CÂY TUNG Ở VƯỜN QUỐC GIA CÁT TIÊN
Du khách
đến VQG Cát Tiên hầu như đều ghé thăm cây Tung cổ thụ có những cái rễ rất ấn
tượng, cách trụ sở Vườn khỏang 3 km ( từ đường bê-tông đi bộ hơn trăm mét). Có
thể nó là cây Tung đặc biệt chỉ kém cây Tung kỳ quái ở ngôi đền Ta Prohm ở
Angkor-Campuchia.
Trên hành
trình 15 km từ Trụ sở Vườn vào Bàu Sấu, nhất là tuyến đi bộ hơn 5 km xuyên
rừng, du khách có thể gặp rất nhiều cây Tung có gốc đẹp, có một cây rất ấn tượng
bên đường mòn cách Bằu Sấu 3 km.
Cây
Tung-"Thằn lằn sấm" ở VQG Cát Tiên.
( Ảnh: Thanh Liêm-3/2013)
Cây Tung kỳ quái ở Đền Ta Prohm - Angkor Campuchia ( Ảnh: Internet).
Trích theo Sách đỏ Việt Nam-trang 279:
" Tên Việt Nam: TUNG
Tên La tinh: Tetrameles nudiflora R. Br.
Họ: Đăng Datiscaceae
Bộ: Thu hải đường Begoniales
Mô tả:
Cây gỗ to, rụng lá, cao hơn 40m với đường kính thân đến 1m hay hơn
nữa, có rễ bạnh phát triển; vỏ thân màu xám, trắng. Lá có phiến hình trứng -
tròn, dài 12 - 15cm, rộng 10 - 13cm, gốc hình tim, đầu có đuôi nhọn ngắn, khi
non có lông ở cả hai mặt, khi già trở nên gần nhẵn, có 4 - 6 gân mọc từ gốc
cùng với gân chính và 4 đôi gân bậc hai khác; cuống lá dài 5 - 12cm; sẹo lá gần
tròn. Hoa đơn tính, khác gốc, xuất hiện trước khi ra lá mới.
…
Sinh học:
Mùa
quả chín tháng 3. Tái sinh bằng hạt.
Giá trị:
Nguồn
gen độc đáo. Loài duy nhất của chi Tetrameles. Gỗ mềrn, dùng trong xây dựng và đóng đồ dùng gia
đình; vỏ thân dùng làm thuốc nhuận tràng.
Tình trạng:
Biết
không chính xác. Trước đây gặp khá nhiều, nhưng số lượng cá thể trong những năm
gần đây bị giảm sút rất nhanh chóng vì bị chặt lấy gỗ và đặc biệt môi trường
sống là rừng trên đất đỏ bazan bị phá hủy để trồng cây công nghiệp. Có thể bị
tuyệt chủng. Mức độ đe doạ: Bậc K.
Đề nghị biện pháp bảo vệ:
Bảo
vệ nguyên vẹn trong tự nhiên ở một số khu rừng cấm và nghiên cứu đưa trồng làm
cây lấy gỗ."
Hai cây Tung có chung một rễ lớn- VQG Cát Tiên 3/2013
Những cây Tung thế này gặp khá nhiều ven đường vào Bàu Sấu.
Một gốc Tung có bộ rễ đặc trưng: gân chính; gân bậc hai...
Nắng sớm với rộn rã tiếng ve, huyên náo tiếng chim
trên cây Tung ven đường
vào Bàu Sấu- T3/2013
Rễ chùm của cây Tung bật gốc vẫn ôm theo những tảng đá Bazan bọt.
Một cây Tung đường kính gốc 0,5 m bị bật gốc.
Một cây lâu năm dù đã rất cao lớn vẫn có thể bị bật gốc...
Lớp đá bazan bọt phong hóa rất mỏng khiến bộ rễ cây dù tỏa rộng,
gân guốc vẫn không đủ lực bám chịu được gió lốc xóay mạnh.
Trong khu vực VQG Cát Tiên có
rất nhiều lòai và kiểu thảm thực vật: rừng thường xanh; rừng bán rụng lá, rừng
ngập nước…và các kiểu rừng chuyển tiếp. Các bác, các anh cùng đi chỉ cho tôi biết các dạng
địa hình, trảng; bàu… Giải thích quá trình núi lửa tạo đá bazan bọt, qua quá
trình phong hóa bề mặt thành lớp đất mỏng màu mỡ.
Cây Tung là một lòai cây
thích nghi được thổ nhưỡng, khí hậu bằng bộ rễ tỏa rộng gân guốc bám chặt vào lớp
đất rất mỏng lổn nhổn đá tảng so với chiều cao 40-50 m, về mùa khô cùng các
lòai khác rụng lá che phủ mặt đất giữ độ ẩm. Khu đường vào Bàu Sấu tòan đá
bazan giống như khu vực Sok Lu gần ngã ba Dầu Giây hoặc khu chợ 5km5; núi Tượng, huyện Tân Phú trên đường vào xã
Nam Cát Tiên.
Chỉ một cây Tung thôi đã có chuyện
để nói vài cây số. Bài học rút ra là:
Dù môi trường có khó khăn khắc
nghiệt, biết cách thích nghi vẫn có thể sống lâu, sống khỏe trăm năm ( thành cụ
Tung), tỏa bóng và làm chỗ dựa cho nhiều cây, dây, chim, con…khác kể cả con người
cùng sống hài hòa.
Triết lý cây Tung: Gốc có vững
cây mới bền. Rễ chưa đủ tầm mà ham vươn cao quá e gió nhẹ cũng đổi thế đứng 90
độ luôn.
Còn nhiều cái tự suy, như
cùng nhau rụng lá tạo lớp dày che phủ tầng đất mỏng trên đá gốc, giữ độ ẩm đủ sống
qua mùa khô. Phát triển bền vững là như vậy chứ không phải cậy lớn mà cứ cao ngạo…
Cái lý luận đường rừng của anh bạn nghe cũng
hay hay. Chia sẻ.
Bàu
Sấu-Cát Tiên T.3-2013, Thùy Trang.
SCT: Bài này tác giả gửi trực tiếp cho Blog của SCT. Xin cảm ơn!
Cảm ơn các tác giả về những thông tin mới, hay
ReplyDeleteXin hỏi, Tung có mọc được tại vùng nào ở miền Bắc không ạ?
SCT rất cám ơn quý bạn đọc đã quan tâm.
DeleteTheo Sách đỏ Việt Nam thì ở ngòai Bắc có phát hiện ở VQG Cúc Phương. Xin xem trích dẫn sau:
" Nơi sống và sinh thái:
Mọc rải rác trong rừng mưa nhiệt đới nửa rụng lá mưa mùa, trên đất đỏ bazan, nơi có độ cao không quá 500 - 700m.
Phân bố:
Việt Nam: Ninh Bình (Cúc Phương). Đắc Lắc (Buôn Ma Thuột, Krông Ana. Krông Pách), Lâm Đồng (chân đèo Bảo Lộc), Đồng Nai (Tân Phú: Định Quán), Bà Rịa - Vũng Tàu (Côn Đảo).
Thế giới:
Xrilanca, Mianma, Inđônêxia, Ấn Độ."
Mong bạn có hình ảnh tư liệu về những lòai quý hiếm hoặc đe dọa tuyệt chủng hãy vui lòng gửi cho chúng tôi.