Hình dưới đây là sơ đồ vị trí một số Thủy điện trên sông Đồng Nai và sông nhánh.
- Nét màu đỏ là ranh giữa
vùng lõi và vùng đệm của VQG Cát Tiên.
- Nét màu vàng là ranh giới vùng đệm và vùng chuyển tiếp.
- Nét màu đen: Quốc lộ 14 đọan từ Đồng Xòai lên Gia Nghĩa đang được tập Đòan Đức Long Gia Lai trúng thầu nâng cấp.
- Nét màu trắng: là 02 tuyến đường mở mới để thi công 02 Dự án Thủy điện ĐN 6 và ĐN 6A. Dài khỏang 25-30 km. Đường này bảo đảm chở thiết bị siêu trường, siêu trọng ( tua-bin…) và duy trì để vận hành nhà máy.
Ngòai ra còn mạng đường nội bộ rất nhiều xung quanh 2 đập phục vụ thi công, chở gỗ, luồng…tận thu, sắt thép, xi măng, cát, đất, đá… ( hàng triệu mét khối).
- Khỏang cách từ đập thủy điện ĐN 5 tới TĐ Đồng Nai 6 khỏang 13,1 km
- Khỏang cách từ ĐN6 tới ĐN 6A khỏang 8,1 km ( đường chim bay)
- Nét màu vàng là ranh giới vùng đệm và vùng chuyển tiếp.
- Nét màu đen: Quốc lộ 14 đọan từ Đồng Xòai lên Gia Nghĩa đang được tập Đòan Đức Long Gia Lai trúng thầu nâng cấp.
- Nét màu trắng: là 02 tuyến đường mở mới để thi công 02 Dự án Thủy điện ĐN 6 và ĐN 6A. Dài khỏang 25-30 km. Đường này bảo đảm chở thiết bị siêu trường, siêu trọng ( tua-bin…) và duy trì để vận hành nhà máy.
Ngòai ra còn mạng đường nội bộ rất nhiều xung quanh 2 đập phục vụ thi công, chở gỗ, luồng…tận thu, sắt thép, xi măng, cát, đất, đá… ( hàng triệu mét khối).
- Khỏang cách từ đập thủy điện ĐN 5 tới TĐ Đồng Nai 6 khỏang 13,1 km
- Khỏang cách từ ĐN6 tới ĐN 6A khỏang 8,1 km ( đường chim bay)
Chúng tôi tạm lấy một điểm định vị Km3-ĐN5 để dễ hình dung vị trí.
Hiện trạng bờ trái Thủy điện ĐN5 ( Chủ đầu tư: TKV). Từ điểm Km3 đến đập ĐN5 khỏang 2 km đường chim bay và chênh cao khỏang 400 m. Đường vào thi công phải qua rất nhiều cua tay áo, dài khỏang 9 km, Độ dốc TB 5% ( Ảnh vệ tinh GE đầu tháng 3/2013)Sau khi mở đường thi công là tốc độ phá rừng vùng đệm khá nhanh, sát tới vùng lõi VQG Cát Tiên. Chắc chắn vùng lõi tiếp giáp khu vực này đã bị xâm nhập không thể chặn.
Đường thi công ĐN 5 từ phía xã Đăk Sin xuống ( Ảnh vệ tinh GE đầu tháng 3/2013)
Rừng vùng đệm bị phá từ Km3 hướng về vùng lõi VQG Cát Tiên ( Ảnh GE tháng 3/2013)
Rừng vùng đệm kế đường thi công Thủy điện ĐN 5 tiếp tục bị phá và đang biến thành rẫy.
Khu vực chế biến đá phục vụ XD thủy điện ĐN2-Di Linh, tháng 5/2012
( Ảnh HV CLB Nhiếp ảnh ĐN)
Khu vực mỏ khai thác đá xây dựng cấp cho Thủy điện ĐN2-Di Linh
Rừng kế mỏ đá, cách đập ĐN2 khỏang 500m đã biến thành rẫy và dân đang dựng nhà
( Ảnh HV CLB Nhiếp ảnh ĐN chụpT5-2012)
SCT: Thủy điện ĐN6 và 6A có điều kiện địa hình tương tự ĐN2; ĐN5.... Chắc chắn, khi thi công thì mức độ tàn phá rừng sẽ trầm trọng hơn vì các đường thi công chọc thẳng vào vùng lõi của VQG Cát Tiên và không lực lượng nào có thể canh giữ khi tập trung vài ngàn công nhân của rất nhiều đơn vị (Bên B) về thi công trong 3-4 năm.
Hiện du khách thăm VQG Cát Tiên chỉ được " để lại dấu chân và mang ra khỏi rừng những tấm ảnh".
Ngay các Trạm kiểm lâm trong VQG Cát Tiên, dù đất rộng và rảnh rỗi nhưng anh em kiểm lâm không được tăng gia nuôi trồng bất cứ cây, con gì (heo, chó; dê, gà, rau các lọai...) để bảo tồn nguồn gen, chống lai tạp.
Khi lượng công nhân XD và lao động phổ thông hỗn hợp làm lán trại ngay vùng lõi VQG Cát Tiên thì ai có thể nói ảnh hưởng không đáng kể tới tiêu chí của VQG Cát Tiên???
Chỉ cần chồng hiện trạng của Thủy điện ĐN2; ĐN5...lên vị trí ĐN6 và ĐN6A là dự báo được mức độ tàn phá rừng sẽ như thế nào. Những người lập thuê ĐTM và chủ đầu tư chắc quá rõ vấn đề này. Những ai đi kiểm tra thực địa nên ngẩng cao đầu sẽ nhìn rõ và chính xác hơn.
No comments:
Post a Comment