Sunday, April 28, 2013

5C nên 5Đ. Rồi xem!

28/04/2013 - 07:25
TRƯỞNG BAN NỘI CHÍNH TRUNG ƯƠNG NGUYỄN BÁ THANH:
Mỗi cơ quan cần cắt giảm 30% biên chế
Tôi đã kiến nghị với Ban Tổ chức Trung ương phải làm cách nào để mỗi cơ quan, đơn vị hành chính cắt giảm 30% biên chế. Ít người mới nâng lương lên được.

Những người còn lại gánh công việc của mấy người nghỉ, hăng hái làm việc thêm tí. Còn không cứ rải ầm ầm như thế này thì không thể nào chịu nổi bởi bộ máy công chức, viên chức quá đông.
Nhiều người kêu lương không đủ sống song vẫn sắm xe, mua nhà. Lương có mức độ thôi, đi họp hành hưởng thêm phong bì, cái đó công khai. Còn có tiền của doanh nghiệp dấm dúi cho, tình trạng này cũng kha khá đấy. (Vnexpress, 26-4)

TS LƯU BÍCH HỒ, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển:
Hiệp hội chỉ hội tụ nhau thôi chứ không giúp đỡ gì nhau
Nói thật là hiệp hội của Việt Nam không làm được việc liên kết và tạo ra sức mạnh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Phải có sự khuyến khích, ủng hộ và tạo điều kiện để các hiệp hội làm việc. Hiện nay các hiệp hội mới chỉ là tự nguyện thành lập, hội tụ nhau lại thôi chứ không có sự giúp đỡ gì, trừ Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa do TS Cao Sỹ Kiêm làm chủ tịch. Thế nhưng ngay chính TS Kiêm cũng từng chia sẻ rằng hiệp hội không làm được gì nhiều cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Có thể nói, từ cấp Nhà nước đã không thống nhất với nhau được về mặt quan điểm, chủ trương, từ đó nhiều chính sách chỉ dừng ở mức độ “nói mồm” chứ không thành hiện thực.
Chúng ta xác định quan điểm kinh tế nhà nước là chủ đạo nên doanh nghiệp nhà nước, tập đoàn lớn, tổng công ty luôn được ưu ái mặc dù trong chính sách không tìm được một câu chữ nào ưu ái họ. Ngược lại trong thực hiện thì đầy sự nâng đỡ, tạo điều kiện.
Lý do là vì cái gốc tư duy, quan điểm và hệ tư tưởng vốn đã như vậy rồi. Sự thiếu cương quyết đã khiến cho mọi thứ trôi xuôi theo dòng. Ngay như Đại hội Trung ương 4 cũng đã nói, đến Trung ương 6 cũng xử lý kiểu vừa vừa, phai phải. Cũng chỉ răn đe chứ chưa đi đến hành động.
Ở đây, ngoài câu chuyện về quan điểm tư duy, tôi cho rằng cái vướng về lợi ích khiến cho khó mà xử sát sạt được. (Đất Việt, 24-4)

TS LÊ ANH TUẤN, Viện Nghiên cứu biến đổi khí hậu - ĐH Cần Thơ:
Trăm dâu đổ đầu… biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu đã được một số người dùng như là nguyên cớ để đổ vấy cho những sai lầm trong dự án của mình, đặc biệt khi xảy ra những hư hỏng công trình hoặc xuất hiện những sự cố làm mục tiêu quy hoạch bị phá hỏng. Nhiều công trình cầu đường do thi công ẩu tả, sử dụng vật liệu không đúng cách nên bị biến dạng và hư hỏng nhanh chóng cũng bị đổ do “biến đổi khí hậu”. Chuyện nhiều nơi san lấp vùng trũng, vùng ngập nước, xâm lấn kênh rạch, làm thu hẹp dòng chảy tự nhiên, hay bê tông hóa các khu đất trống, bãi cỏ để xây dựng nhà cửa, cao ốc, đường sá khiến nước mưa, nước thải không thoát đi được làm ngập úng đô thị nặng nề và kéo dài hơn cũng được biện bạch do “biến đổi khí hậu”. Nhiều dòng sông bị bức tử từ nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt bị chặn lại bởi các con đập cao hay những hồ chứa khổng lồ khiến dòng chảy xuống hạ lưu bị xáo trộn nghiêm trọng, nước mặn xâm lấn sâu hơn vào đất liền… cũng được cho là hậu quả của “biến đổi khí hậu và nước biển dâng”. Nhiều khu rừng bị tàn phá, khai thác tận kiệt cho mục đích lấy gỗ, làm thủy điện, khai khoáng, mở rộng diện tích cư trú, canh tác… khiến lũ lụt hung hãn hơn và khô hạn khắc nghiệt hơn cũng được đổ vấy cho “biến đổi khí hậu”. (Sài Gòn Tiếp Thị, 26-4)

Chuyên gia kinh tế PHẠM CHI LAN:
DNNN đoạt hết cơ hội của DN nhỏ
Tôi nghĩ rằng sự khó khăn hiện nay và hiện tượng các doanh nghiệp nhỏ đi tương ứng với sự bùng lên, to lên của các đại gia, các doanh nghiệp lớn khi mà các nguồn lực được dồn cho họ quá nhiều. Từ việc bùng phát các tập đoàn kinh tế nhà nước cùng với đó là một loạt các công ty được hình thành bám theo nằm trong hệ thống này.
Một số tập đoàn tư nhân cũng nổi lên trong đó hầu hết lại “theo gương” các tập đoàn Nhà nước bằng cách chạy theo các quan hệ thân quen để được nhiều quyền lợi, đặc biệt là được tiếp cận với các nguồn lực dễ dàng.
Từ các mối quan hệ này, tín dụng cũng đổ dồn vào họ, đất đai, cơ hội kinh doanh ngon lành đều đổ dồn vào các tập đoàn, tổng công ty này. Thậm chí có khi họ bành trướng ra cả những lĩnh vực chỉ có các doanh nghiệp vừa và nhỏ trước đây vẫn làm. Các tập đoàn, tổng công ty nhà nước sẵn sàng tước đoạt cơ hội phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
… Có thể khẳng định rằng chính môi trường kinh doanh không bình đẳng đã tác động mạnh mẽ khiến doanh nghiệp Việt Nam ngày càng bị teo tóp. (Đất Việt, 22-4)


SCT:  5C = CON CHÁU CÁC CỤ CẢ
         5Đ = ĐẾCH ĐIỀU ĐI ĐÂU ĐƯỢC

No comments:

Post a Comment