biết rồi đấy!?
-
Hai Lúa Miền Tây125/04/2013 09:18Dự án DN6 và DN6a luôn được UBND Tỉnh Đồng Nai, các nhà khoa học, đại đa số người dân phân tích về hậu quả của nó và xin Chính-Phủ dừng dự án nầy, nhưng tại sao tập đoàn ĐLGL quyết thực hiện cho bằng được, theo tôi nghĩ không đơn thuần là vì lợi ích kinh tế mà còn có mục đích và động cơ gì khác nữa?
-
Bình minh225/04/2013 09:19Bộ NN-PTNT này cũng lùm xùm lắm, chắc nhiều người vẫn còn nhớ những cái dự án mía đường ồ ạt khiến dân và nhiều tỉnh thành phải điêu đứng!
-
Nguyễn vũ phương225/04/2013 09:28Đời sau con cháu chỉ thấy rừng trên tivi, vì bị mấy ông này phá hết rồi. Nản! mà Bộ NN- PTNT sao không lo cho nhân dân về lúa, gạo, khoai, tôm cá ...vậy , mà rất sốt sắng lo cho thủy điện và ông Bùi Pháp.
-
Trời cao !425/04/2013 09:30Sao cứ quyết tâm phá bằng được vậy trời ! Xin các bác dừng lại ngay cho, đừng để mai sau "cha ăn mặn con khát nước".
-
4 NỔ125/04/2013 09:38Bộ NN-PTNT: cứ cho làm đại đi, nếu thất bại thì rút kinh nghiệm chứ có sao đâu?
-
NĂM XÃ HỘI025/04/2013 10:10Hai cái Thủy Điện 6&6a chỉ góp vào lưới điện quốc gia có O,3 sản lượng là dự án nhỏ mà có Điều gì ẩn giấu đằng sau 2 dự án thủy điện này? Nguồn điện cho đất nước hay tài sản quý giá của quốc gia đang dần được biến thành tài sản riêng của một cá nhân, một tập đoàn hay một nhóm lợi ích? Người dân đang chờ sự phán quyết sáng suốt của Chính phủ và Quốc hội.
-
DongNai6-6A225/04/2013 10:16Để bảo vệ rừng CT. Đề nghị chính quyền và nhân dân Đồng Nai- Bình Phước-Bình Dương- TP.HCM lên tiếng mạnh mẽ ủng hộ cuộc đấu tranh với nhóm lợi ích này. Rõ ràng chưa cháy nhà mà đã ló ra mặt chuột (!)
-
Công chức nghèo225/04/2013 10:18Báo NLD ơi, trưa nay tôi lại khó nuốt mấy hột cơm bụi quán ven đường nữa rồi.
-
KGLove025/04/2013 10:26"Cố đấm ăn xôi" đã dần dần khó "ăn" hơn vì dân ta đã quan tâm nhiều đến vận mệnh của đất nước nhiều hơn trước. Đã là khu vực bảo tồn, tôi nghĩ nó không có nghĩa chỉ chú trọng đến khu vực có lâm sản quý. Chúng ta thậm chí còn phải mở rộng vùng đệm hơn chứ đừng nói là thu hẹp đi. Ai nói tre, lồ ô, đầm lầy không quan trọng? Nó rất quan trọng cho sự cân bằng và đa dạng sinh học, cần thiết cho sự phát triển của tự nhiên. Nói như mấy vị thì chỉ cần giữ khu vực có gỗ quý và động vật quý hiếm? Và gần khu bảo tồn không nên xây dựng các dự án sản xuất điều này chắc ai cũng biết nhưng....?
-
Nguyễn Hoàng Đức125/04/2013 10:50Bác công chức nghèo ơi, bác còn ... nghèo và đói dài dài nếu bác cứ đọc những tin như thế này trên NLDonline. Chỉ có những người đang cố giúp Đức Long làm thủy điện là "no" thôi.
-
Sấm Sét125/04/2013 11:15Lấy ý kiến nhân dân về 2 dự án này để quyết định. Chứ cò cưa hoài mệt quá.
-
Chí Phèo125/04/2013 11:23Nếu FIFA tổ chức giải bóng đá siêu cúp thế giới dành cho các cán bộ thì MẤY ÔNG CÁN BỘ NÀY LÃNH GIẢI NGAY!HỌ ĐÁ HAY CHUYỀN GIỎI LẠI KHOÁI RINH GIẢI THƯỞNG VÌ MÓN TIỀN THƯỞNG QUÁ CAO?
-
Hà Hoàng025/04/2013 11:42Phải đặt ra câu hỏi tại sao Bộ NN-PTNT quá sốt sắng cho những dự án mà người dân và dư luận phản đối mãnh liệt như vậy? Trong khi để bảo vệ ý kiến của mình Bộ NN-PTNT lại dựa trên những thông tin rất mơ hồ để bao biện. Mong là chính phủ có ý kiến chính xác để con cháu đời sau không phải gánh chịu hậu quả!