- Mấy tháng nữa mới bầu Ban chấp hành liên đoàn bóng đá nhiệm kỳ mới, sao mấy bữa rày tin tức về ông này ông nọ lại xôm?
-
Tin về Vờ ép ép mà còn được quan tâm, chứng tỏ sự chú ý của người hâm
mộ vẫn còn kha khá. Người ta còn chế ra vầy: “Mong rằng tình cảm của
khán giả với bóng đá cũng giống như giá xăng: mỗi ngày mỗi tăng và tăng
mãi vẫn chưa dừng lại”!
- Nghe mắc cười, mà xóc hông quá. Rồi có gì mới chưa?
-
Mới bàn ra tán vô, để hạ hồi phân giải. Nhưng đa số ý kiến đều cho rằng
lãnh đạo mới của Vờ ép ép phải biết quản lý, giỏi kiếm tiền, không nên
là quan chức nhà nước chỉ quen ôm ghế. Có đáp ứng được mấy tiêu chuẩn đó
thì làng banh mới xôm.
- Nhân vô thập toàn, nhưng cũng mong đó
là người ngay thẳng, chống tiêu cực tới bến và có tầm nhìn xa. Chớ cứ
suốt ngày lẹo quẹo, vụ lợi thì khán giả toàn phải ăn bánh vẽ.
-
Ờ, mấy nhiệm kỳ rồi, Vờ ép ép mới chỉ là tổ chức xã hội nửa vời, nên rờ
đâu cũng rối. Giải vô địch quốc gia vẫn giống tấm áo vá chằng vá đụp,
kéo đầu này lại hở đầu kia.
- Thì đó, nên cái chính là tìm được
người xốc đội hình tổ chức, quản lý cho ngon, không sẽ lại trì trệ. Mà
cái chính đó phải là người nói được làm được. Nếu toàn hứa hão thì chẳng
được mấy hồi đã sợ… hết xăng!
TƯ QUÉO
Hóa sình |
Thứ sáu, 29/03/2013, 07:17 (GMT+7) |
- Đọc báo xong, tại sao mặt nhăn như… táo bón?
- Bởi vì ở trỏng nói rằng nhu
cầu dù chính đáng, cấp thiết, đủ điều kiện thực tế để thực hiện ngay,
phù hợp với lợi ích của số đông, cũng vẫn cứ phải đắp mền chờ.
- Sao éo le quá vậy?
- Phải lằng nhằng, thò thụt
như thế mới phù hợp với tình hình xăng dầu. Người tiêu dùng đang kêu rầm
rĩ, vì giá xăng dầu thế giới đã giảm sâu mà giá bán trong nước vẫn bình
chân như vại. Theo phân tích của các chuyên gia, mỗi ngày các doanh
nghiệp đầu mối xăng dầu đang ngon lành bỏ túi mấy chục tỷ đồng.
- Vừa nhớm lỗ, họ đã khóc um sùm. Giờ được ăn khẳm, sao không thấy ai kêu là bội thực?
- Chắc no quá, không còn sức
để kêu! Quỹ bình ổn thay vì làm vai trò bình ổn giá, giờ lại đóng vai
“phần thưởng” cho các doanh nghiệp xăng dầu.
- Họ được thưởng vì “thành
tích” ép người tiêu dùng è cổ chịu thiệt đơn thiệt kép, hay thưởng vì…
“ngoan”, chẳng hề kêu rằng mình đang lãi?
- Khó mà luận ra, vì dù quỹ
bình ổn có xài sai mục đích và đang bị âm, doanh nghiệp đầu mối cứ ung
dung mà sướng. Bổn cũ đang soạn lại y chang: có lời thì doanh nghiệp im
re, còn cơ quan quản lý còn đang nghiên cứu!
- Chắc công trình nghiên cứu này có tên là “Để lâu, dẫu là đòi giảm giá hay phân trâu cũng… hóa sình”!
Tư Quéo
Chụm vô rối nùi |
Thứ năm, 28/03/2013, 08:44 (GMT+7) |
-
Có hai bộ đang bất đồng ý kiến về vụ cấp mã số cá nhân. Bởi ông nào
cũng đang triển khai một đề án riêng, mà đề án nào cũng tốn nhiều nhiều
tỷ đồng. Sao họ không ngồi lại với nhau, bàn bạc, rồi một ông rút ra để
cho một ông làm, rồi ông kia nếu thấy cần chi viện gì thì mới góp?
-
Toàn nghĩ sáng như pha lê. Thực tế có nhiều thứ tế nhị lắm, không nói
ra được. Vì xưa giờ có lắm chuyện quản lý đâu có rạch ròi trách nhiệm
thuộc về ai, nên cứ phải giẫm chân qua lại mới là… bình thường!
- Dẫn chứng đâu?
-
Thiếu gì. Chuyện thực phẩm mất vệ sinh, tranh luận tới lui bao nhiêu
năm mà giờ vẫn trong tình trạng “ba bộ quản một mâm cơm mà không xuể”.
Mỗi ông quản một khúc, nên những khúc mà thò qua thụt lại thì khó phân
định thẩm quyền.
- Ờ, không lẽ giải pháp hiệu quả sẽ là chặt cái mâm làm ba phần, giao mỗi ông một phần, để thí điểm coi sao?
-
Mới hơn là chuyện xe chính chủ. Ông giao thông sửa sai bằng cách bảo
thôi không làm thế nữa, vì phiền phức cho dân. Nhưng ông cảnh sát giao
thông vẫn nhất quyết phải thực hiện. Cho nên từ giờ tới mai mốt, vẫn
chưa biết cái quy định nào mới là… chính chủ!
- Tưởng ba cây chụm lại nên hòn núi cao?
- Có khi cao mà có khi lại thấp. Không chụm thì lọt tùm lum, còn chụm vô là rối nùi, bó tay!
TƯ QUÉO
Phỏng vấn một chỉ tiêu |
Thứ hai, 25/03/2013, 07:13 (GMT+7) |
- Thưa anh, cái vụ chỉ tiêu khoán phạt 50 triệu đồng một tháng cho phường bị phát giác, nên gọi là hiểu nhầm hay là… tổ trác?
- Muốn gọi là gì cũng được. Nếu
không bị phát giác, nó sẽ được coi là hiểu đúng chủ trương. Nếu bị dư
luận khui ra gây ầm ĩ, nó sẽ được xử lý kỷ luật kiểu… thí điểm.
- Trời! Sanh hoạt, cuộc sống của
người dân mà mần chính sách lẹt bẹt như phủi đít quần vậy? Anh không
nghĩ chuyện đó mà lây lan thì sẽ gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng?
- Hỏi thế là không rành sáu câu mà
người ta đã ca tới khúc xuống xề nhão nhừ rồi. Thử hỏi chỗ nào mà không
có chỉ tiêu? Con nít đi học có chỉ tiêu cả lớp là học sinh giỏi, người
lớn đi làm có chỉ tiêu thi đua, khen thưởng giáp vòng, để ai cũng vui vẻ
cả. Khoán phạt chẳng qua cũng là một thứ khoán mà thôi!
- Nhưng làm thế chẳng giống con giáp nào?
- Không có thì chế ra cho có, lo
gì. Dẫu sao, chỉ tiêu công khai dù tầm bậy cũng còn biết đường đỡ. Có
những thứ chỉ tiêu giao ngầm như mãi lộ, làm luật, “thu không vô ngân
sách”… mới là nhức răng. Hoặc ngoài đời, nó biến thái ra thành những thứ
kiểu như to nhất, dài nhất, vô thưởng vô phạt nhất, đó thực chất cũng
là chỉ tiêu.
- Cứ vậy, tình hình sẽ về đâu?
- Toàn lo bò trắng răng. Đâu rồi cũng vô đó thôi, khít rịt hết!
Tư Quéo
Chỉ mong một điều
|
|
Thứ sáu, 29/3/2013, 06:37 GMT+7
|
-Này, từ nhỏ đến giờ ông đã vô bệnh viện (BV) lần nào chưa?
-Vô hoài. Lần đi nuôi vợ đẻ, lần đi bó
cái chân do bị đụng xe, còn đi thăm bạn bè, người thân nằm viện thì
không nhớ hết. Sao, có chuyện gì không?
-Vô nhiều lần thế ông có bị cán bộ y tế mắng cho té tát không?
-Chưa lần nào.
-Sao ông hay vậy? Chứ theo khảo sát của
ông Phó Cục trưởng Cục Khám - chữa bệnh thì khi vào BV, có đến 80% bệnh
nhân bị mắng, 12% có người nhà bị mắng đấy.
-Tui không bị mắng là vì rất… biết thân,
mọi sự đều nhũn như con chi chi. Nhưng, hãy vui lên! Một chương mới sắp
mở ra với bệnh nhân và người nhà người bệnh rồi.
-Chương gì mới ?
-Hôm kia nhân viên y tế ở các BV phía Bắc
được tập huấn về kỹ năng giao tiếp, tới đây nhân viên y tế ở các BV
phía Nam cũng thế. Ngành Y tế hy vọng sẽ thay đổi phong cách ứng xử của
nhân viên y tế đối với bệnh nhân theo hướng thân thiện, tận tình.
-Ôi, nghe ông nói mà tui thấy lâng lâng. Tới đây khỏi phải dấm dúi phong bì rồi.
-Không phải dấm dúi mà được gửi phong bì sau khi điều trị vì đó là “quà nghĩa tình”.
-Ơ…, cho phép bác sĩ nhận phong bì sau khi điều trị cũng dễ nảy sinh tâm lý chờ đợi bệnh nhân… “cảm ơn” lắm nghe.
-Biết vậy nhưng dù sao cũng hình thành một văn hóa giao tiếp mới, bác sĩ, điều dưỡng biết nói từ cảm ơn bệnh nhân.
-Tui không đòi hỏi cảm ơn, chỉ mong một điều…
-Điều chi?
-Các thầy thuốc mỉm cười hòa nhã là người bệnh vui rồi!
SÁU BẾN ĐÌNH
|
|
Ngại lắm!
|
|
Thứ tư, 27/3/2013, 06:24 GMT+7
|
- Haiz! Giá xăng thế giới đã giảm mạnh rồi mà...
- Nghe ông thở dài thấy thương quá. Sao, muốn giảm giá xăng dầu chớ gì?
- Ừ, rất muốn! Giá xăng thế giới đã giảm sâu mà ở ta giá xăng vẫn đứng yên không nhúc nhích là cớ làm sao?
- Thì… chưa đến lúc chứ sao. Mà thà “ổn
định” như hiện nay đi ông ơi, chứ bữa nay giảm được 500 đồng, ít bữa sau
tăng lên 1000 đồng lại càng khổ nữa.
- Nói thế sao được. Do giá xăng thế giới giảm nên hiện nay các doanh nghiệp (DN) xăng dầu đã lãi gần 1.000 đồng/lít rồi.
- Hì hì, lâu nay các DN xăng dầu đã “lỗ” nặng, nay phải cho họ lãi ít đồng chứ.
- Thôi đừng cà rỡn nữa. Ông biết chuyện các DN xăng dầu đã tăng mức chiết khấu hoa hồng cho các đại lý hậu hĩnh chưa?
- Hậu hĩnh là bao nhiêu?
- 1.000 đồng/lít, trong khi trước đây mức chiết khấu chỉ ở mức 200 đồng/lít thôi.
- Được chiết khấu nhiều, các đại lý có thêm phấn khởi mà làm việc, không phải treo biển “bơm hư”,“cúp điện”,“hết hàng”…
- Nhưng nên nhớ hiện mức trích quỹ bình ổn đã lên tới 2.000 đồng/lít.
- Thì sao, tiền của quỹ bình ổn mà.
- Quỹ bình ổn là do người tiêu dùng tụi
mình trả trước để dự phòng cho trường hợp giá xăng dầu thế giới biến
động quá cao, nay giá xăng trên thế giới đã giảm mạnh thì phải trích ít
lại để tránh gây lãng phí, gây thiệt thòi cho người tiêu dùng chứ!
- Ông đi gặp các bác xăng dầu mà “théc méc”, chứ tui thì ngại lắm...
- Ngại gì?
- Ngại được phân bua giá xăng dầu xứ ta minh bạch nhất!
- ?!
SÁU BẾN ĐÌNH
|
|
|
|
No comments:
Post a Comment