Monday, April 1, 2013

Một người có thể làm thay đổi thế giới.

Một người có thể làm thay đổi thế giới (Rosa Parks 1913-2005). 

Rosa Parks là một phụ nữ da đen làm nghề khâu vá. Vào tháng 12 năm 1955, bà Parks bị tài xế xe bus bắt đứng lên nhường chỗ cho người da trắng. Bà nhất định không chịu, ngồi chờ bị bắt. Và bà đã bị bắt đúng như chờ đợi. Thái độ can đảm của bà đã gây một phong trào phản kháng sâu rộng, không những trong hàng ngũ người da đen, mà được cả sự ủng hộ của những người da trắng yêu tự do và trọng sự công bằng. Phong trào đi đến thắng lợi, và cuối cùng, tượng bà Rosa Parks đã đứng chung với tượng George Washington tại Quốc hội Hoa Kỳ, vào ngày 27 tháng 2, 2013. 
Để biết thêm sự nghiệp của bà Rosa Parks, xin trích sau đây ít lời của ông Obama trong diễn từ cống hiến Tượng:
Sáng nay, chúng ta mừng một người thợ may, yếu về dáng vóc nhưng mạnh về can đảm. Bà đã thách thức những sai trái, và thách thức bất công. Bà đã sống một cuộc đời hoạt động và một cuộc đời có nhân phẩm. Và chỉ trong một lúc, với những cử chỉ giản dị nhất, bà đã giúp làm thay đổi cả Hoa Kỳ – và thay đổi cả thế giới.
Rosa Parks không giữ một chức vụ dân cử nào. Bà không làm chủ cơ nghiệp nào; đã sống một cuộc đời xa những địa vị quyền lực cao cả. Thế mà hôm nay, bà đã có chỗ đứng xứng đáng cùng với những người đã kiến tạo đất nước này.
Vào một buổi chiều mùa Đông năm 1955, Rosa Parks đã không để người ta đẩy bà ra khỏi chỗ ngồi của mình. Khi người lái xe đứng dậy bắt bà nhường chỗ, bà đã không nhường. Khi ông ta doạ gọi người tới bắt, bà nói giản dị “ông có thể làm như thế”. Và ông ta đã làm đúng như lời đe doạ.
Mấy ngày sau, Rosa Parks thách thức vụ bắt bà. Một mục sư trẻ 26 tuổi mới đến thành phố, ít ai biết tới, đã hỗ trợ bà – người đó mang tên Martin Luther King Jr. Hàng ngàn người ở Montgomery, Alabama, cũng làm như vậy. Họ bắt đầu một vụ tẩy chay – giáo viên và công nhân, tu sĩ và người giúp việc, dưới trời mưa lạnh cóng và nóng như thiêu, ngày nọ sang ngày kia, tuần này qua tuần khác, tháng trước đến tháng sau, họ đi bộ hàng dặm đường nếu cần phải đi, xếp đặt đi chung xe nếu có thể, không màng tới chuyện đôi chân nứt nẻ, hay mệt nhọc sau cả ngày làm việc – đi bộ cho nể trọng, đi bộ cho tự do, tiến bước bởi quyết tâm khẳng định phẩm giá của mình đã được Chúa ban cho.
Ba trăm tám mươi lăm ngày sau khi Rosa Parks từ chối nhường chỗ của mình, vụ tẩy chay chấm dứt. Những người da đen đàn ông đàn bà và trẻ em lại lên xe bus ở Montgomery, mới bỏ lệnh kỳ thị, và ngồi tại bất cứ nơi nào còn chỗ trống. Và với thắng lợi đó, cả một thành trì kỳ thị, giống như những bức tường ở cổ thành Jericho [1], bắt đầu từ từ sụp đổ.
… Chỉ một mình bà Parks ngồi lì trên chiếc ghế đó, tay ôm ví, mắt nhìn qua cửa sổ, đợi bị bắt. Giây phút đó cho chúng ta biết sự việc đã thay đổi như thế nào, hay không thay đổi; chọn lựa chúng ta đã làm, hay không làm. Như Kinh Thánh đã nói đúng, “bây giờ chúng ta thấy lờ mờ như trong một tấm gương” [2]. Hoặc vì bất động hay ích kỷ, hoặc vì sợ hãi hay chỉ giản dị vì thiếu ý hướng về đạo đức, chúng ta thường sống như trong sương mù, chấp nhận bất công, hợp lý hoá sự bất công và bỏ qua những chuyện không thể tha thứ.
Giống như người lái xe bus, nhưng cũng giống như những hành khách trên xe bus, chúng ta nhìn sự việc như chúng xảy ra – trẻ con đói khát trong một đất nước phong phú, cả một khu phố bị tàn phá vì bạo động, gia đình nghiêng ngửa vì mất việc hay bệnh hoạn – và chúng ta bào chữa vì sao không hành động, và chúng ta tự nói với mình, cái đó không thuộc trách nhiệm của tôi, tôi chẳng có thể làm gì được.
Rosa Parks cho biết luôn luôn có vài thứ chúng ta có thể làm. Bà ấy nói rằng tất cả chúng ta đều có trách nhiệm, với chúng ta và giữa người này với người khác. Bà ấy nhắc nhở chúng ta rằng sự thay đổi đã diễn ra như thế nào – không phải chủ yếu bởi sự khai sơn phá thạch của những người nổi tiếng và quyền lực, mà bởi vô số những hành động can đảm thường là của những người vô danh và tử tế và những người mẫn cảm và trách nhiệm đã cứng đầu, tiếp tục phổ biến quan niệm của chúng ta về công lý – quan niệm của chúng ta về những gì có thể.
Chỉ một hành động bất tuân lệnh riêng lẻ của Rosa Parks đã phát động một phong trào. Những bước chân mệt mỏi của những người đi bộ trên những con đường bụi bặm của Montgomery đã giúp cho cả nước nhìn thấy những gì trước đây họ như mù loà. Chính nhờ những người đàn ông và đàn bà đó mà tôi đứng đây ngày hôm nay. Chính nhờ họ mà con cháu chúng ta lớn lên trong một đất nước tự do hơn và công bằng hơn, một đất nước trung thực hơn với tín điều của các nhà lập quốc [3].
Bà Rosa Parks đã bị mất việc sau hành động cứng đầu của mình, và ông Obama đã ca ngợi nói về bà vì thái độ không chịu khuất phục của mình. 
Thái độ không sợ hãi của bà Parks đã cho phần kết thúc vẻ vang hành động của bà Parks. Bà Parks đã đánh động được lương tâm của một số đông. Những người có cơ hội thức tỉnh này, sau đó đã làm những gì cần phải làm, theo lương tâm và nhận thức của mình, không phải vì bà Parks, hay theo chân bà. 
Bà Parks đã được ghi nhớ và vinh danh, không phải vì bà là anh hùng hay siêu nhân, mà chính vì hành động đơn lẻ của bà đã được số đông ủng hộ, đưa đến thành công. Đó là thành công của quần chúng, bắt nguồn từ một hành vi can đảm cá nhân.
Thái độ can đảm của bà đã làm bà nổi tiếng về hành vi can đảm của mình, vẫn có ông George Wallace, Thống đốc Alabama, chính tiểu bang nơi bà Parks sinh sống, lớn tiếng tuyên bố trong diễn văn nhậm chức của mình trước toà nhà lập pháp tiểu bang vào năm 1963: “Kỳ thị bây giờ! kỳ thị ngày mai! kỳ thị mãi mãi!” (Segregation now!, segregation tomorrow!, segregation forever!). Không phải chỉ tuyên bố suông, ngày 11 tháng 6, 1963, Thống đốc George Wallace đã thể hiện lời hứa qua hành động. Ông đứng chặn trước cửa University of Alabama ngăn không cho hai sinh viên da đen vào trường. Tổng thống John Kennedy phải gửi Vệ binh Quốc gia tới hộ tống cho các sinh viên này nhập học.
Nhưng Hoa Kỳ được như ngày nay, nhờ họ đã thay đổi không ngừng, kể cả George Wallace. Hai mươi  (20) năm sau khi nêu cao quyết tâm sống chết với chủ trương kỳ thị, vào năm 1982, George Wallace công khai thừa nhận trước những người da đen, và trước dư luận rằng ông đã hoàn toàn sai lầm về chủ trương kỳ thị. “I have regretted it all my life.” (Tôi hối tiếc về điều đó đến mãn đời).
Để không cản đường tiến của Hoa Kỳ, những người như George Wallace đã phải thay đổi, và hối tiếc việc làm của mình. Họ không tự ý thay đổi đâu. Chính những người như Rosa Parks, những người tuy thấp cổ bé miệng, nhưng cùng hành động, đã tạo thành một khối “cao cổ lớn miệng”, đủ sức bắt những kẻ như Wallace phải thay đổi. Và may thay, ngay cả với những người như Wallace, thay đổi không phải là chết, sau khi thay đổi 180 độ, từ chủ trương kỳ thị tới chống kỳ thị, George Wallace đã đắc cử Thống đốc Alabama lần thứ tư, với sự ủng hộ của đa số cử tri da đen.
Ai sẽ làm những người như Parks trong một khoảnh khắc được thôi thúc bởi ý thức trách nhiệm, đã bất chấp sợ hãi, đương đầu với cường quyền, tạo được sự chú ý trong quần chúng. Rosa Parks đã làm bổn phận của mình, trước hết là bổn phận đối với mình, không tiếp tục chấp nhận sống nhục, sau là bổn phận đối với xã hội, và đất nước. Rosa Parks đã tạo được một phong trào, đi đến thành công. Thành công hay thất bại, thành công ở mức độ nào điều đó còn tuỳ thuộc vào thái độ của những người khác. 
Phải cần bao nhiêu người, bao nhiêu hành động cụ thể mới đủ để làm bùng lên ngọn lửa Parks đã nhóm? Trách nhiệm với đất nước và tình yêu tổ quốc không phải là thứ có thể cân đo đong đếm để có thể trả lời bằng những con số chính xác. Chỉ cần một vụ tự thiêu của Hoà thượng Thích Quảng Đức để đốt cháy cả chế độ của Tổng thống Ngô Đình Diệm nửa thế kỷ trước. Cũng chỉ cần một anh Bouazizi tự thiêu đã đủ làm sụp đổ cả chế độ độc tài của Tổng thống Ben Ali ở Tunisia hai năm trước. Nhưng với trên một trăm vụ tự thiêu của người Tây Tạng trong hai năm qua vẫn chưa đủ để tạo chú ý của nhà cầm quyền Bắc Kinh. Chỉ cần một Giải Nobel, Aung San Suu Kyi đã đủ để thay đổi cục diện Miến Điện, trong khi chủ nhân Giải Nobel Đạt Lai Lạt Ma vẫn lui tới Bạch Ốc nhưng chưa thể đặt chân trên quê hương mình, và chủ nhân Giải Nobel Lưu Hiểu Ba chỉ làm chật thêm nhà tù Trung Quốc.
Cũng cần nói thêm, không phải Tổng thống Obama mang mầu da đen, rồi có quyền tự ý ra lệnh làm tượng bà Parks đem vào đặt ở Quốc hội. Theo đạo luật quy định về việc đặt tượng tại United States Capitol National Statuary Hall ở Quốc hội Hoa Kỳ, có hiệu lực từ ngày 2 tháng 7, 1864, mỗi tiểu bang được quyền đề nghị hai pho tượng. Chính tiểu bang Alabama từng bốn lần bầu cho “vua kỳ thị” George Wallace làm thống đốc, đã chi tiền đúc tượng Rosa Parks. Trong khi tượng Rosa Parks, người phụ nữ da đen đầu tiên, đứng chung với tượng George Washington, thì George Wallace, dưới mồ với nỗi hối tiếc cả đời.
Để phù hợp với đà tiến của xã hội, chỉ trong 58 năm, Hoa Kỳ đã “đổi trắng thay đen”. 

[1] Jericho, địa danh được nhắc tới nhiều trong Kinh Thánh, nằm phía Tây sông Jodan, được coi là thành phố cổ nhất, xuất hiện từ 11 ngàn năm trước, đã trải qua nhiều phế hưng.
[2] “For now we see through a glass, darkly” trích thư Thánh Phao Lồ gửi tín hữu Cô-Rin-Tô, chương 13, đoạn 12, lời dịch trong Kinh Thánh trọn bộ, Cựu Ước và Tân Ước. Bản dịch của 22 dịch giả do Toà Tổng Giám mục TPHCM thực hiện 1998.
[3] Dịch theo Remarks by the President at Dedication of Statue Honoring Rosa Parks – US Capitol

(Bà Aung San Suu Kyi, lãnh tụ đối lập Miến Điện, cho rằng “Không có cái ác… chỉ có sự ngu dốt mà thôi.”Nói cách khác, ngu dốt đã sinh ra cái ác, dối trá, lừa lọc, sợ hãi và sự bất lương. Đó là một kết luận bao dung, không phán xét đạo đức, tin vào tính bản thiện của con người, tin vào khả năng thắp sáng của sự thật, có thể dùng làm nền tảng của đối thoại thay vì loại trừ. Và Aung San Suu Kyi đã làm điều bà tin trong cuộc đấu tranh cho dân chủ đang diễn ra.

Sự tỉnh ngộ, hiểu biết và có lương tri sẽ thắp sáng sự thật-lẽ phải và đẩy lùi dối trá, ác nghiệp) 
Bản gốc tiếng Anh bài phát biểu của Tổng thống Mỹ ngày 27.03.2012:

The White House
Office of the Press Secretary

Remarks by the President at Dedication of Statue Honoring Rosa Parks -- US Capitol

United States Capitol
11:45 A.M. EST
THE PRESIDENT:  Mr. Speaker, Leader Reid, Leader McConnell, Leader Pelosi, Assistant Leader Clyburn; to the friends and family of Rosa Parks; to the distinguished guests who are gathered here today. 
This morning, we celebrate a seamstress, slight in stature but mighty in courage.  She defied the odds, and she defied injustice.  She lived a life of activism, but also a life of dignity and grace.  And in a single moment, with the simplest of gestures, she helped change America -- and change the world.
Rosa Parks held no elected office.  She possessed no fortune; lived her life far from the formal seats of power.  And yet today, she takes her rightful place among those who’ve shaped this nation’s course.  I thank all those persons, in particular the members of the Congressional Black Caucus, both past and present, for making this moment possible.  (Applause.) 
A childhood friend once said about Mrs. Parks, “Nobody ever bossed Rosa around and got away with it.”  (Laughter.)  That’s what an Alabama driver learned on December 1, 1955.  Twelve years earlier, he had kicked Mrs. Parks off his bus simply because she entered through the front door when the back door was too crowded.  He grabbed her sleeve and he pushed her off the bus.  It made her mad enough, she would recall, that she avoided riding his bus for a while. 
And when they met again that winter evening in 1955, Rosa Parks would not be pushed.  When the driver got up from his seat to insist that she give up hers, she would not be pushed.  When he threatened to have her arrested, she simply replied, “You may do that.”  And he did.
A few days later, Rosa Parks challenged her arrest.  A little-known pastor, new to town and only 26 years old, stood with her -- a man named Martin Luther King, Jr.  So did thousands of Montgomery, Alabama commuters.  They began a boycott -- teachers and laborers, clergy and domestics, through rain and cold and sweltering heat, day after day, week after week, month after month, walking miles if they had to, arranging carpools where they could, not thinking about the blisters on their feet, the weariness after a full day of work -- walking for respect, walking for freedom, driven by a solemn determination to affirm their God-given dignity. 
Three hundred and eighty-five days after Rosa Parks refused to give up her seat, the boycott ended.  Black men and women and children re-boarded the buses of Montgomery, newly desegregated, and sat in whatever seat happen to be open.  (Applause.)  And with that victory, the entire edifice of segregation, like the ancient walls of Jericho, began to slowly come tumbling down.
It’s been often remarked that Rosa Parks’s activism didn’t begin on that bus.  Long before she made headlines, she had stood up for freedom, stood up for equality -- fighting for voting rights, rallying against discrimination in the criminal justice system, serving in the local chapter of the NAACP.  Her quiet leadership would continue long after she became an icon of the civil rights movement, working with Congressman Conyers to find homes for the homeless, preparing disadvantaged youth for a path to success, striving each day to right some wrong somewhere in this world. 
And yet our minds fasten on that single moment on the bus -- Ms. Parks alone in that seat, clutching her purse, staring out a window, waiting to be arrested.  That moment tells us something about how change happens, or doesn’t happen; the choices we make, or don’t make.  “For now we see through a glass, darkly,” Scripture says, and it’s true.  Whether out of inertia or selfishness, whether out of fear or a simple lack of moral imagination, we so often spend our lives as if in a fog, accepting injustice, rationalizing inequity, tolerating the intolerable. 
Like the bus driver, but also like the passengers on the bus, we see the way things are -- children hungry in a land of plenty, entire neighborhoods ravaged by violence, families hobbled by job loss or illness -- and we make excuses for inaction, and we say to ourselves, that's not my responsibility, there’s nothing I can do.
Rosa Parks tell us there’s always something we can do.  She tells us that we all have responsibilities, to ourselves and to one another.  She reminds us that this is how change happens -- not mainly through the exploits of the famous and the powerful, but through the countless acts of often anonymous courage and kindness and fellow feeling and responsibility that continually, stubbornly, expand our conception of justice -- our conception of what is possible. 
Rosa Parks’s singular act of disobedience launched a movement.  The tired feet of those who walked the dusty roads of Montgomery helped a nation see that to which it had once been blind.  It is because of these men and women that I stand here today.  It is because of them that our children grow up in a land more free and more fair; a land truer to its founding creed.
And that is why this statue belongs in this hall -- to remind us, no matter how humble or lofty our positions, just what it is that leadership requires; just what it is that citizenship requires.  Rosa Parks would have turned 100 years old this month. We do well by placing a statue of her here.  But we can do no greater honor to her memory than to carry forward the power of her principle and a courage born of conviction.
May God bless the memory of Rosa Parks, and may God bless these United States of America.  (Applause.)
END                
11:55 A.M. EST

No comments:

Post a Comment