Wednesday, April 10, 2013

Đấu tranh đòi ngưng xây đập thủy điện


Đấu tranh đòi ngưng xây đập thủy điện trên sông Nộ

11:17 |03/04/2013

NangluongVietnam - 
Những kiến nghị xây đập ngăn sông Nộ bắt đầu từ năm 2003, khi các quan chức tỉnh Vân Nam lập các kế hoạch xây một tổ hợp thuỷ điện sản xuất nhiều điện hơn cả thuỷ điện Tam Hợp, thuỷ điện lớn nhất thế giới vốn đang gây tranh cãi về môi trường.

Vào năm 2011, một nhóm các nhà địa chất gửi thư cho chính quyền lưu ý rằng những vụ lở núi thường xuyên, động đất và lũ quét ở trong vùng tạo nên “những nguy cơ địa chấn và địa chất rất cao”, nên “không nên xây đập lớn ở đây”.
Gần một thập kỷ sau khi các nhà hoạt động vì môi trường đạt được thành công lớn lao nhất nhờ ngăn chặn được kế hoạch xây dựng 13 đập nước trên sông Nộ, một trong hai con sông đang có dòng chảy tự do còn sót lại ở Trung Quốc, giờ đây dòng sông bị tái đe doạ.
Đầu năm nay, chính quyền Trung Quốc đã công bố sẽ giúp phát triển vùng duyên hải công nghiệp nặng đông dân phía đông bằng cách xây năm siêu đập dọc theo sông Nộ và nhiều nguồn nước khác, giàu hệ sinh thái ở phía tây nam.
Nộ giang chảy qua 2.815km từ cao nguyên Tây Tạng đi ngang phía tây nam tỉnh Vân Nam và đổ về biên giới giữa Thái Lan và Myanmar, nơi con sông được người Miến gọi tên là Thanlwin, người Thái gọi là Salawin.
Gần phía biên giới Myanmar, sông Nộ cắt núi thành một hẻm sâu gần 4.000m, tạo nên một cảnh quan núi gây ấn tượng sâu sắc.
Nữ giáo sư đại học người Mỹ Judith Shapiro, tác giả cuốn Những thách thức về môi trường của Trung Quốc, gọi kế hoạch vừa được công bố là một “điển hình tụt hậu khủng khiếp” đối với các nhà môi trường đã ra sức bảo vệ Nộ giang như là một đại nghĩa. “Động cơ sáng suốt và kiên định của họ đã cứu một trong những con sông đẹp nhất thế giới, tiêu biểu cho một sự chín muồi về chủ nghĩa môi trường Trung Quốc”, bà Shapiro nói.
Những kiến nghị xây đập ngăn sông Nộ bắt đầu từ năm 2003, khi các quan chức tỉnh Vân Nam lập các kế hoạch xây một tổ hợp thuỷ điện sản xuất nhiều điện hơn cả thuỷ điện Tam Hợp, thuỷ điện lớn nhất thế giới vốn đang gây tranh cãi về môi trường.
Các nhà môi trường e ngại rằng sự đền bù cho hàng chục ngàn dân cư di dời, nhiều người trong đó là dân tộc ít người, không thoả đáng và nghiên cứu tác động môi trường không đến nơi đến chốn. Các nhà môi trường đã đưa dân làng có liên quan đến di dời đi xem nơi tái định cư không bảo đảm.
Việc đó đã gây nên một phản ứng dữ dội đủ để chính quyền xét lại các kế hoạch của họ. Việc ngăn sông Nộ, thủ tướng thời đó tuyên bố, sẽ ngưng lại cho đến khi hoàn thành một đánh giá kỹ càng về tác động môi trường.
Mười năm qua, sự lật ngược của Bắc Kinh đã tạo nên ngỡ ngàng và giận dữ, một số phản ứng trên mạng xã hội Weibo: “Các kế hoạch xây thuỷ điện Nộ giang đã sống lại ư?”, Ludoweixi viết trên Weibo, “Nếu Nộ giang phẫn nộ, các kế hoạch ấy không thể sống sót”.
Trong số những đe doạ nghiêm trọng, các nhà địa chất nói, nguy nhất là hoạt động địa chấn hung hiểm, vì vị trí của Nộ giang nằm dọc một đường đứt gãy. Tạo ra các bồn nước bằng cách chặn dòng sông, họ lưu ý, sẽ chuốc lấy thảm hoạ.
Những kiến nghị xây đập ngăn sông Nộ bắt đầu từ năm 2003, khi các quan chức tỉnh Vân Nam lập các kế hoạch xây một tổ hợp thuỷ điện sản xuất nhiều điện hơn cả thuỷ điện Tam Hợp, thuỷ điện lớn nhất thế giới vốn đang gây tranh cãi về môi trường.
Vào năm 2011, một nhóm các nhà địa chất gửi thư cho chính quyền lưu ý rằng những vụ lở núi thường xuyên, động đất và lũ quét ở trong vùng tạo nên “những nguy cơ địa chấn và địa chất rất cao”, nên “không nên xây đập lớn ở đây”.
Trận giằng co con sông Nộ do viễn cảnh về sự đói năng lượng đang diễn ra ở Trung Quốc song hành với sự ăn nên làm ra trong việc xây đập. Đất nước này đã xây hơn 88.000 đập từ năm 1949, 22.000 trong số đó cao hơn toà nhà bốn tầng – nhiều siêu đập hơn bất kỳ nước nào.
Katy Yan, điều phối viên Trung Quốc của tổ chức Sông ngòi thế giới, cho rằng nước này nên phát triển phong điện và dương điện để thoả mãn nhu cầu.
Tác động về sự đói điện cũng lan ra ngoài biên giới, ảnh hưởng đến 7 triệu dân Miến và Thái sống ở hạ lưu sông Nộ, khi Trung Quốc xây trên thượng nguồn năm đập. “Sự đơn phương thay đổi dòng chảy của Bắc Kinh cho thấy một sự không quan tâm đến các nước láng giềng nhỏ hơn ở phía nam”, GS Shapiro nói. “Buồn thay, những cái đập cũng tiêu biểu cho sự không tôn trọng việc chia sẻ đồng đều nước với các nước láng giềng trên dòng chảy ở Đông Nam Á”, “nơi mà Trung Quốc kiểm soát đầu nguồn nhiều con sông lớn cung cấp sinh kế cho hàng triệu người, tạo nên sự bực bội cho họ”.
Các nhà môi trường đang nuôi hy vọng khi mở ra những trận “cuồng phong” đối với những dự án khởi công xây đập vào đầu năm 2015. Điều phối viên Yan cho biết các tổ chức phi chính phủ ở Trung Quốc đang có những nỗ lực chung, để thu hút sự chú ý về tác động tiêu cực tiềm tàng của những cái đập.
Thách thức chính, theo Ed Grumbine, một học giả làm việc ở Vân Nam, là thuyết phục người dân bảo vệ một con sông có nguồn chảy tự do thay vì chỉ là những quan tâm bó hẹp ở vùng ven sông. “Nộ giang thật đặc biệt hơn đối với người nước ngoài”. Ông Ed Grumbine nhận định - “Là một con sông tự do, nó phù hợp với giá trị bảo vệ đời sống hoang dã tốt đẹp của chúng ta. Cư dân sống dọc theo con sông càng quan trọng hơn”.

No comments:

Post a Comment