Tuesday, March 19, 2013

Yêu quý Bảo vệ "Cát Tiên"


Yêu quý Bảo vệ "Cát Tiên" - báu vật thiên nhiên nhiên của Việt Nam - lá phổi xanh của nhân loại - di sản thế giới. 

Với 64 bức ảnh sống động của nhiều tác giả về thiên nhiên, động thực vật và con người ở Vườn Quốc Gia Cát Tiên, triển lãm ảnh "Ấn tượng Cát Tiên" tại TP HCM sáng 16/12 đã khiến người tham quan mê mẩn.
Là một trong 6 khu dự trữ sinh quyển được Unesco công nhận tại Việt Nam, Vườn Quốc Gia Cát Tiên có diện tích gần 72.000 nằm trên địa bàn 5 huyện Tân Phú, Vĩnh Cửu (Đồng Nai), Cát Tiên, Bảo Lộc (Lâm Đồng) và Bù Đăng (Bình Phước), cách Thành phố Hồ Chí Minh 150 km về phía bắc. Nhiều người cho rằng đây chính là "báu vật" thiên nhiên của Việt Nam, di sản thế giới và là lá phổi xanh của nhân loại.  
Năm 1978, Vườn quốc gia này được bảo tồn và được chia thành 2 khu vực: Nam Cát Tiên và Tây Cát Tiên. Khu vực Cát Lộc phía bắc Cát Tiên cũng được bảo tồn do ở đây có loài tê giác Java sinh sống. Chính nhờ loài tê giác đã làm khu bảo tồn này được cộng đồng thế giới quan tâm. Tuy nhiên, ngày 25 tháng 10 năm 2011, Quỹ quốc tế Bảo vệ thiên nhiên và Quỹ Bảo tồn Tê giác Quốc tế công bố loài tê giác Java đã chính thức tuyệt chủng tại Việt Nam.
Cá thể tê giác Java chụp được bằng máy ảnh bẫy, hiện giờ có thể đã bị tuyệt chủng
Đây là khu rừng nhiệt đới ẩm duy nhất còn sót lại tại miền Nam Việt Nam, nó đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết khí hậu cho vùng Tây Nguyên và Nam Bộ.

Khoảng 50% diện tích của Cát Tiên là rừng cây xanh, 40% là rừng tre, 10% là nông trại. Động vật đặc trưng có: tê giác Java một sừng, voi châu Á, bò tót, gấu chó, gấu ngựa, trâu rừng, hổ, báo hoa mai, báo gấm, nai...Các loài chim của Cát Tiên cũng phong phú đa dạng: đại bàng đen, vịt trời cánh trắng, chim mỏ sừng lớn...
Triển lãm ảnh và các hoạt động hướng đến bảo vệ nguyên vẹn "Cát Tiên" do nhóm tình nguyện "Yêu quý bảo vệ Cát Tiên" (SCT) do Nguyễn Huỳnh Thuật (nguyên cán bộ VQG Cát Tiên) sáng lập và đại diện, tổ chức nhằm kêu gọi sự bảo vệ và lưu giữ sự nguyên vẹn cho Cát Tiên.

Vượn đen má vàng nằm trong danh mục nguy cấp của sách Đỏ Việt Nam và thế giới
Ngày 18/6/2011, Tổ chức Unesco thế giới đã chính thức công nhận Vườn quốc gia Cát Tiên là Khu dự trữ sinh quyển thế giới đồng thời đổi tên thành Khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai.

Hệ thực vật tại đây phong phú với gần 1.700 loài trong đó có những loại quý hiếm như gỗ trắc, cẩm lai..., hơn 700 loài chim thú quý hiếm và "đặc biệt quý hiếm" có trong sách Đỏ.Ngoài lượng động vật phong phú, Cát Tiên còn là địa bàn của 62 loại lan.
Vườn quốc gia Cát Tiên thu hút rất nhiều khách du lịch nước ngoài đến tham quan hàng năm
Vườn quốc gia Cát Tiên còn có khoảng trên dưới 20 đàn bò tót với tổng số lượng khoảng 120 con sinh sống. Theo đánh giá của giới chuyên môn đây là quần thể bò tót hoàn hảo nhất của Việt Nam
Ngày 17/9 vừa qua tại Đồng Nai, các chuyên gia của Liên minh bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) đã có buổi làm việc với lãnh đạo các tỉnh Đồng Nai, Bình Phước, Lâm Đồng để thẩm định hồ sơ trình Unesco công nhận Vườn quốc gia Cát Tiên là di sản thiên nhiên của thế giới.
Không chỉ sở hữu một hệ động thực vật phong phú, Vườn quốc gia Cát Tiên vốn còn là nơi cư trú của 11 dân tộc và là nơi có không gian văn hóa, di sản Ốc Eo. Vì vậy đây được xem là hình mẫu về bảo tồn đa mục đích - một mô hình phát triển hài hòa giữa con người với thiên nhiên dựa trên nền tảng sự đa dạng sinh học kết hợp với bản sắc văn hóa của các đồng bào dân tộc ít người.


Trong những năm gần đây, việc phát triển nhiều công trình thủy điện trên sông Đồng Nai đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến quần thể này. Việc khiến dư luận bức xúc nhất là dự án xây dựng công trình thủy điện Đồng Nai 6 và 6A. Theo cảnh báo của các chuyên gia, tổ chức khoa học trong và ngoài nước, việc xây dựng hai dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A trong vùng lõi Vườn quốc gia Cát Tiên sẽ gây tác động xấu đến môi trường tự nhiên và đa dạng sinh học của Cát Tiên. (
Chudu24) 

No comments:

Post a Comment