Wednesday, March 27, 2013

Mỹ thông qua Nghị quyết bảo vệ sông Mekong


Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ thông qua Nghị quyết bảo vệ sông Mekong

Đoạn sông Mekong gần tỉnh Đồng Tháp (Reuters)
Đoạn sông Mekong gần tỉnh Đồng Tháp (Reuters)

Trọng Nghĩa
Theo đề nghị của Thượng nghị sĩ Jim Webb, Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ vào hôm qua, 29/11/2011 đã nhất trí thông qua một nghị quyết kêu gọi bảo vệ vùng lưu vực sông Mekong và đình hoãn việc xây dựng các đập thủy điện dọc theo dòng chảy chính của con sông này.

Nghị quyết được thông qua vào lúc Ủy hội sông Mekong chuẩn bị duyệt xét kế hoạch của Lào muốn xúc tiến công trình xây đập Xayaburi.
Nghị quyết kêu gọi đại diện Mỹ tại các ngân hàng phát triển đa phương là phải buộc các nước xin hỗ trợ tài chính cho dự án thủy điện đập trên dòng chính của sông Mekong, là phải tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn môi trường quốc tế. Nghị quyết cũng yêu cầu cơ chế Sáng kiến vùng Hạ nguồn Mekong Lower Mekong Initiative – do Mỹ thành lập, kết hợp 4 nước Việt Nam, Lào, Cam Bốt và Thái Lan - cung cấp nhiều kinh phí hơn cho các dự án cơ sở hạ tầng trong vùng, và giúp các nước xác định các phương án bền vững có khả năng thay thế các đập thủy điện trên dòng chính sông Mekong.
Theo Thượng nghị sĩ Jim Webb, Chủ tịch tiểu ban Đông Á và Thái Bình Dương của Thượng viện Mỹ, người đề xuất bản nghị quyết này, thì sự kiện nghị quyết mang ký hiệu S.res. 227 được thông qua sẽ gửi một tín hiệu kịp thời cho thấy là Hoa Kỳ ủng hộ các nỗ lực của Ủy hội sông Mekong trong việc bảo vệ sự ổn định sinh thái và kinh tế của khu vực Đông Nam Á.
Nghị quyết cũng khuyến khích các thành viên của Ủy hội sông Mêkông tuân thủ quá trình tham vấn trước khi xây dựng đập, và kêu gọi Miến Điện và Trung Quốc cải thiện tiến trình hợp tác với Ủy hội. Theo dự trù, Ủy hội sông Mekong – bao gồm 4 nước Việt Nam, Lào, Cam Bốt và Thái Lan - sẽ họp lai tại Lào vào tuần tới để thảo luận về các dự án thủy điện trên sông, trong đó có dự án Xayaburi mà Lào rất muốn đẩy mạnh, bất chấp quan ngại của các láng giềng như Việt Nam, Cam Bốt và cả Thái Lan.
TAGS: CHÂU Á - MÊKÔNG - MÔI TRƯỜNG
Đồng bằng Cửu Long đối phó với nước mặn nhập sâu
Trọng Thành
Trong nhiều năm trở lại đây, việc nước biển xâm nhập sâu vào đồng bằng sông Cửu Long trong mùa khô mang lại một mối lo ngại lớn. Mức độ xâm nhập của nước mặn năm nay ra sao ? Tình trạng nước mặn vào sâu là do những nguyên nhân gì ? Và người nông dân cũng như giới nông học và ngành thủy lợi đối phó như thế nào với hiện tượng nước mặn vào sâu ngày càng trở nên phổ biến ?
................
Chia sẻ dòng chảy Mêkông : Vẫn trong vòng bế tắc
Các thách thức hiện tại đối với đồng bằng Cửu Long, đặc biệt trong vấn đề nước mặn nhập sâu, là rất lớn. Bên cạnh, những hạn chế về kinh phí đầu tư, cũng như trong các nguồn lực khoa học – công nghệ giúp cho việc nắm bắt và dự báo những biến đổi môi trường và các biện pháp đối phó tại chỗ, thì việc thiếu đi các số liệu về dòng chảy của sông mẹ Mêkông là một cản trở vô cùng lớn đối với một quy hoạch tài nguyên nước thực sự hiệu quả, như nhận xét của tiến sĩ Nguyễn Xuân Hiền :
« Cái số lượng thượng lưu là thiếu.Trung Quốc đóng vai trò hết sức quan trọng. Hiện nay, họ đã xây được bốn nhà máy thủy điện trên sông chính rồi. Họ đang tiếp tục xây nữa. Hầu như số liệu trên đấy họ không cấp cho mình. Ngay cả Ủy ban sông Mêkông quốc tế cấp tiền cho Trung Quốc để đặt một số trạm trên dòng chính, nhưng họ chỉ cấp số liệu về mực nước thôi.
Chúng tôi tính toán là, đánh giá hiện trạng và đặc biệt là dự báo trong tương lai rất khó. Nếu cái hiện trạng cũng thiếu, rồi tương lai mình cũng không có số liệu chắc chắn, không dự báo được, thì rõ ràng, giải pháp đưa ra có thể là sai, vì số liệu không đầy đủ. Như vậy, đầu tư có thể tốn kém, nhưng hiệu quả trong tương lai không đi theo hướng anh quy hoạch, đầu tư. Cần phải có số liệu tổng thể của toàn đồng bằng để tính toán, cân bằng nước, xem cách điều phối thế nào, thì cái đó phải xem xem toàn lưu vực thì mới giải quyết được.
Các tác động của biến đổi khí hậu rồi các tác động của con người, đặc biệt là các nước thượng lưu kết hợp lại, thì chắc chắn trong tương lai đồng bằng sông Cửu Long của mình còn nhiều khó khăn hơn nữa. 
(Riêng về các vùng ở phía ven biển như) Bạc Liêu, thì số liệu trên vùng thượng lưu không quá ảnh hưởng, vì mùa khô Bạc Liêu chủ yếu sử dụng nước mặn để nuôi tôm, mà nước mặn thì rất dồi dào, chỉ cần mở cửa vận hành cống là nước mặn vào ».
Về vấn đề này, giáo sư Võ Tòng Xuân cho biết :
« Phía Việt Nam cần phải gióng lên tiếng chuông báo động. Tôi ở trong mấy hội nghị dính đến tài nguyên nước của vùng sông Cửu Long mở rộng, tôi cũng có phát biểu, nhưng mà tôi nghĩ chưa có thấm thía gì đâu.
Cái dòng sông Cửu Long của mình, nói như bác sĩ Ngô Thế Vinh, dòng sông này nó đương bị ‘‘nghẽn mạch’’, nghẽn mạch thực sự, máu không lưu thông được ! Không có nước ngọt trên kia đưa xuống, thì nước mặn phải kéo vào là cái lẽ dĩ nhiên. 
Ủy ban Mêkông rất là bất lực khi nói đến việc sử dụng nước ở từng quốc gia thành viên của Ủy ban này. ».
***
Việc thay đổi cơ cấu vật nuôi và cây trồng phù hợp với môi trường cụ thể, việc quy hoạch một hệ thống thủy lợi đa chức năng, hài hòa giữa mùa khô và mùa nước, nước mặn và nước ngọt, được điều chỉnh và xây dựng với sự tham gia thực sự của người nông dân và đáp ứng thực sự các nhu cầu của người dân, cùng với các biện pháp dự trữ, sử dụng tiết kiệm nước ngọt, được rất nhiều chuyên gia nhìn nhận như là các yếu tố quyết định để đồng bằng Cửu Long có thể vừa tận dụng được các lợi thế của vùng canh tác giáp biển, vừa hạn chế được các tác hại của nước mặn nhập sâu, trong bối cảnh nước ngọt ngày càng trở nên khan hiếm.
Mặc dù tại nhiều nơi, người nông dân cùng với sự hỗ trợ của nhiều nhóm các nhà khoa học, kỹ thuật viên đã có những thay đổi chủ động để thích nghi với các biến đổi môi trường, tuy nhiên, những hạn chế của hệ thống thủy lợi hiện có là một trong các yếu tố chủ yếu khiến người canh tác tại các vùng ngập mặn đồng bằng Cửu Long ở trong tư thế thường xuyên phải đối phó với những biến đổi nhanh chóng và không dễ tiên liệu của môi trường nước. Đó là chưa kể hiểm họa đến từ phía ngoài, do mực nước biển dâng cao đe dọa cả một vùng rộng lớn hơn của đồng bằng châu thổ Nam Bộ, hệ quả của nhiệt độ trái đất tăng lên, và hiểm họa đến từ bên trên, do sự khai thác theo kiểu "mạnh ai nấy làm" trên dòng sông mẹ Mêkông.
RFI xin chân thành cảm ơn Giáo sư Võ Tòng Xuân, Tiến sĩ Lê Anh Tuấn, Tiến sĩ Dương Văn Ni và Tiến sĩ Nguyễn Xuân Hiền đã dành thời gian cho tạp chí hôm nay
Các bài liên quan

No comments:

Post a Comment