'Bi hài' phiên xử hòn đá bị 'bắt giam'
(VTC News) - Nguyên đơn vụ kiện hòn đá bị "bắt giam" cho biết sẽ theo vụ kiện này đến cùng để đòi cho bằng được công lý.
Sáng ngày 22/8, TAND huyện Chư Sê (Gia Lai) đã tuyên không chấp nhận đơn khởi kiện “Yêu cầu huỷ quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 17/QĐ-UBND ngày 30/5/2012 của Chủ tịch UBND huyện Chư Sê” của nguyên đơn là bà Trần Thị Sắc (42 tuổi, trú thôn Ia Sa, xã H’Bông, huyện Chư Sê).
Đào ao tưới cây là vi phạm luật? Trước đó, vào ngày 14/3/2012, bà Sắc thuê máy đào ao chứa nước để tưới cây trồng trên diện tích đã được UBND huyện Chư Sê cấp GCNQSDĐ. Trong quá trình đào ao, máy móc đụng phải một tảng đá lớn, nên bà Sắc đã thuê người cẩu cục đá lên. Thấy cục đá có màu sắc đẹp nên bà Sắc thuê xe chở về chà rửa sạch, đánh bóng để làm đá cảnh trang trí trong nhà.
Ngày 28/3/2012, không biết thông tin từ đâu mà lại đến tai chính quyền, huyện Chư Sê lập tức thành lập đoàn cán bộ liên ngành đến lập biên bản tịch thu cục đá nêu trên mà không nêu rõ lý do.
Ngày 18/4/2012, Phòng TN&MT huyện Chư Sê mời bà Sắc đến trụ sở để lập biên bản về việc vi phạm hành chính vì hành vi “vận chuyển khoáng sản trái phép”.
Ngày 30/5/2012, Chủ tịch UBND huyện Chư Sê, ông Nguyễn Hồng Linh ký QĐ số 17/QĐ-UBND về việc “xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản đối với bà Trần Thị Sắc” với hai hình thức: phạt tiền 2 triệu đồng và tịch thu hòn đá nêu trên. Không phục trước quyết định trên, bà Sắc đã nhiều lần khiếu nại lên các cấp nhưng đều không được quan tâm giải quyết.
Vì hòn đá này mà có bao chuyện hài hước xảy ra |
Ông Lê Đình Huấn - Phó Chủ tịch UBND huyện Chư Sê nói rõ “triết lý” của việc tịch thu hòn đá cảnh của gia đình bà Sắc: “Dù là cành cây, que củi, gạch, đá hay gỗ cũng đều là tài sản quốc gia, đều bị thu hồi”.
Ngoài ra, ông Huấn cũng đã xác nhận bản thân ông đang sở hữu khá nhiều loại đá quý, có cục còn được ông xem là rất quý và “độc”. Tuy nhiên, không hiểu sao chẳng có đoàn liên ngành nào đến thu hồi “kho” đá quý của vị “quan” huyện này khiến người dân hết sức thắc mắc (?).
Ngày 5/6/2012, bà Sắc gửi đơn khởi kiện vụ án hành chính đến TAND huyện Chư Sê đề nghị tuyên huỷ QĐ số 17 của UBND huyện Chư Sê và trả cục đá cho bà.
Tại phiên tòa, ông Nguyễn Đình Viên - Trưởng phòng TN&MT huyện Chư Sê, người được ông Nguyễn Hồng Linh ủy quyền cho rằng: việc bà Sắc đào hồ lấy nước tưới tiêu trong đất dù đã được cấp giấy chứng nhận là sai luật vì làm đất biến dạng.
Như vậy, tất cả những hộ trồng hồ tiêu, cà phê trên cả nước đào hồ, ao, giếng để lấy nước tưới là vi phạm luật? Luật sư Võ Thị Tiết Trưởng đoàn Luật sư Võ luật (Đoàn luật sư Bình Định) - người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho nguyên đơn nêu câu hỏi.
“Việc đào hồ của bà Sắc là hợp pháp vì trước khi đào hồ chứa nước bà Sắc có gửi đơn xin phép đến UBND xã H’Bông và được Phó chủ tịch UBND xã xác nhận cho phép gia đình bà Sắc dùng máy đào hồ vì mục đích lấy nước để tưới cây hồ tiêu, phục vụ trong mùa khô”. Vị luật sư nêu chứng cứ trước tòa.
Thủ tục của chính quyền có vấn đề?
Khi gặp tảng đá, bà Sắc không biết được đó là đá quý hay đá thường, có phải là khoáng sản không. Ngay cả khi đoàn kiểm tra liên ngành của UBND huyện đến lập biên bản kiểm tra cũng không biết được đó là loại đá gì nhưng vẫn lập biên bản tịch thu và tạm giữ cục đá của bà Sắc.
Khi lập biên bản bàn giao tang vật giữa UBND xã H’Bông với phòng TN&MT huyện cũng chỉ xác định là một cục đá chưa xác định chủng loại. “Toàn bộ thủ tục, trình tự lập biên bản, tịch thu tang vật đối với bà Sắc đều do phía chính quyền thực hiện một cách nóng vội, cẩu thả và hoàn toàn không có căn cứ pháp lý”. Luật sư Tiết cho hay.
Bà Sắc- người đã đào hòn đá được cho là đẹp trong vườn nhà chính chủ |
Thế nhưng trước đó, ngày 18/4/2012, UBND huyện Chư Sê đã tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính về lĩnh vực vận chuyển khoáng sản trái phép đối với bà Sắc.
Công văn số 1040/UBND ngày 11/4/2012 của UBND tỉnh Gia Lai nêu rõ: “Khi phát hiện các hộ gia đình, cá nhân khai thác được khoáng sản trong đất đang sử dụng thì phải tiến hành lấy mẫu kiểm tra, nếu là khoáng sản thuộc loại quý hiếm thì yêu cầu nộp cho Nhà nước.
Nếu là khoáng sản thông thường thì nộp lại cho Nhà nước, đồng thời hỗ trợ chi phí khai thác, vận chuyển và một số phí khác (nếu có) cho người phát hiện. Khi tiến hành thanh tra, kiểm tra và khám xét thì các cơ quan chức năng phải thực hiện theo trình tự thủ tục pháp luật quy định và chú trọng việc vận động, giải thích cho nhân dân trước khi tiến hành kiểm tra, xử lý”. Tuy nhiên, việc này theo bà Sắc là không hề diễn ra.
Không những vậy, trong quá trình tiến hành xử lý liên quan đến cục đá, chính quyền huyện Chư Sê còn tỏ ra có nhiều vấn đề khó hiểu. Biên bản của đoàn kiểm tra liên ngành khai thác chế biến khoáng sản đối với cục đá này sai cả về hình thức và nội dung như không nêu rõ đoàn trực thuộc cơ quan chủ quản nào; mỗi trang của văn bản không có chữ ký của người vi phạm và những người tham gia trong thành phần đoàn kiểm tra.
Còn về nội dung thì biên bản đề là kiểm tra về việc khai thác khoáng sản trên địa bàn xã H’Bông nhưng nội dung lại là biên bản tịch thu cục đá cảnh nêu trên chở về UBND huyện. Theo quy định, hành vi vi phạm hành chính diễn ra ở đâu thì biên bản phải được lập tại đó. Thế nhưng biên bản vi phạm hành chính đối với bà Sắc được lập tại phòng TN&MT huyện Chư Sê sau ngày phát hiện.
Sau khi tiến hành tạm giữ tang vật là cục đá và áp dụng biện pháp tịch thu, ngoài việc giám định chủng loại đá, thì phải tiến hành định giá tang vật, để biết được thẩm quyền tịch thu thuộc về cấp nào. Vì luật quy định tuỳ theo giá trị của tang vật bị tạm giữ mà thẩm quyền ký quyết định tịch thu sẽ thuộc cấp nào, chứ không phải tuỳ tiện được. Tuy nhiên ở trường hợp này là hoàn toàn không có.
Về việc chính quyền cho đóng ngay một cái cũi sắt để “giam” cục đá một thời gian dài trước trụ sở UBND. Ông Nguyễn Đình Viên thay mặt UBND huyện Chư Sê cho rằng đây là biện pháp niêm phong tài sản vi phạm trong lúc bà Sắc không hề hay biết và không ký vào một văn bản niêm phong nào.
Sau đó, UBND tỉnh Gia Lai đã có công văn cho Sở VH-TT-DL phối hợp với Bảo tàng tỉnh đưa hòn đá nguyên vẹn về trưng bày tại quảng trường Đại Đoàn Kết- TP. Pleiku (Gia Lai) trong khi đó, chủ nhân của cục đá đang khởi kiện hành chính liên quan đến nó ra tòa án để đòi lại. Việc này liệu đã đúng quy định của pháp luật?
Kết thúc phần tranh luận, Luật sư Tiết khẳng định rằng: “Toàn bộ các văn bản liên quan mà các cấp huyện Chư Sê ban hành để tịch thu cục đá đều trái quy định của pháp luật. Bởi rất nhiều văn bản ban hành trong quá trình kiểm tra, xử phạt, thu hồi…của chính quyền đều sai từ hình thức văn bản đến nội dung và trái quy định pháp luật nhưng tòa huyện vẫn không để ý đến.
Hòn đá dường như là một con thú dữ nên chính quyền địa phương phải tức tốc bỏ ra hàng đống tiền sắm cái cũi nhốt nó lại |
Còn về nội dung thì biên bản đề là kiểm tra về việc khai thác khoáng sản trên địa bàn xã H’Bông nhưng nội dung lại là biên bản tịch thu cục đá cảnh nêu trên chở về UBND huyện. Theo quy định, hành vi vi phạm hành chính diễn ra ở đâu thì biên bản phải được lập tại đó. Thế nhưng biên bản vi phạm hành chính đối với bà Sắc được lập tại phòng TN&MT huyện Chư Sê sau ngày phát hiện.
Sau khi tiến hành tạm giữ tang vật là cục đá và áp dụng biện pháp tịch thu, ngoài việc giám định chủng loại đá, thì phải tiến hành định giá tang vật, để biết được thẩm quyền tịch thu thuộc về cấp nào. Vì luật quy định tuỳ theo giá trị của tang vật bị tạm giữ mà thẩm quyền ký quyết định tịch thu sẽ thuộc cấp nào, chứ không phải tuỳ tiện được. Tuy nhiên ở trường hợp này là hoàn toàn không có.
Chứng cứ và quy định của pháp luật quy định rõ ràng là vậy nhưng TAND vẫn đồng tình với các quyết định trước đó của chính quyền huyện Chư Sê và bác toàn bộ đơn khiếu kiện của bà Sắc bao gồm việc không tuyên quyết định số 17 do chủ tịch UBND huyện Chư Sê ký là sai và không trả lại hòn đá cho bà.
Trao đổi với chúng tôi bà Sắc cho rằng: “Tòa án không công tâm một tý nào. Sự việc đã rành rành như vậy, toàn bộ những văn bản liên quan đến tịch thu cục đá của tôi là không có cơ sở, hoàn toàn trái với quy định của pháp luật mà Hội đồng xét xử lại cho là đúng. Tôi không phục với cách làm kiểu của hội đồng xét xử bao biện cho cái sai của chính quyền nhằm làm khó người dân. Tôi sẽ theo vụ kiện này đến cùng để đòi cho bằng được công lý”.
Người dân phố Núi phân tích rằng: việc lấy lại hòn đá của bà Sắc là điều rất khó vì hiện nó đã yên vị tại quảng trường Đại Đoàn Kết - một công trình trọng điểm của tỉnh Gia Lai, nên một cá nhân khó làm sao kiện “ông giời”.
Tuy nhiên, nếu phiên tòa phúc thẩm mà bà Sắc chuẩn bị kháng cáo tới đây vẫn không làm rõ những điểm không đúng của chính quyền huyện Chư Sê thì người dân rất lo lắng về cách quản lý, điều hành hiện nay và về lâu dài.
No comments:
Post a Comment