Thursday, April 25, 2013

Tập đoàn tư nhân mới bỏ ra hơn 11 tỷ đã khuynh đảo cỡ này...


“Miếng bánh” thơm

Thứ Năm, 25/04/2013 09:30

Từ trước đến nay, chưa thấy dự án thủy điện nào phải huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc để “xử lý” như 2 dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A, dù nó chưa được khởi công. Bản tin Vườn Quốc gia (VQG) Cát Tiên mất 137 ha đầu tiên được đăng tải trên Báo Người Lao Động ngày 27-6-2011.

Một góc vườn quốc gia Cát Tiên. Ảnh: Internet

Trong gần 2 năm, khoảng 100 bài báo đã bàn về vấn đề “được và mất” nếu cho triển khai 2 dự án thủy điện này. Từ phản ứng của dư luận, ở cấp địa phương, cuối tháng 11-2012, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Nai, UBND tỉnh và Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh này đã có văn bản trình Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ kiến nghị không xây dựng 2 thủy điện Đồng Nai 6 và 6A. Các chuyên gia của Mạng lưới sông ngòi Việt Nam, nhiều nhà khoa học cũng lên tiếng bác bỏ 2 thủy điện này.
Đáng chú ý, Tổng Thư ký Ủy ban Quốc gia chương trình con người và sinh quyển Việt Nam thuộc Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam cũng gửi văn bản đến UBND tỉnh Đồng Nai và Ban Quản lý Khu Dự trữ sinh quyển Đồng Nai đề nghị dừng 2 dự án thủy điện “tai tiếng”. Tất cả ý kiến đều bày tỏ lo ngại 2 dự án này sẽ gây nhiều hệ lụy về môi trường, đặc biệt là VQG Cát Tiên - khu dự trữ sinh quyển thế giới.
Tại sao chúng ta phải tốn quá nhiều công sức như vậy với 2 dự án thủy điện này, trong khi đây không phải là công trình trọng điểm quốc gia hay an ninh quốc phòng?
Nếu cho rằng hiệu ích kinh tế - xã hội mang lại rất lớn nên quyết phải làm thì không thuyết phục. Bởi lẽ, tổng sản lượng điện của 2 dự án chỉ chiếm 0,3% sản lượng điện toàn quốc nên không đáng để đánh đổi 370 ha rừng đầu nguồn sông Đồng Nai, đặc biệt là 137 ha khu dự trữ sinh quyển thế giới, làm ảnh hưởng quá trình công nhận di sản thiên nhiên thế giới của VQG Cát Tiên.
Hơn nữa, tác hại của việc làm thủy điện đối với môi trường và hệ sinh thái thì quá rõ ràng. Xu hướng của các nước phát triển là bảo vệ những khu rừng nguyên sinh cũng như hệ sinh thái đa dạng để góp phần giữ gìn cho thế hệ tương lai. Việt Nam muốn phát triển bền vững thì không thể đi ngược xu hướng này.
Lợi, hại đã rõ. Dư luận xã hội cũng như các nhà khoa học tâm huyết phản đối như vậy nhưng chủ đầu tư vẫn quyết làm, các bộ tham mưu cho Chính phủ thì nói “hàng hai” hoặc tích cực hối thúc tiến độ. Điều này khiến dư luận nghi ngờ phải chăng “miếng bánh” này quá thơm nên nhiều người quyết không buông? Bởi nếu dự án được thông qua, chủ đầu tư không phải tốn nhiều chi phí để đền bù cho người dân nhưng lại xén được hơn 370 ha rừng phòng hộ. Liệu diện tích rừng bị phá có dừng lại ở con số trên hay có người sẽ lợi dụng khai thác triệt để nguồn tài nguyên quý hiếm của thiên nhiên ban tặng cho VQG?
Điều gì ẩn giấu đằng sau 2 dự án thủy điện này? Nguồn điện cho đất nước hay tài sản quý giá của quốc gia đang dần được biến thành tài sản riêng của một cá nhân, một tập đoàn hay một nhóm lợi ích? Người dân đang chờ sự phán quyết sáng suốt của Chính phủ và Quốc hội.
LÊ CƯỜNG
  • Quán quân Ăn & Phá
    2Thích  
    25/04/2013 10:04
    Cứ phá tan hoang và làm cấp tập đi, đào bới khai thác khẩn trương, sẽ nhanh lên đường đoàn tụ với ...Ngưu Ma Vương lắm đó!
  • Mai
    2Thích  
    25/04/2013 10:06
    Chúng ta thường nghe, "Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ". Từ ngàn xưa đến giờ một khi "chủ" đã quyết thì phải thực hiện. Vậy tại sao chủ đã quyết không làm mà cứ phải khảo sát đi khảo sát lại, tranh luận tới lui như thế?
  • Đặng Xiên
    3Thích  
    25/04/2013 10:08
    Ước gì bây giờ Thủ Tướng Chính Phủ ra lệnh "dẹp,dẹp ngay không cần khảo sát, đánh giá gì nữa hết", lúc này lòng dân sẽ sướng rân
  • Hải
    2Thích  
    25/04/2013 10:11
    Tội nghiệp người dân, vừa chạy gạo từng bữa vừa chiến đấu bảo vệ môi trường, sinh thái
  • Công Khỡi
    6Thích  
    25/04/2013 10:12
    Tôi tham gia nhiều công trình thủy điện ở Miền Trung và Tây Nguyên...Nên biết rõ mục đích của chủ đầu tư là: Phá rừng lấy gỗ" bán siêu lợi nhuận xin phá 370 ha rừng thì tôi đảm bảo họ sẽ phá 3700 ha. Những ai về Phú yên, Tây Nguyên sẽ thấy họ dã man đến mức nào...những cánh rừng trong truyện, bài hát về Tây Nguyên giờ đây trọc lóc...các đại gia giàu lên từ rừng vẫn dã tâm phá hoại những cánh rừng còn sót lại như rừng Cát Tiên. Cảm ơn báo NLĐ đã cùng 80 triệu dân dũng cảm chống tham nhũng bảo vệ :"lá phổi" của vùng Nam Bộ.
  • Trần Tuấn
    1Thích  
    25/04/2013 10:17
    Tôi cực lực phản đối dự án tàn phá này ! Hiện nay, tình hình đất nước, môi trường, ... là chưa cần thiết.
  • HaduCa
    1Thích  
    25/04/2013 10:17
    Liệu có lợi ích nhóm trong dự án này không?
  • TƯ HÊN BÌNH DƯƠNG
    2Thích  
    25/04/2013 10:24
    Một dự án thủy điện vô cùng tai tiếng, đi ngượi lại ý chí và nguyện vọng của người dân vậy mà còn chưa quyết dừng. Rõ ràng có kẻ chống lưng đằng sau mà...  
  • Sao Mai
    4Thích  
    25/04/2013 10:30
    Không có thêm hai thủy điện Đồng Nai 6 và 6A thì đất nước cũng không vì thế mà nghèo, ngược lại nó chỉ đem lại tác hại vô cùng to lớn đối với con người và môi trường. VQGCT, một tài sản quý giá của QG đã được UNESCO công nhận phải được trân trọng giữ gìn, vì lợi ích của ai đó, nở đem 370 ha rừng phòng hộ đi phá hủy thì thật đáng cho nhân dân oán hận. Hãy để Cát Tiên nguyên vẹn, hãy để cho Cát Tiên là tài sản chung của dân tộc, đừng đem Cát Tiên đặt vào tay của kẻ lắm tiền.  Nhìn khung cảnh của VQGCT đẹp như chỉ có trong mơ, vậy mà nay mai sẽ không còn vì miếng ngon thì ai dễ thả, thật là đau xót. Hãy vì nguyện vọng của người dân mà cho dừng ngay hai dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A, nay nghiên cứu, mai nghiên cứu, chỉ làm hao tổn ngân sách, tiền thuế của dân.
  • Năm Xà Ben
    4Thích  
    25/04/2013 10:46
    Nếu mấy ông thật sự là người Việt nam thì làm ơn đừng tàn phá môi trường của đất nước nữa
  • năm chém
    2Thích  
    25/04/2013 10:53
    Phản đối liền. Rõ ràng chủ đầu tư quá có lợi
  • Vừ A Dềnh(cao bằng)
    2Thích  
    25/04/2013 11:03
    Dừng ngay cái dự án phá rừng này lại! Nó bị toàn dân quyết liệt phản đối, hậu quả động đất thủy điện sông Tranh, Phú yên, Quảng Nam ... kinh hoàng còn chưa đủ hay sao? Cát Tiên là cánh rừng nguyên sinh còn sót lại xin đừng hủy hoại thêm nữa! Xin đừng hứa cấp nước mùa khô, chặn lũ mùa mưa! Xin đừng hứa trồng thêm rừng rồi thất hứa làm ngược lại!Xin đừng thất hứa rồi khi hậu quả xảy ra lại" Rút kinh nghiệm và tự kiểm điểm bản thân sâu sắc".
  • 4 NỔ
    2Thích  
    25/04/2013 11:37
    Chủ đầu tư: đã bỏ ra hàng khối tiền mới được leo lên lưng cọp, bây giờ kêu tuột xuống hả, đừng có mơ.
  • Hoàn Mỹ
    2Thích  
    25/04/2013 11:48
    Nắng hạn gay gắt,nước sông ở hạ du thủy điện cạn kiệt, cả cánh đồng Phú Yên, vựa lúa của miền Trung có nguy cơ khô hạn, đó là hậu quả của thủy điện, giờ họ lại tính phá hoại rừng sinh quyển để phục vụ cho lợi ích của nhà đầu tư và một nhóm liên quan!....Các nhà quản lý đừng nên coi thường phản ứng của người dân và các nhà khoa học.

No comments:

Post a Comment