Bô-xít Tây Nguyên sau 4 năm: Một loạt lỗi đáng báo động
(Kienthuc.net.vn)
- Sau nhiều đợt khảo sát tại 2 dự án bô-xít Tây Nguyên, nhóm chuyên gia
của Viện Tư vấn Phát triển (CODE) đã phát hiện ra nhiều "lỗi" đáng báo
động...
-
Theo các chuyên gia, quặng bô-xít Tây Nguyên bị bết đất gây khó khăn cho việc tuyển rửa, không xử lý được bùn thải đuôi quặng... Chỉ riêng về mặt kinh tế, mỗi tấn alumina lỗ thấp nhất là khoảng 35USD. Nếu cộng thêm các chi phí do tác động môi trường, xã hội... con số lỗ của dự án bô-xít Tây Nguyên có thể còn tăng nữa.
Bết đất vì thiếu nghiên cứu đầy đủ
ThS Phạm Quang Tú, Phó Viện trưởng
Viện Tư vấn Phát triển (CODE) cho biết, từ năm 2010 đến nay nhóm chuyên
gia của CODE đã có 3 chuyến khảo sát tại nhà máy Tân Rai và Nhân Cơ.
Chuyến khảo sát gần đây nhất thực hiện vào tháng 9/2012 tại Tân Rai
(thời điểm nhà máy Tân Rai đang chạy thử các hạng mục công trình, trong
đó có nhà máy tuyển quặng). Chính thời điểm này, các chuyên gia đã giật
mình khi chứng kiến một loạt những "lỗi" đáng báo động ở đây.
Sai sót đầu tiên là sai lầm trong việc
đánh giá đặc điểm của quặng bô-xít Tây Nguyên và các yếu tố liên quan
đến khí hậu, thời tiết của vùng đất này. Thông thường quặng sau khi được
đào lên (quặng nguyên khai) sẽ được đưa vào tuyển rửa để lấy quặng tinh
sau đó mới đưa vào nhà máy để sản xuất alumina. Ở một số vùng khác (như
vùng núi phía Bắc của Việt Nam), đất không bám chắc vào quặng vì thế
khi dùng nước với áp lực cao đất dễ dàng bở ra. Tuy nhiên, tại Tây
Nguyên, do đất bazan có chứa nhiều sét, vào mùa mưa, sét bị bết lại và
dính chặt vào quặng khiến khâu tuyển quặng gặp nhiều khó khăn. Vì thế,
về cơ bản, nhà máy tuyển quặng không thể hoạt động trong mùa mưa với độ
ẩm cao.
Điều này cho thấy, trong quá trình
nghiên cứu chủ đầu tư đã không nghiên cứu đầy đủ mà chỉ "cắt" từ mô hình
khác rồi "dán" vào. Việc tuyển quặng gặp khó khăn do đất bị bết đã đặt
ra 2 vấn đề. Thứ nhất nếu không rửa được quặng (hoặc rửa gặp khó khăn)
vào mùa mưa thì nhà máy chỉ vận hành được vào mùa khô. Thứ 2, nếu khâu
tuyển rửa gặp khó khăn thì liệu "đầu vào" có đủ cho việc sản xuất
alumina không? Câu hỏi này chủ đầu tư cần phải trả lời công luận.
Hồ điều hòa cho nhà máy bô-xít Tân Rai. |
Không lắng
ThS Phạm Quang Tú cho hay: Lâu nay
chúng ta mới chỉ chú ý đến vấn đề bùn đỏ (sản phẩm thải của quá trình
luyện alumina) trong khi đó chưa nhiều người để tâm đến bùn thải quặng
đuôi (sản phẩm thải từ quá trình tuyển quặng). Trong tuyển quặng bùn
thải quặng đuôi (gồm hỗn hợp bùn thải và nước) chiếm một số lượng rất
lớn. Để sản xuất 1 tấn alumina, trung bình sẽ thải ra ngoài từ thì sẽ có
2 - 2,5 tấn bùn thải quặng đuôi.
Bùn thải quặng đuôi theo nguyên tắc sẽ
được đưa vào bể chứa. Sau một thời gian, bùn sẽ lắng xuống, phần nước
phía trên sẽ được tuần hoàn, tái sử dụng vào quá trình tuyển quặng, còn
bùn thải lắng ở phía dưới sẽ được đưa ra bãi thải. Tuy nhiên, tại thời
điểm nhóm nhà khoa học của CODE đi khảo sát thì thấy hiện tượng bùn thải
quặng đuôi không lắng. Trong bể chứa vẫn là hỗn hợp bùn và nước. Điều
này rất đáng lo ngại bởi nếu không thu hồi được nước sẽ phải cần thêm
một lượng nước rất lớn nữa để phục vụ tuyển quặng, nguồn nước này sẽ lấy
ở đâu, nhất là vào mùa khô.
Ngoài ra, việc không tách được nước ra khỏi bùn, sẽ khiến một lượng hỗn hợp nước +bùn sẽ đổ ra bãi thải. Chỉ trong một thời gian ngắn, hỗn hợp này sẽ đầy ứ và tràn ra ngoài do vượt quá công suất vốn chỉ được thiết kế để chứa riêng bùn.
Ngoài ra, việc không tách được nước ra khỏi bùn, sẽ khiến một lượng hỗn hợp nước +bùn sẽ đổ ra bãi thải. Chỉ trong một thời gian ngắn, hỗn hợp này sẽ đầy ứ và tràn ra ngoài do vượt quá công suất vốn chỉ được thiết kế để chứa riêng bùn.
Dây chuyền tuyển quặng của nhà máy Alumin Tân Rai. |
Hoàn thổ chưa thấy gì
Việc khai thác bô-xít chiếm dụng một
diện tích khá lớn (mỗi năm khai trường nhà máy Tân Rai sử dụng hết
khoảng trên dưới 100ha đất tùy thuộc vào chất lượng quặng). Diện tích
đất này sẽ không thể sử dụng được nếu không thực hiện hoàn thổ và phục
hồi môi trường sau khai thác. Lẽ ra việc hoàn thổ và phục hồi môi trường
phải được triển khai ngay khi dự án mới được bắt đầu. Tuy nhiên, tại
thời điểm đoàn khảo sát, quặng đã đưa vào tuyển rửa mà khâu hoàn thổ và
phục hồi môi trường chưa có động thái gì. Như vậy, những quan ngại của
các nhà khoa học trước đây về khả năng xói mòn đất đai là rất hiện hữu.
Các nhà khoa học trong chuyến khảo sát dự án bô-xít Tây Nguyên tháng 9/2012. |
Lỗ là điều nhìn thấy
Nhóm chuyên gia của CODE cho hay, chỉ
nhẩm tính sơ sơ cũng có thể thấy dự án Tân Rai đang lỗ. Cách đây 4 năm
các nhà khoa học của Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam đã tính mỗi
tấn alumina lỗ từ 50 - 100USD. Từ năm 2009 đến nay, giá alumina có tăng
nhẹ, nhưng các chi phí phục vụ vào việc luyện alumina thì lại đội lên
rất cao, vì thế nguy cơ lỗ vẫn rất cao.
Theo tính toán của TS Nguyễn Thành
Sơn, Giám đốc Ban Quản lý các dự án than đồng bằng sông Hồng thuộc Tập
đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin), giá thành
alumina tại cổng nhà máy là 375USD/tấn. Hiện chủ đầu tư công bố là bán
với giá 340USD/tấn alumina, như vậy là lỗ khoảng 35USD/tấn. Điều đáng
nói là cần phải làm rõ giá 340USD/tấn này là bán tại cổng nhà máy hay
tại cảng biển, bởi nếu là bán tại cảng biển thì phải cộng thêm các chi
phí vận chuyển, bốc dỡ... tương đương mỗi tấn alumina sẽ lỗ từ 65 -
70USD.
Đây là những con số nhìn thấy được.
Nếu tính cả những tác động môi trường, tác động xã hội, văn hóa thì chắc
chắn con số lỗ này còn tăng lên rất nhiều.
Cần sự dũng cảm
Theo nhóm chuyên gia của CODE, đã đến
lúc phải nghiêm túc ngồi lại với nhau để bàn về tính hiệu quả của
bô-xít Tây Nguyên sau 4 năm thực hiện. Trước đây, chủ đầu tư và Bộ Công
Thương đã từng mời Viện Kinh tế xây dựng thực hiện đánh giá hiệu quả
của 2 dự án Tân Rai và Nhân Cơ. Song, những tính toán này chưa bao giờ
được công bố một cách công khai. Đã đến lúc những thông tin được giấu
cần phải được đưa lên bàn để cùng nhau tính toán lại.
Và nếu các bên có thiện chí ngồi lại
với nhau chắc chắn cũng mất chừng 2 - 3 tháng. Trong lúc này, có rất
nhiều việc cần làm ngay. Trước mắt cần tăng cường giám sát, đánh giá
cũng như thảo luận cụ thể cho nhà máy Tân Rai vì nhà máy này đã đi vào
hoạt động. Những vấn đề cần đặt ra cho Tân Rai lúc này là giám sát vận
hành, tìm kiếm các đối tác bao tiêu sản phẩm vì tại thời điểm hiện tại
chưa có đơn vị nào ký hợp đồng mua dài hạn với mức giá chấp nhận được...
Đối với Nhân Cơ, tốt nhất là tạm thời
dừng lại để chờ đánh giá kết quả của Tân Rai. Đành rằng việc này rất khó
nhưng chúng ta cần sự dũng cảm. Biết nói không với những gì còn tiềm ẩn
nguy cơ rủi ro cao. Dự kiến trong thời gian tới, CODE sẽ đề xuất để tổ
chức một số hoạt động nhằm kiến nghị các giải pháp cho vấn đề này.
-
Suốt 4 năm qua, vấn đề bụi trong quá trình vận chuyện ít khi được nhắc
tới. Cần nhớ rằng, quá trình luyện alumina cần tới rất nhiều hóa chất.
Liệu việc vận chuyển từ cảng đến nhà máy có xảy ra sự cố không? Ngoài
ra, việc vận chuyển alumina từ nhà máy xuống cảng thì sao, liệu có phát
sinh bụi không. Thực tế nếu so với bụi than như ở Quảng Ninh, chắc chắn
bụi do khai thác bô-xít ở Tây Nguyên không nhiều bằng, nhưng chắc chắn
là có. Do vậy cũng cần có những nghiên cứu đầy đủ. - Vần đề thu hồi đất và tạo công ăn việc làm tại khu vực nhà máy Tân Rai cũng cần phải được nhắc tới. Trước đây, nhà đầu tư cho rằng, một trong những vấn đề "được" của dự án là tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương. Tuy nhiên, tới thời điểm này, bao nhiêu người dân địa phương được làm việc tại nhà máy, con số này cũng nên được làm rõ. Ngoài ra, vấn đề ai là chủ sở hữu số đất sau khi được hoàn thổ cũng cần được làm rõ. Việc mập mờ hiện nay (trả lại cho địa phương hay chủ đầu tư giữ lại để trồng cây công nghiệp) rất dễ dẫn đến xung đột. - Để đánh giá công nghệ luyện alumina có vấn đề hay không thì cần chờ thêm một thời gian nữa. Tuy nhiên, công nghệ tuyển quặng thì đã rõ ràng rồi (quặng bị bết đất, bùn thải đuôi quặng không thể lắng). Hơn nữa, dù chưa đánh giá được công nghệ tuyển alumina nhưng hiện nhà máy đã đi vào vận hành đồng bộ nhưng mới chỉ hoạt động được 20 - 40% công suất. Chỉ riêng điều này thôi cũng khiến nhiều người phải đặt câu hỏi. |
No comments:
Post a Comment