Quản lý vàng: Ai hưởng lợi?
Thứ Năm, 25/04/2013 22:53
Trong khi người dân phải mua vàng với giá cao hơn thế giới từ 2-4 triệu đồng/lượng suốt thời gian dài và trên dưới 6 triệu đồng/lượng gần đây, không ít đối tượng đã được hưởng lợi lớn từ chính sách quản lý thị trường vàng
Sau khi Nghị định 24 về quản lý thị trường
vàng ra đời, đưa SJC là thương hiệu duy nhất được sản xuất (dù ngân
hàng (NH) Nhà nước vẫn công nhận quyền nắm giữ, mua bán vàng phi SJC
các loại) nhưng giá vàng phi SJC liên tục lao dốc, bị bán tháo, bị ép
giá… Kết quả là giá nhiều loại vàng phi SJC thường xuyên thấp hơn
vàng SJC từ 2-3 triệu đồng/lượng.
Hưởng lợi từ chênh lệch giá
Sau đó, NH Nhà nước đã cho phép chuyển đổi vàng phi SJC sang vàng miếng SJC với phí chuyển đổi chỉ 50.000 đồng/lượng đã giúp nhiều đơn vị có vàng phi SJC thu lời lớn từ mức giá chênh lệch. Một số nguồn tin am hiểu thị trường vàng cho hay về lý thuyết, người có vàng phi SJC (đủ chuẩn 99,99) là có thể chuyển đổi sang vàng SJC nhưng trong thực tế chỉ các đầu mối lớn mới chuyển đổi được.
Cuối tháng 3-2013, tại một cuộc họp về công tác chống buôn lậu, Thiếu tướng Nguyễn Tiến Lực, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm, cho rằng việc quy định SJC là thương hiệu vàng quốc gia đã đem lại lợi ích cho Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) và phương hại đến lợi ích các thương hiệu vàng miếng khác. Do cơ chế NH Nhà nước giao SJC được dập, kinh doanh vàng miếng là thương hiệu quốc gia nên từ năm 2012 đến nay xuất hiện độ chênh lệch lớn giữa giá vàng trong và ngoài nước. Tình trạng vàng giả SJC, vàng kém chất lượng xuất hiện, gây thiệt hại cho người mua vàng…
Chênh lệch giá vàng nội - ngoại ở mức kỷ lục cũng giúp các đối tượng buôn lậu vàng thu lời lớn. Một người có kinh nghiệm lâu năm trong ngành vàng tại TPHCM phân tích: Vàng lậu đang gia tăng bởi đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Vẫn là vàng 99,99% nhưng lại thấp hơn vàng miếng SJC 5-6 triệu đồng/lượng, các đối tượng buôn lậu dễ dàng kiếm lời. Thực tế, đã có một số vụ buôn lậu vàng bị bắt giữ gần đây. Chẳng hạn ngày 19-4, Công an tỉnh Điện Biên bắt quả tang 2 đối tượng vận chuyển 15 thỏi vàng với tổng khối lượng 15 kg, được mua từ Lào với tổng giá trị hơn 16,6 tỉ đồng. Trước đó, tại TPHCM, cơ quan chức năng cũng bắt vụ buôn lậu 7 kg vàng…
Từ cuối tháng 3 đến nay, NH Nhà nước đã tổ chức 11 phiên đấu thầu vàng với tổng khối lượng hơn 12 tấn. Trừ phiên đầu tiên mức giá sàn cao hơn thị trường, các phiên sau giá thường thấp hơn thị trường từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng/lượng. Giá vàng còn tiếp tục bị đẩy lên sau khi có kết quả trúng thầu đã đem lại khoản lời không nhỏ cho đơn vị trúng thầu. Chẳng hạn, phiên đấu thầu ngày 16-4, có 25.700 lượng vàng được mua, giá thị trường sau đó cao hơn giá trúng thầu trên 2,6 triệu đồng/lượng, giúp các đơn vị trúng thầu thu lời hơn 66 tỉ đồng.
Thị trường như “thùng không đáy!”
Ông Trần Thanh Hải, Tổng Giám đốc Công ty CP Kinh doanh và Đầu tư vàng Việt Nam (VGB), nhận xét trước đây lực cung vàng trên thị trường đến từ nhiều nguồn nên giá vàng ít cách biệt giá thế giới. Nhưng từ Nghị định 24 và khi NH Nhà nước chính thức mua bán vàng miếng trên thị trường, giá vàng tập trung từ một nguồn cung khiến thị trường vàng thật sự khó dự báo. Qua các phiên đấu thầu từ cuối tháng 3 đến nay, NH Nhà nước đã cung ứng ra thị trường hơn 12 tấn vàng nhưng giá trong nước vẫn chênh lệch trên dưới 6 triệu đồng/lượng so với thế giới. NH Nhà nước sẽ đấu thầu đến bao giờ?
Chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam, ông Nguyễn Thành Long, phân tích: Có lẽ NH Nhà nước đang chủ trương cung ứng vàng cho các NH thương mại để đóng trạng thái trước ngày 30-6. Tuy nhiên, điều nguy hiểm là thị trường vàng trước nay như “thùng không đáy”. Khi giá cao thì không ai mua nhưng giá thấp bán bao nhiêu cũng hết! Vừa qua, khi giá xuống dưới 40 triệu đồng/lượng là người dân lại xếp hàng mua vàng. “Chẳng lẽ NH Nhà nước cứ nhập vàng về bán hoài trong khi thị trường như “thùng không đáy”?” - ông Long băn khoăn.
Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng việc đẩy mạnh bán vàng vật chất đang rơi vào vòng luẩn quẩn, làm tăng nguy cơ vàng hóa. Hơn 12 tấn vàng đã tung ra thị trường là con số rất lớn. Nếu cứ tạo cơ chế đấu thầu tung vàng ra, dân thiếu vàng là mua từ doanh nghiệp, NH thương mại qua đấu thầu thì khi đó, chủ trương kéo sát giá, bình ổn thị trường và chống vàng hóa đều chưa hoàn thành song một phần nguồn lực không nhỏ của Nhà nước sẽ bị mai một, nhất là khi giá vàng thế giới biến động mạnh.
Chuyên gia kinh tế - TS Lê Đạt Chí đưa ra 2 kịch bản về việc đấu thầu vàng: Nếu NH Nhà nước tiếp tục các phiên đấu thầu với khối lượng lớn như vừa qua sẽ phải dùng ngoại tệ để nhập vàng, về lâu dài sẽ không có lợi cho dự trữ ngoại hối. Trường hợp NH Nhà nước “buông” ngừng đấu thầu vàng lúc này không loại trừ khả năng các đơn vị đang có nguồn vàng lớn sẽ găm hàng, ghìm giá để đầu cơ và đẩy chênh lệch giá lên cao hơn mức hiện nay.
Hưởng lợi từ chênh lệch giá
Sau đó, NH Nhà nước đã cho phép chuyển đổi vàng phi SJC sang vàng miếng SJC với phí chuyển đổi chỉ 50.000 đồng/lượng đã giúp nhiều đơn vị có vàng phi SJC thu lời lớn từ mức giá chênh lệch. Một số nguồn tin am hiểu thị trường vàng cho hay về lý thuyết, người có vàng phi SJC (đủ chuẩn 99,99) là có thể chuyển đổi sang vàng SJC nhưng trong thực tế chỉ các đầu mối lớn mới chuyển đổi được.
Cuối tháng 3-2013, tại một cuộc họp về công tác chống buôn lậu, Thiếu tướng Nguyễn Tiến Lực, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm, cho rằng việc quy định SJC là thương hiệu vàng quốc gia đã đem lại lợi ích cho Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) và phương hại đến lợi ích các thương hiệu vàng miếng khác. Do cơ chế NH Nhà nước giao SJC được dập, kinh doanh vàng miếng là thương hiệu quốc gia nên từ năm 2012 đến nay xuất hiện độ chênh lệch lớn giữa giá vàng trong và ngoài nước. Tình trạng vàng giả SJC, vàng kém chất lượng xuất hiện, gây thiệt hại cho người mua vàng…
Ngày 25-4, giá bán vàng SJC tại TPHCM 42,35 triệu đồng/lượng,
cao hơn giá thế giới gần 6 triệu đồng/lượng. Ảnh: HỒNG THÚY
Sau đó, ông Đỗ Công Chính, Tổng Giám đốc SJC, giải thích rằng SJC chỉ
được hưởng 50.000 đồng/lượng vàng tiền gia công thuê cho NH Nhà nước.
Theo ông Chính, mức chênh lệch 2-3 triệu đồng/lượng giữa vàng phi SJC
và vàng SJC khi chuyển đổi đã rơi vào túi những đơn vị có nhu cầu chuyển
đổi lớn. Số liệu của SJC thống kê từ tháng 8-2012 đến cuối tháng
3-2013 cho thấy lượng vàng phi SJC được chuyển đổi là 383.078 lượng (hơn
14 tấn). Trong đợt này, có đơn vị chuyển đổi đến 5 tấn vàng. “Ai
chuyển đổi càng nhiều sẽ càng hưởng lợi từ chênh lệch giá” - ông Đỗ
Công Chính nói... Chênh lệch giá vàng nội - ngoại ở mức kỷ lục cũng giúp các đối tượng buôn lậu vàng thu lời lớn. Một người có kinh nghiệm lâu năm trong ngành vàng tại TPHCM phân tích: Vàng lậu đang gia tăng bởi đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Vẫn là vàng 99,99% nhưng lại thấp hơn vàng miếng SJC 5-6 triệu đồng/lượng, các đối tượng buôn lậu dễ dàng kiếm lời. Thực tế, đã có một số vụ buôn lậu vàng bị bắt giữ gần đây. Chẳng hạn ngày 19-4, Công an tỉnh Điện Biên bắt quả tang 2 đối tượng vận chuyển 15 thỏi vàng với tổng khối lượng 15 kg, được mua từ Lào với tổng giá trị hơn 16,6 tỉ đồng. Trước đó, tại TPHCM, cơ quan chức năng cũng bắt vụ buôn lậu 7 kg vàng…
Từ cuối tháng 3 đến nay, NH Nhà nước đã tổ chức 11 phiên đấu thầu vàng với tổng khối lượng hơn 12 tấn. Trừ phiên đầu tiên mức giá sàn cao hơn thị trường, các phiên sau giá thường thấp hơn thị trường từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng/lượng. Giá vàng còn tiếp tục bị đẩy lên sau khi có kết quả trúng thầu đã đem lại khoản lời không nhỏ cho đơn vị trúng thầu. Chẳng hạn, phiên đấu thầu ngày 16-4, có 25.700 lượng vàng được mua, giá thị trường sau đó cao hơn giá trúng thầu trên 2,6 triệu đồng/lượng, giúp các đơn vị trúng thầu thu lời hơn 66 tỉ đồng.
Thị trường như “thùng không đáy!”
Ông Trần Thanh Hải, Tổng Giám đốc Công ty CP Kinh doanh và Đầu tư vàng Việt Nam (VGB), nhận xét trước đây lực cung vàng trên thị trường đến từ nhiều nguồn nên giá vàng ít cách biệt giá thế giới. Nhưng từ Nghị định 24 và khi NH Nhà nước chính thức mua bán vàng miếng trên thị trường, giá vàng tập trung từ một nguồn cung khiến thị trường vàng thật sự khó dự báo. Qua các phiên đấu thầu từ cuối tháng 3 đến nay, NH Nhà nước đã cung ứng ra thị trường hơn 12 tấn vàng nhưng giá trong nước vẫn chênh lệch trên dưới 6 triệu đồng/lượng so với thế giới. NH Nhà nước sẽ đấu thầu đến bao giờ?
Chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam, ông Nguyễn Thành Long, phân tích: Có lẽ NH Nhà nước đang chủ trương cung ứng vàng cho các NH thương mại để đóng trạng thái trước ngày 30-6. Tuy nhiên, điều nguy hiểm là thị trường vàng trước nay như “thùng không đáy”. Khi giá cao thì không ai mua nhưng giá thấp bán bao nhiêu cũng hết! Vừa qua, khi giá xuống dưới 40 triệu đồng/lượng là người dân lại xếp hàng mua vàng. “Chẳng lẽ NH Nhà nước cứ nhập vàng về bán hoài trong khi thị trường như “thùng không đáy”?” - ông Long băn khoăn.
Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng việc đẩy mạnh bán vàng vật chất đang rơi vào vòng luẩn quẩn, làm tăng nguy cơ vàng hóa. Hơn 12 tấn vàng đã tung ra thị trường là con số rất lớn. Nếu cứ tạo cơ chế đấu thầu tung vàng ra, dân thiếu vàng là mua từ doanh nghiệp, NH thương mại qua đấu thầu thì khi đó, chủ trương kéo sát giá, bình ổn thị trường và chống vàng hóa đều chưa hoàn thành song một phần nguồn lực không nhỏ của Nhà nước sẽ bị mai một, nhất là khi giá vàng thế giới biến động mạnh.
Chuyên gia kinh tế - TS Lê Đạt Chí đưa ra 2 kịch bản về việc đấu thầu vàng: Nếu NH Nhà nước tiếp tục các phiên đấu thầu với khối lượng lớn như vừa qua sẽ phải dùng ngoại tệ để nhập vàng, về lâu dài sẽ không có lợi cho dự trữ ngoại hối. Trường hợp NH Nhà nước “buông” ngừng đấu thầu vàng lúc này không loại trừ khả năng các đơn vị đang có nguồn vàng lớn sẽ găm hàng, ghìm giá để đầu cơ và đẩy chênh lệch giá lên cao hơn mức hiện nay.
Không nên mãi can thiệp bằng biện pháp hành chính
Ông Nguyễn Thành Long cho rằng về lâu dài, NH Nhà
nước chỉ nên giữ vai trò ban hành chính sách quản lý, kiểm soát, giám
sát, cấp hạn ngạch nhập khẩu vàng… Nên để thị trường tạo lập theo nguyên
tắc thị trường bởi bản chất của giá vàng là biến động. Giá vàng có thể
lên xuống mấy chục lần mỗi ngày, không thể có một chỉ đạo hành chính nào
xử lý được mà cần nhiều biện pháp linh hoạt. “Nếu đeo đuổi những chỉ
đạo, biện pháp hành chính, người dân phải chấp hành theo quy định nhưng
để đem lại hiệu quả, ổn định thị trường là rất khó” - ông Long nói.
|
THÁI PHƯƠNG
No comments:
Post a Comment