Miền Trung hạn nặng
Chủ Nhật, 31/03/2013 22:55
Nhiều sông, hồ chứa ở miền Trung có mức nước thấp nhất trong hàng chục năm qua, không chỉ thiếu nước sản xuất nông nghiệp mà nước sinh hoạt cũng có nguy cơ thiếu hụt trầm trọng
Trước tình trạng khô hạn ở miền Trung ngày
càng khốc liệt, Bộ NN - PTNT phải triệu tập cuộc họp khẩn với tỉnh
Quảng Nam, TP Đà Nẵng và các nhà máy thủy điện trong sáng 31-3 tại Đà
Nẵng.
Hơn 3.000 ha lúa có thể chết cháy
Tại cuộc họp, ông Huỳnh Vạn Thắng, Phó Giám đốc Sở NN- PTNT TP Đà Nẵng, cho biết các hồ chứa nước chính ở Đà Nẵng đã dừng hoạt động do mực nước xuống quá thấp, không thể bơm được. Do đó, hơn 1.000 ha lúa đông xuân sắp thu hoạch bị ảnh hưởng. “Tại lưu vực sông Ái Nghĩa, mực nước xuống thấp nhất từ năm 1976 đến nay” - ông Thắng dẫn chứng.
Tập trung lo nước sinh hoạt
Theo ông Vũ Xuân Thu, Phó Giám đốc Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia, tại miền Trung và Tây Nguyên hiện thiếu hơn 11,5 tỉ m3 nước. Nhiều hồ đang ở mực nước chết nên không thể xả liên tục theo yêu cầu của các địa phương mà chỉ có thể xả trong thời gian nhất định nhằm phục vụ sản xuất. Ông Thu đề xuất sẽ xả nước từ ngày 15 đến 30-5 để phục vụ vụ hè thu. Lập tức, ông Huỳnh Vạn Thắng phản đối gay gắt vì xả nước như vậy, Đà Nẵng sẽ thiếu nước sinh hoạt nghiêm trọng.
Ông Nguyễn Thanh Quang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, đề xuất: “Nước sinh hoạt là ưu tiên số 1, thứ đến là sản xuất nông nghiệp và sau đó mới đến thủy điện”.
Phát biểu kết thúc cuộc họp, ông Nguyễn Văn Tỉnh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi, cho rằng do hiện nay, chưa ban hành phương án vận hành liên hồ nên trước mắt cần khẩn trương xây dựng đập dâng tạm tại ngã ba sông Vu Gia - Thu Bồn để dồn nước cho Đà Nẵng; mặt khác, thống nhất xả nước chung từ ngày 15 đến 30-5.
Hơn 3.000 ha lúa có thể chết cháy
Tại cuộc họp, ông Huỳnh Vạn Thắng, Phó Giám đốc Sở NN- PTNT TP Đà Nẵng, cho biết các hồ chứa nước chính ở Đà Nẵng đã dừng hoạt động do mực nước xuống quá thấp, không thể bơm được. Do đó, hơn 1.000 ha lúa đông xuân sắp thu hoạch bị ảnh hưởng. “Tại lưu vực sông Ái Nghĩa, mực nước xuống thấp nhất từ năm 1976 đến nay” - ông Thắng dẫn chứng.
Ông Nguyễn Trường Ảnh, Giám đốc Công ty TNHH MTV Cấp nước Đà Nẵng
(DAWACO), cho biết từ năm 2012 đến nay, nước tại sông Cầu Đỏ thường
xuyên bị nhiễm mặn. Từ đầu năm 2013, độ mặn nước sông này lại ngày càng
nghiêm trọng, có lúc lên gần 3.000 mg/lít, không thể sử dụng để xử lý
thành nước sinh hoạt.
Nguyên nhân nước sông Cầu Đỏ nhiễm mặn là do nguồn nước từ sông Vu
Gia và Thu Bồn phía thượng nguồn tỉnh Quảng Nam đổ về ít khiến nước biển
lấn sâu vào đất liền.
Thủy điện Đắk Mi 4 ngừng xả nước khiến sông Vu Gia từ chân đập đến huyện Nam Giang khô cạn
Trước tình hình này, DAWACO phải lấy nước từ đập An Trạch trên
sông Yên cách Nhà máy Nước Cầu Đỏ khoảng 8 km. Tuy nhiên, nếu hệ thống
ống dẫn nước từ đập An Trạch bị vỡ, gần 1 triệu dân TP Đà Nẵng có nguy
cơ thiếu nước. “Nếu hạn hán khắc nghiệt hơn trong những ngày tới, nguồn
nước ngọt tại đập An Trạch cũng sẽ thiếu hụt” - ông Ảnh lo lắng.
Trong khi đó, ông Nguyễn Đình Hải, Phó Giám đốc Công ty Thủy lợi
Quảng Nam, cho biết hiện nay, các trạm bơm Tứ Câu, Thanh Quýt, Cần Xu và
Vĩnh Điện phải dừng vận hành do nước bị nhiễm mặn lên đến 90/00 -
150/00. Nếu không có nước bổ sung kịp thời, hơn 2.500 ha lúa đông xuân ở
đây đang trong giai đoạn thu hoạch có thể bị chết cháy. Những giải pháp
tạm thời như thường xuyên nạo vét, khơi thông kênh mương vẫn không cải
thiện được tình hình thiếu nước tại Quảng Nam.Tập trung lo nước sinh hoạt
Ông Huỳnh Vạn Thắng đề nghị Bộ NN-PTNT cần có giải pháp cấp bách
như chặn dòng sông Thu Bồn tại Quảng Huế để dồn nước về sông Vu Gia,
không phân lưu qua sông Quảng Huế. Thủy điện Đắk Mi 4 (Quảng Nam) nghiêm
túc thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải là trả nước về
sông Vu Gia với lưu lượng 25 m3/giây để bảo đảm nguồn nước cho Đà Nẵng
và một số vùng hạ du của tỉnh Quảng Nam.
“Thiếu nước do thiên tai, chúng tôi sẵn sàng chia sẻ nhưng thiếu do
con người tác động thì phải trả nước về cho TP Đà Nẵng” - ông Thắng
nhấn mạnh.
Thủy điện Đắk Mi 4 ngừng xả nước khiến sông Vu Gia từ chân đập đến huyện Nam Giang khô cạn Ảnh: HOÀNG DŨNG
Trong khi đó, tỉnh Quảng Nam lại đề nghị ưu tiên giữ nguồn nước thủy
điện Đắk Mi 4 cho vụ hè thu ở đây. Đại diện các nhà máy thủy điện Đắk Mi
4 và A Vương (Quảng Nam) cho biết trong năm 2012 không có mưa nhiều
khiến các hồ ở khu vực này chỉ chứa được khoảng 19% - 21% dung tích
thiết kế nên không thể xả nước theo nhu cầu của các địa phương. Theo ông Vũ Xuân Thu, Phó Giám đốc Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia, tại miền Trung và Tây Nguyên hiện thiếu hơn 11,5 tỉ m3 nước. Nhiều hồ đang ở mực nước chết nên không thể xả liên tục theo yêu cầu của các địa phương mà chỉ có thể xả trong thời gian nhất định nhằm phục vụ sản xuất. Ông Thu đề xuất sẽ xả nước từ ngày 15 đến 30-5 để phục vụ vụ hè thu. Lập tức, ông Huỳnh Vạn Thắng phản đối gay gắt vì xả nước như vậy, Đà Nẵng sẽ thiếu nước sinh hoạt nghiêm trọng.
Ông Nguyễn Thanh Quang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, đề xuất: “Nước sinh hoạt là ưu tiên số 1, thứ đến là sản xuất nông nghiệp và sau đó mới đến thủy điện”.
Phát biểu kết thúc cuộc họp, ông Nguyễn Văn Tỉnh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi, cho rằng do hiện nay, chưa ban hành phương án vận hành liên hồ nên trước mắt cần khẩn trương xây dựng đập dâng tạm tại ngã ba sông Vu Gia - Thu Bồn để dồn nước cho Đà Nẵng; mặt khác, thống nhất xả nước chung từ ngày 15 đến 30-5.
Mưa quá ít
Theo đại diện Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Trung
Trung Bộ, 2012 là năm có lượng mưa thấp nhất trong gần 40 năm qua ở khu
vực này. Dự báo, từ nay đến cuối tháng 7-2013, mưa lớn khó có khả năng
xảy ra.
|
Bài và ảnh: HOÀNG DŨNG
No comments:
Post a Comment