Sunday, March 24, 2013

CHUYỂN NHÀ ĐI ĐÂU ???

Trung Quốc “xuất khẩu” ô nhiễm sang nước khác

Thứ bảy 23/03/2013 08:00
Tình trạng ô nhiễm không khí nghiêm trọng ở Trung Quốc không phải là điều gì mới mẻ. Tuy nhiên, một nguy cơ mới đang dần lộ diện, ô nhiễm từ Trung Quốc sắp lan sang các quốc gia khác trong khu vực.
Tại một sân bay ở Tokyo, một chuyến bay phải hoãn lại vì một lí do không ai ngờ tới: Bão cát.
Trận bão cát này được "xuất khẩu" sang Nhật Bản từ Trung Quốc. Do nạn phá rừng và khai thác đất đai quá mức, ngày càng nhiều bụi, sạn từ Sa mạc Gobi cộng với bầu không khí bị ô nhiễm do chất thải công nghiệp, bị gió thổi sang Nhật Bản. Trong những tuần qua, người dân Nhật Bản đua nhau tra tìm kiêm thông tin về “PM2,5”, một loại hạt trong không khí có thể gây bệnh và giảm tuổi thọ nếu xâm nhập vào người với mật độ cao. Người Nhật cũng đang lắp đặt máy lọc bụi do tình trạng ô nhiễm môi trường của Trung Quốc đang dần được “xuất khẩu” sang Nhật Bản.
Tình trạng ô nhiễm không khí ở Trung Quốc đã đến mức đáng báo động và đang đe dọa tới môi trường của các quốc gia láng giềng.
Ô nhiễm môi trường lan rộng về mặt địa lý đang có nguy cơ trở thành vấn đề nguy hiểm. Nếu như dư luận vẫn tưởng vấn đề tranh chấp chủ quyền trên biển là mối đe dọa lớn nhất đối với hòa bình và hợp tác thì nguy cơ thực sự sẽ đến khi bầu trời trở nên tối đen vì ô nhiễm và đó sẽ là chủ đề chính của các cuộc họp thượng đỉnh.
Và thực tế thì căng thẳng đã bắt đầu xuất hiện khi những người theo chủ nghĩa yêu nước ở Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan coi ô nhiễm môi trường là vấn đề làm thúc đẩy tư tưởng chống Trung Quốc, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp ở Hồng Kông thì tỏ ra giận dữ vì do ô nhiễm môi trường mà họ không thể tuyển dụng được người tài; Trung Quốc thì lên án các bản báo cáo về nguy cơ sức khỏe do ô nhiễm ở nước này còn thế giới thì buộc tội Trung Quốc là nguyên nhân khiến tình trạng biến đổi khí hậu gia tăng.
“Châu Á không thể nào sống hòa thuận được nữa. Con đường tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc và bảo vệ (hay phá hoại) môi trường của họ sẽ ảnh hưởng tới toàn bộ khu vực châu Á – Thái Bình Dương”, nhà kinh tế học Alistair Thornton của công ty nghiên cứu IHS Inc nhận định.
Theo bà Elizabeth Economy, tác giả cuốn “Dòng sông chuyển thành màu đen: Thách thức về môi trường đối với tương lai của Trung Quốc”, thì các cuộc tranh chấp về môi trường đã bắt đầu hình thành. Đứng đầu danh sách các cuộc tranh chấp giữa Trung Quốc với các quốc gia khác là: tranh chấp về nguồn nước với Kazakhstan, Ấn Độ và các quốc gia hạ nguồn sông Mê Kông, các công ty Trung Quốc kinh doanh ở Việt Nam và Myanmar thiếu trách nhiệm xã hội. Bên cạnh đó, Trung Quốc còn “xuất khẩu” mưa axít sang Nhật Bản.  
Trung Quốc vốn đã là quốc gia có nhiều sông và nguồn nước bị ô nhiễm nhất trên thế giới. Theo Ngân hàng thế giới (World Bank), trong số 20 thành phố bẩn nhất trên thế giới thì có 16 thành phố đến từ Trung Quốc.
Khi 1,3 tỷ người Trung Quốc trở nên giàu có hơn, họ sẽ mua sắm xe máy, ô tô và điều hòa không khí và đi lại bằng máy bay. Theo dự báo của tập đoàn tài chính Deutsche Bank AG, nhu cầu về than đá gia tăng cũng sẽ khiến bầu không khí của Trung Quốc vào năm 2030 ô nhiễm hơn 70% so với hiện nay.
Trong một báo cáo mới nhất, nhà kinh tế Jun Ma của Deutsche Bank cho rằng chính phủ Trung Quốc cần có “các biện pháp có tính chấn động” như giảm mạnh việc sử dụng than đá, hạn chế nhu cầu mua ô tô và đầu tư qui mô lớn vào năng lượng sạch, tàu điện ngầm và đường sắt.
 Tùng Lâm

No comments:

Post a Comment