Friday, April 5, 2013

NẾU NHẮM MẮT BỊT TAI SẼ THÔNG QUA



HỌ ĐÃ NGHIÊN CỨU TÍNH TÓAN NHƯ THẾ NÀO
Tin vui: sáng ngày 30/3/2013, cầu Bửu Hòa qua sông Đồng Nai đã hợp long sau hơn 15 tháng thi công khẩn cấp theo Lệnh của Thủ tướng Chính phủ và dự kiến sẽ thông xe dịp 30/4/2013, tách hẳn phương tiện đường bộ khỏi đi chung với 2 cầu đường sắt hiện rất nguy hiểm. Duyên may, chúng tôi gặp một số anh em dân kỹ thuật đến chứng kiến sự kiện này, cùng ghé thăm Đền thờ Thượng đẳng thần Nguyễn Hữu Cảnh ( Chưởng cơ-Lễ thành hầu-Thượng đẳng thần Nguyễn Hữu Cảnh, là cháu 9 đời của Nguyễn Trãi).

Sau đó, anh chị em ngồi café ven sông Đồng Nai và mạn đàm về sông Đồng Nai.
Ảnh: Cầu qua sông Đồng Nai nhìn từ Tượng đài Thượng đẳng thần Nguyễn Hữu Cảnh

Sau khi nhận được kiến nghị của HĐND tỉnh Đồng Nai về việc đề nghị không đầu tư xây dựng dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A, Ủy ban Khoa học-công nghệ và môi trường của Quốc hội vừa có văn bản đề nghị Văn phòng Chính phủ và các bộ liên quan:  NN-PTNT, Công thương, Tài nguyên-Môi trường, Văn hóa-Thể thao và Du lịch, Kế hoạch-đầu tư và Khoa học Công nghệ  nghiên cứu xem xét và báo cáo bằng văn bản trước ngày 10/ 4. Trên cơ sở đó, Ủy Ban này sẽ báo cáo với Ủy ban Thường vụ Quốc hội và tổ chức cuộc họp với các cơ quan có liên quan về nội dung trên.
Dự kiến ngày 24/4/2013, Ủy ban KH CN & MT của Quốc hội sẽ vào Đồng Nai, Lâm Đồng phối hợp Đòan đại biểu Quốc hội tỉnh ĐN, chủ đầu tư kiểm tra thực địa.
Sau khi trao đổi với anh em, SCT thấy có một số vấn đề mong Ủy ban KH CN & MT của Quốc hộ và các bên liên quan xem xét và giải đáp các nghi vấn.
Về mặt Pháp lý, hai Dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A đều phải tuân theo Nghị quyết số 49/2010/NQ-QH12 về dự án, công trình quan trọng Quốc gia trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư, có hiệu lực từ 01/08/2010; một số Luật và các Công ước Quốc tế đã và đang có hiệu lực. Nếu 2 Dự án này đã vi phạm rồi thì tính sao?

Về mặt kỹ thuật, xin xem lại quá trình nghiên cứu một số thông số của Dự án:
Trích trong Báo cáo đầu tư:
" Căn cứ Hợp đồng số 57/2008/HĐTV-TĐĐLGL ngày 20/05/2008 về việc khảo sát, lập Báo cáo đầu tư thuỷ điện Đồng Nai 6 giữa Công ty Cổ phần Tập đoàn Đức Long Gia Lai và Công ty Cổ phần Tư vấn xây dựng Điện 1 (PECC1). Từ cuối tháng 5/2008, PECC1 đã triển khai các công tác, thiết kế, lập Báo cáo đầu tư dự án thuỷ điện Đồng Nai 6.
Trong  Báo cáo Quy hoạch bậc thang thuỷ điện sông Đồng Nai – năm 2001 do Công ty Tư vấn xây dựng Điện 2 lập đã tiến hành xem xét 3 phương án tuyến công trình cho dự án thuỷ điện Đồng Nai 6: Phương án tuyến 1 có bờ phải thuộc địa phận xã Thống Nhất, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước, bờ trái thuộc xã Phước Cát 2, huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng; Phương án tuyến 2 và tuyến 3 cách phương án tuyến 1 khoảng 1.2km và 3.5km theo phương dòng chảy về phía hạ lưu. Kết quả so sánh 3 phương án tuyến đã kiến nghị chọn phương án tuyến 1 với quy mô công trình như sau:
Cấp công trình                                                          II
Diện tích lưu vực tới tuyến công trình                4843 km2
Q bình quân năm                                                      174 m3/s
Cao độ MNDBT                                                        205m
Cao độ MNC                                                 180m
Nhà máy                                                                    Sau đập
N lắp đặt                                                                    180 MW
Etb nhiều năm                                                           773.6 GWh
            Với phương án kiến nghị trong báo cáo qui hoạch bậc thang, tổng diện tích đất ngập tự nhiên của lòng hồ Đồng Nai 6 ứng với MNDBT 205.0m là 1954 ha, trong đó huyện ĐakR’lap, tỉnh Đăk Nông ngập 285 ha, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước ngập 937ha và huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng ngập 732 ha (rừng gỗ, tre, cây bụi 705ha, đất nông nghiệp 25 ha, thổ cư 1.8ha). Tổng số hộ bị ảnh hưởng nhà và đất cần tái định cư 33 hộ (xã Đoàn Kết 12 hộ, xã Thống Nhất 3 hộ, xã Phước Cát 2-18 hộ) với 165 nhân khẩu.
            Công trình công cộng bị ảnh hưởng bao gồm 1 trạm y tế, 1 trường cấp 1, 1 trạm kiểm lâm.
            Có thể nói, tác động đáng kể nhất về môi trường của dự án Đồng Nai 6 là diện tích ngập rừng phòng hộ bên các tỉnh Đăk Nông, Bình Phước và Vườn Quốc gia Cát Tiên bên tỉnh Lâm Đồng."
" Qua xem xét trên bản đồ 1:25.000, 1:10.000 và đi khảo sát thực địa dọc tuyến sông Đồng Nai từ hạ lưu tuyến 1 lên thượng lưu đến gần tuyến Đồng Nai 5, bước đầu xem xét đã cho thấy, nếu chỉ cần dịch tuyến công trình từ tuyến 1 lên phía thượng lưu khoảng 7.5km (tuyến đập 2) thì đã có nhiều ưu điểm so với tuyến đập 1, cụ thể như sau:
- Giảm chiều dài tuyến đập: Tại vị trí tuyến đập 2 lòng sông rộng khoảng 60¸70m, hai bên bờ sông là vách dốc. Tổng chiều dài tuyến đập ứng với cao trình 205m là 580m.       - Giảm diện tích ngập lụt tự nhiên của lòng hồ: Trên cùng mặt bằng MNDBT = 205m, diện tích ngập lụt tự nhiên của lòng hồ ứng với tuyến đập 1 là 1954ha, tuyến đập 2 là 1208ha, giảm 746ha. Đặc biệt trong diện tích ngập lụt lòng hồ phải kể đến diện tích của khu bảo tồn thiên nhiên Cát Lộc thuộc Vườn Quốc Gia Cát Tiên, đối với tuyến đập 1 ngập 732ha, tuyến đập 2 ngập 450ha, giảm 282ha.
            - Tránh xa hơn được khu hoạt động của động vật quí hiếm (trong đó phải kể đến loài tê giác một sừng). Khoảng cách từ tuyến đập 1 đến khu hoạt động của tê giác 1 sừng khoảng 2.5km, tuyến đập 2 khoảng 2.8km.
            Tuy nhiên, với tuyến đập 2, mức độ ngập rừng vẫn còn lớn. Để giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án đến môi trường mà vẫn đảm bảo dự án có hiệu quả kinh tế, cần xem xét thêm các tuyến và qui mô khai thác để có thể giảm thiểu hơn nữa mức độ ngập rừng.
Về tên gọi, thống nhất như sau: Đối với sơ đồ 1 bậc thì gọi là Đồng Nai 6; đối với sơ đồ 2 bậc thì bậc trên gọi là Đồng Nai 6, bậc dưới gọi là Đồng Nai 6A
Việc lựa chọn sơ đồ khai thác được xem xét trên toàn bộ chiều dài đoạn sông khoảng 35km nhằm tìm ra vị trí có điều kiện địa hình, địa chất thuận lợi cho đặt tuyến công trình đồng thời giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường đặc biệt là diện tích ngập rừng thuộc Vườn Quốc Gia Cát Tiên."
...
" 3.4. Giới hạn mực nước nghiên cứu của các phương án
            Qui mô các phương án được xem xét trên cơ sở :
- Diện tích chiếm đất của công trình chính + công trình tạm + hồ chứa nhỏ hơn 200ha (bao gồm cả rừng phòng hộ bên bờ trái và khu vực ven Vườn Quốc gia Cát Tiên bên bờ phải sông Đồng Nai). Về diện tích chiếm đất rừng của các phương án bao gồm diện tích ngập rừng do hồ chứa và do công trình chính, công trình tạm như bảng 1.
- Không ngập chân thuỷ điện Đồng Nai 5 phía thượng lưu. Theo số liệu kết quả nghiên cứu dự án đầu tư thuỷ điện Đồng Nai 5, cao độ thấp nhất của đường quan hệ Q=f(Z)  hạ lưu nhà máy thuỷ điện Đồng Nai 5 ứng với Q=0 khoảng 224.5m. Do vậy, trong giai đoạn này lấy giới hạn nghiên cứu qui mô MNDBT của hồ chứ thuỷ điện Đồng Nai 6 là 224m, sang giai đoạn sau sẽ nghiên cứu chuẩn xác hơn MNDBT này.
Xuất phát từ tiêu chí tổng diện tích chiếm đất rừng của các phương án nhỏ hơn 200ha, giới hạn nghiên cứu mực nước dâng của các phương án tuyến như sau:
- Đồng Nai 6A tuyến 2: dưới 150m;
- Đồng Nai 6 tuyến và Đồng Nai 6A tuyến 3: 180,0m;
 - Đồng Nai 6 tuyến 4, nhà máy sau đập: 205,0m;
 - Đồng Nai 6 tuyến 4, nhà máy đường dẫn: 200,0m;
 - Đồng Nai 6 tuyến 5, nhà máy sau đập: 224,0m;
Về Đồng Nai 6A tuyến 2, với MNDBT = 150,0m thì riêng diện tích ngập đất do hồ chứa đã lên đến 180ha. Nếu kể cả diện tích chiếm đất do công trình thì lên 230ha. Với phương án MNDBT = 150,0m, cao trình đỉnh đập không tràn khoảng 155,0m, thì khi xả lũ kiểm tra, mực nước hạ lưu đập đã lên đến 157,0m (tra quan hệ Q=f(H) tuyến đập 2), tức là mực nước hạ lưu còn vượt cả cao trình đỉnh đập không tràn. Điều này là không đảm bảo về mặt kỹ thuật. Do vậy, trên cơ sở quan hệ Q=f(H) tại tuyến 2, xét về mặt kỹ thuật thì chỉ nghiên cứu được với các phương án có MNDBT từ khoảng 155,0m trở lên (tức cao trình đỉnh đập không tràn khoảng 160,0m).
Như vậy, với Đồng Nai 6A tuyến 2, về mặt môi trường thì chỉ nghiên cứu được cho MNDBT dưới 150,0m, nhưng về mặt kỹ thuật thì lại phải lớn hơn 155,0m. Giữa hai vấn đề này đang có mâu thuẫn ngược chiều nhau.
Tóm lại, về lâu dài khi mà có thể khai thác thuỷ điện với qui mô chiếm đất rừng lớn hơn thì có thể tiếp tục xem xét thuỷ điện Đồng Nai 6A tuyến 2. Trong giai đoạn này chỉ nghiên cứu Đồng Nai 6A tại tuyến đập 3 với MNDBT=175m.
Dựa trên các phân tích như trên cho thấy, trong các phương án sơ đồ 2 bậc chỉ tiếp tục nghiên cứu sơ đồ SĐ2.3. Tuy nhiên, trong sơ đồ 2 bậc này hai công trình Đồng Nai 6 và Đồng Nai 6A là độc lập nhau về sơ đồ khai thác, cho nên kiến nghị tách thành hai công trình độc lập khi so sánh cùng với công trình của các phương án 1 bậc.
Bảng 4: Bảng tính toán hiệu ích kinh tế
Thông số
Đơn vị
Phương án
PA1
PA2
PA3
PA4
PA5
PA6
MND
m
180
205
200
200
224
175
MNC
m
175
200
195
195
219
170
Nlm
MW
122
85
119
143
135
106
Nđb
MW
10
10
10
10
31.90
21.07
Eo
Triệu kWh
491,0
340.60
479.20
573.10
551.80
425.4
Tổng vốn
Tỉ đồng
4184.22
2407.81
4154.45
4302.73
3151.02
3940.59
ENPV
Tỉ đồng
-659.45
-73.97
-693.45
-312.31
390.47
-879.86
EIRR
%
7.73
9.56
7.61
8.98
11.70
6.73
B/C
-
0.80
0.96
0.79
0.91
1.16
0.72

Căn cứ vào kết quả tính toán hiệu ích kinh tế cho thấy PA5 - Đồng Nai 6 tuyến 5, MNDBT=224.0m có hiệu ích kinh tế tốt nhất, tác động ít nhất đến môi trường và tuyến đập nằm xa nhất khu vực hoạt động của Tê giác 1 sừng (khoảng 6km). Khi PA5 được kiến nghị thì cũng có nghĩa còn có thể khai thác được bậc dưới là Đồng Nai 6A tuyến 3 (PA6) với qui mô MNDBT khoảng 175m.
Lưu ý rằng việc kiến nghị tuyến ở đây mang ý nghĩa là đoạn tuyến, sang giai đoạn sau sẽ chuẩn xác hơn về vị trí tuyến dựa trên các tài liệu khảo sát đầy đủ và chi tiết hơn.
            Xem xét trên các mặt hiệu ích kinh tế và mức độ tác động đến môi trường, trong giai đoạn này kiến nghị sơ đồ khai thác bậc thang thuỷ điện trên sông Đồng Nai đoạn Đồng Nai 6 theo 2 bậc: bậc trên là thuỷ điện Đồng Nai 6 (tuyến 5), bậc dưới là Đồng Nai 6A (tuyến 3). Về trình tự ưu tiên đầu tư: đầu tư xây dựng bậc trên là Đồng Nai 6 tuyến 5 trước, Đồng Nai 6A để sau.
            Cơ sở của kiến nghị hiệu chỉnh bậc thang đoạn Đồng Nai 6 là:
            - Dự án Đồng Nai 6 có hiệu quả về kinh tế, tài chính.
            - Tổng diện tích chiếm đất rừng không nhiều so với qui mô của dự án: 185,4 ha đất vĩnh viễn và 12,91 ha đất bị chiếm tạm thời sẽ được trồng rừng hoàn trả lại so với công suất lắp máy 135MW và sang giai đoạn sau có thể sẽ nghiên cứu nâng lên khoảng 140MW.
            - Đường dây tải điện 220kV dài khoảng 60km nối về thuỷ điện Đồng Nai 5 và đi về trạm 500kV Đak Nông.
            - Thời điểm phát điện sau 3 năm xây dựng và 1 năm chuẩn bị (dự kiến vào vận hành khoảng năm 2013 ¸ 2014).
            Trong tương lai, khi mà việc xây dựng các nguồn thuỷ điện khác ngày càng trở nên khó khăn hơn, các nguồn điện thay thế cũng rất đắt và có những điều kiện thuận lợi khác, sẽ tiếp tục nghiên cứu tuyến đến hết đoạn sông của Đồng Nai 6 về hạ lưu đến cao trình MNDBT khoảng 124m."
...
" 7.2. Sơ đồ khai thác bậc thang đoạn Đồng Nai 6, tuyến và qui mô công trình
Đã tiến hành xem xét, nghiên cứu: 3 sơ đồ khai thác 1 bậc thang và 3 phương án sơ đồ 2 bậc thang, trong đó bậc trên hoặc chỉ 1 bậc gọi là Đồng Nai 6 còn bậc dưới gọi là Đồng Nai 6A; 4 phương án tuyến (tuyến đập 2, 3, 4, 5); 2 phương án phương thức khai thác thuỷ năng (sau đập và đường dẫn); 3 phương án mực nước dâng bình thường cho tuyến kiến nghị đợt đầu-tuyến 5 là 215m, 220m và 224m; 4 phương án vị trí nhà máy bên bờ trái và bờ phải cho tuyến 5 và tuyến 3. Kết quả nghiên cứu đã đi đến phương án kiến nghị là sơ đồ SĐ2.3 để hiệu chỉnh cho bậc thang thuỷ điện trên sông Đồng Nai đoạn tuyến Đồng Nai 6 với nội dung tóm tắt như sau:
- Về sơ đồ khai thác: 2 bậc là Đồng Nai 6 và Đồng Nai 6A;
- Về tuyến: Bậc trên Đồng Nai 6 tuyến đập 5; bậc dưới Đồng Nai 6A là tuyến đập 3.
- Về phương thức khai thác thuỷ năng: Cả hai bậc đều là nhà máy sau đập;
- Về mực nước dâng bình thường: Bậc trên Đồng Nai 6: 224,0m; Bậc dưới Đồng nai 6A: 175m.
- Nhà máy: Do số liệu khảo sát trong giai đoạn này còn sơ bộ, tạm kiến nghị phương án vị trí nhà máy bên bờ phải. Sang giai đoạn sau, trên cơ sở các số liệu khảo sát và nghiên cứu sâu hơn sẽ so chọn chuẩn xác vị trí nhà máy.
+ Bậc trên: Nhà máy kiểu hở, lắp 02 tổ máy tuabin Francis (tâm trục), tổng công suất lắp máy Nlm = 135MW;+ Bậc dưới: Nhà máy kiểu hở, lắp 02 tổ máy tuabin Francis (tâm trục), tổng công suất lắp máy Nlm = 106MW;
- Đường dây tải điện 220kV: dài 60km từ trạm phân phối của nhà máy nối với thuỷ điện Đồng Nai 5 và về trạm 500kV Đak Nông;
7.3. Bố trí công trình cho phương án kiến nghị
Bảng 7. Toạ độ vị trí tim tuyến đập như sau:
Nhà máy
Điểm
Toạ độ
X
Y
Bậc trên Đồng Nai 6, tuyến 5
D5.1
1300294,7104  
384852,8128    
D5.2
1300980,3181
385156,8557    
Bậc dưới Đồng Nai 6A, tuyến 3
D3.1
1301374,4211
377057,5636
D3.2
1302153,1185
376583,5466
...
" 8.2. Kiến nghị
1. Hiệu chỉnh bậc thang thuỷ điện đoạn Đồng Nai 6:
            Kiến nghị Bộ Công Thương và Chính Phủ cho phép hiệu chỉnh sơ đồ khai thác bậc thang thuỷ điện trên sông Đồng Nai đoạn Đồng Nai 6 theo 2 bậc: bậc trên là thuỷ điện Đồng Nai 6 (tuyến 5), bậc dưới là Đồng Nai 6A (tuyến 3). Về trình tự ưu tiên đầu tư: đầu tư xây dựng bậc trên là Đồng Nai 6 tuyến 5 trước, Đồng Nai 6A để sau.
            Cơ sở của kiến nghị hiệu chỉnh bậc thang đoạn Đồng Nai 6 là:
            - Cả 2 dự án thuỷ điện Đồng Nai 6 và Đồng Nai 6A đều có hiệu quả về kinh tế, tài chính.
            - Tổng diện tích chiếm đất rừng bị ngập không nhiều so với qui mô của dự án: Đồng nai 6 là 170,9 ha và Đồng Nai 6A là 89,05 ha rừng so với công suất lắp máy của 2 dự án là 241MW .
            - Đường dây tải điện 220kV cho cả 2 dự án dài khoảng 70km nối về thuỷ điện Đồng Nai 5 và đi về trạm 500kV Đak Nông.
            - Thời điểm phát điện sau 3 năm xây dựng và 1 năm chuẩn bị (dự kiến vào vận hành khoảng năm 2013 ¸ 2014)."
...
" 3. Về qui mô MNDBT: Trong giai đoạn này kiến nghị qui mô MNDBT của Đồng Nai 6 tuyến đập 5 là 224,0m và Đồng Nai 6A là 175,0m. Sang giai đoạn sau, tiếp tục nghiên cứu chuẩn xác thêm qui mô MNDBT của cả 2 dự án nhằm khai thác hợp lý nguồn thuỷ năng và hài hoà về môi trường."
...
" 5. Trên cơ sở Báo cáo đầu tư này, kiến nghị Công ty Cổ phần Tập đoàn Đức Long Gia Lai xem xét trình Bộ Công Thương thẩm định, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, bổ sung vào qui hoạch phát triển điện lực Quốc gia thuỷ điện Đồng Nai 6 và 6A; Giao cho Công ty Cổ phần Tập đoàn Đức Long được đầu tư xây dựng trước bậc thang trên là Đồng nai 6 và tiếp tục nghiên cứu bậc thang dưới là Đồng Nai 6A."

Trích trong Báo cáo ĐTM DA Thủy điện Đồng nai 6:
" Tuyến đập 5A nằm cách tuyến đập 5 (tuyến đề nghị trong BCĐT) khoảng 200m về phía hạ lưu. Với mực nước dâng bình thường 224m, phương án tuyến đập có chiều dài 393m, hướng dòng chảy tại vị trí này là Đông Đông Bắc – Tây Tây Nam. Thung lũng sông tại phương án tuyến có dạng chữ V lệch với bờ trái dốc, bờ phải dốc thoải. Vai đập bờ trái có bề mặt sườn khá dốc, đạt tới 40 – 45o, bề mặt địa hình phủ kín cây cối và thảm thực vật.
Tọa độ vị trí tuyến 5A theo hệ VN2000:
Điểm đầu đập (DD): X = 1300388,321; Y = 384665,621.
Điểm cuối đập (CD): X = 1301088,853; Y = 384933,492."

Trích trong Báo cáo ĐTM DA Thủy điện Đồng nai 6A:
"  Phương án 1: Tuyến 3
Trong giai đoạn dự án đầu tư đã tiến hành đo vẽ bình đồ 1/2000 h= 2m, bao trùm toàn bộ vùng tuyến của tuyến 3. Vai trái tuyến thuộc xã Phước cát 2 huyện Cát Tiên - tỉnh Lâm Đồng. Vai phải thuộc Đồng Nai- huyện Bù Đăng -Tỉnh Bình Phước địa hình tương đối dốc, độ dốc địa hình khoảng 300đến 350, tại vị trí này chiều rộng khoảng 110m, đáy sông bằng phẳng lộ đá thuận lợi cho việc bố trí cụm đầu mối tràn xả lũ. Sơ đồ khai thác nhà máy bố trí theo kiểu sau đập, các hạng mục công trình của tuyến 3 gồm: Đập chính, đập tràn, cửa nhận nước, đường ống áp lực, nhà máy và kênh xả, MNDBT/MNC = 175m/170m và Nlm = 106MW.
 Phương án 2: Tuyến 2A
 Tuyến này nằm cách tuyến 2 trong báo cáo đầu tư khoảng 4,6 km về phía thượng theo đường lòng sông, vai phải tuyến thuộc xã Đồng Nai- huyện Bù Đăng - tỉnh Bình Phước; Vai trái thuộc xã Phước Cát 2 huyện Cát Tiên - tỉnh Lâm Đồng. Lòng sông tại vị trí này có chiều rộng trung bình khoảng 210 m, hai vai tương đối thoải thuận lợi cho việc bố trí đường thi công và dẫn dòng thi công. Sơ đồ khai thác nhà máy bố trí theo kiểu sau đập, các hạng mục công trình của tuyến 3 gồm: Đập chính, đập tràn, cửa nhận nước, đường ống áp lực, nhà máy và kênh xả, MNDBT/MNC = 170m/165m và Nlm = 96MW.
Vị trí các phương án tuyến trong hệ VN - 2000 có tọa độ như sau. Sơ đồ các phương án tuyến trình bày trong Hình 1‑7.
Bảng 15 Toạ độ các phương án tuyến
Phương án tuyến
Tên điểm
Vị trí
Toạ độ VN - 2000 (m)
X
Y
PA tuyến 3
Đ1
Bờ trái
1301374,42
377057,56
Đ2
Bờ phải
1302153,12
376583,55
PA tuyến 2A
TĐ2
Bờ trái
1299392,42
374543,19
TĐ1
Bờ phải
1300114,56
374213,29
Hình 17 Sơ đồ phương án tuyến thuỷ điện Đồng Nai 6A ( Trang 24)
-----Hết  trích.
Có người nhận xét: " Việc xác định vị trí tim đập, mực nước dâng và diện tích ngập nước như trên chỉ thuần túy là tính tóan hình học và rất sơ lược. Chỉ cần có bản đồ địa hình hiện trạng, các phần mềm thông thường AutoCAD, MapInfo…là sinh viên cũng có thể xác định các thông số theo các giới hạn đặt ra.
Còn các yếu tố địa chất công trình, phay phá, đứt gãy, các dị thường địa vật lý, khóang sản có ích bên dưới  nơi làm đập, nhà máy, lòng hồ...và dự báo tác động môi trường trong tổng thể ( nhất là xung quanh và hạ lưu) thì không hề đơn giản và rất tốn kém thời gian, chi phí với nghiên cứu của chuyên gia có kinh nghiệm, thế nhưng vấn đề này không thấy đề cập xem xét để quyết định lựa chọn vị trí, thông số chính của Dự án."
Căn cứ bản đồ địa hình hiện trạng tỷ lệ 1:25.000, 1:10.000; " Xuất phát từ tiêu chí tổng diện tích chiếm đất rừng của các phương án nhỏ hơn 200ha " do Chủ đầu tư đặt hàng, chỉ cần rê chuột thay đổi vị trí thân đập và cote cao mực nước dâng là có ngay thông số diện tích ngập nước tính từ thân đập trở lên thượng lưu, sau đó chỉ chọn kết quả sao cho diện tích này nhỏ hơn 200ha để Dự án khỏi phải trình Quốc hội xin chủ trương đầu tư theo Nghị quyết số: 66/2006/NQ-QH11( hết hiệu lực từ 01/08/2010).
Qua phần trích dẫn Báo cáo đầu tư và các ĐTM ở trên, sơ bộ thấy:
1, Mức độ tin cậy của bản đồ địa hình hiện trạng và sai số khi tính diện tích ngập nước như thế nào? Với bản đồ đó thì lấy tọa độ " Vị trí tim tuyến đâp" (Bảng 7 trích trên) chính xác tới 1/10 mm ( 4 số lẻ sau dấu phảy) có ý nghĩa gì? Triển khai thực địa thì làm sao kiểm tra? Lấy mốc nào làm chuẩn đây?
2, Diện tích chiếm đất rừng cho tuyến dây tải điện, đường thi công, các mỏ đất, đá…đã tính tóan như thế nào? Đã cộng vào diện tích ngập nước tính tóan trên thành tổng diện tích chiếm đất hay chưa? Có bản vẽ thể hiện chi tiết mốc, ranh đất các hạng mục không?
3, Tuyến đập của Thủy điện Đồng Nai 6 trong BC ĐTM tính tóan cho Tuyến đập 5A nằm cách tuyến đập 5 (tuyến đề nghị trong BCĐT) khoảng 200m về phía hạ lưu: Được biết lòng sông ở đây khá dốc, khi dời tim đập xuống hạ lưu 200m nhưng vẫn giữ nguyên mực nước dâng bình thường cote +224m mà diện tích chiếm đất ( và nhiều số liệu khác) của Dự án vẫn không thay đổi thì được hiểu như thế nào? Khi dời vị trí đập như vậy thì ảnh hưởng gì tới thông số mực nước dâng của ĐN6A phía dưới?
Do đó người dân mong các bên liên quan lưu ý xem xét và công khai giải đáp các thắc mắc, nghi vấn của những người quan tâm. Chỉ với riêng tiêu chí diện tích chiếm đất rừng của Dự án đã thấy cách đặt vấn đề và tính tóan lựa chọn có nhiều bất cập như trên.
Gần đây, chúng ta thấy việc lọai khỏi Quy họach hàng vài trăm Dự án thủy điện/lần rà sóat mà vẫn êm ru…cho thấy việc khảo sát, tính tóan các thông số khi đưa DA thủy điện vào Quy họach là quá dễ dàng, thiếu các tiêu chí quan trọng nên thiếu nghiêm túc. Thậm chí vẽ ra DA thủy điện nhưng không nhằm tới làm điện.
Hy vọng việc công khai, minh bạch các vấn đề ĐTM liên quan đến cộng đồng thì mới tránh được các toan tính tiêu cực và tác động ban hành các Quyết định vô trách nhiệm gây hậu quả môi trường không thể khắc phục.

No comments:

Post a Comment