Chúng ta phải học cách để hiểu và thương mình, học cách chăm sóc môi trường tự thân, làm cho mình có bình an, hạnh phúc trước thì may ra mới có thể làm cho người khác hạnh phúc và giúp đời. (Giận-Nhất Hạnh-NXB Thanh Niên, năm 2012)
Ác “đè” thiện
Bé ra đi trong đau đớn cùng cực vì bỏng sâu. Nhìn hình hài cô bé mới 4 tuổi biến dạng, những người có mặt tại Viện Bỏng Quốc gia đều trào nước mắt.
Chị của bé chưa thể nói được điều gì…, dù chỉ là một chút hy vọng mong manh. Hai bé là nạn nhân của vụ bị người thân thiêu sống, gây căm phẫn trong xã hội hai ngày qua.
Không thể lý giải được nguyên nhân ông nội hay bố bé gái nhẫn tâm đốt em. Dư luận ở Hải Phòng vào chiều tối ngày trái tim bé bỏng của bé Huyền ngừng đập, đang “nghiêng” về người bố mới là thủ phạm. Dù ông hay bố, dù nguyên nhân sâu xa nào đi chăng nữa, cũng không thể biện minh cho một tội ác man rợ: Thiêu sống người.
Thời gian gần đây, dư luận bàng hoàng vụ vợ thiêu sống chồng, chồng thiêu sống vợ ở Long An, rồi ở Bình Dương, TPHCM, Phú Yên, Hà Nội… vụ cha thiêu con ở Thanh Hoá. Chỉ cần vào Google gõ dòng chữ bắt đầu bằng chữ “thiêu” mới thấy được “tốc độ” gia tăng của những vụ án man rợ như thời trung cổ này.
Những kẻ gây án - kẻ thì cũng đã bị ngọn lửa thiêu chết, kẻ thì đứng trước vành móng ngựa với những vết bỏng chằng chịt - đối mặt với án tử hình mới nói những lời hối lỗi, ân hận. Ghê sợ hơn cả là những kẻ mất hết tính người đó lại thiêu sống người thân, ruột thịt của mình.
Thôi thì, bé Huyền và nạn nhân của những vụ thiêu sống cũng đã an nghỉ nơi vĩnh hằng, nỗi đau lòng người ở lại rồi cũng vơi dần theo năm tháng; nhưng những nạn nhân khác từng được các bác sĩ giành giật từ thần chết… vẫn còn phải “chiến đấu” với vết thương rúm ró trên cơ thể. Đó là chuyện bé Vũ Quốc Linh (Tế Thắng, Nông Cống, Thanh Hoá) bị cha thiêu sống. Linh được cứu sống với khuôn mặt bị biến dạng hoàn toàn và hai tay phải tháo cả mười ngón. Hai lần bé suýt bị bố thiêu, hai lần bị bố pha thuốc chuột để giết con. Có tội ác nào còn man rợ hơn thế nữa.
Cái ác đang trỗi dậy, lấn át cái thiện trong cuộc sống hôm nay. Và người ta thấy bàng quan trước cái ác, nó đang như cơn bão hoành hành, tàn phá đến từng ngõ xóm, len lỏi vào từng gia đình. Và chỉ một phút giây không kiềm chế nổi mình, tính côn đồ trỗi dậy… thế là gây án mạng.
Án mạng cũng đã trở thành đề tài “hot” của phương tiện thông tin. Để tăng tính hấp dẫn, những tình tiết càng man rợ lại càng được mô tả, kỹ đến mức không thể kỹ hơn nữa… mới thoả lòng người đọc có tính hiếu kỳ. Đọc riết, rồi từ sợ đến quen và không thấy ghê rợn với cái ác ấy nữa. Cái ác nó nghiễm nhiên hiển hiện trong xã hội và “tìm” được chỗ đứng. Cơ quan tư pháp thì cũng chỉ làm nốt phần việc của chuyện “đã rồi”.
Chặn cơn bão ác này bắt đầu từ đâu, bản chất của nó là gì, khi nạn bạo lực gia đình ngày một gia tăng. Vẫn biết đó là một câu hỏi khó mà trách nhiệm vẫn là câu quen thuộc: Gia đình và xã hội. Xã hội là ai? Gia đình là ai? Người thì do “ma men” đưa đường chỉ lối, người thì thất nghiệp, túng quẫn kinh tế…; những dồn nén không tên trong cuộc sống, tích tụ mỗi ngày… và nó có thể bùng phát vào bất kể lúc nào.
Ngôi nhà của mỗi gia đình có bình yên thì trật tự xã hội mới ổn định. (SCT-chúng ta phải học cách cứu căn nhà đang cháy trong ta và gia đình ta trước thì xã hội mới ổn định, đất nước mới phồn vinh, thế giới mới hòa bình, ngôi nhà xanh nhân loại mới được cứu) Cái chết thương tâm của bé Thu Huyền và cả… vụ 6 người trong gia đình bị chính người thân thiêu sống ở Hải Phòng có cảnh tỉnh được những ai muốn “nhúng tay” vào chàm để thực hiện tội ác một cách man rợn như đã dẫn trong bài viết này.
Lời cuối dành cho bé Huyền: Con hãy thanh thản ra đi, dẫu biết rằng con ra đi trong đau đớn mà không ai có thể sẻ chia. Cái chết của con liệu có là hồi chuông cảnh tỉnh xã hội, cùng chặn đứng những cơn bão ác này?
No comments:
Post a Comment