DỰ ÁN THỦY
ĐIỆN ĐN 6 & 6A: HÃY HẠ MÀN!
Được biết Hội đồng thẩm định ĐTM -Bộ
TN & MT sắp thẩm định hai Báo cáo ĐTM dự án đầu tư xây dựng công trình thủy
điện Đồng Nai 6-Công suất lắp máy 135MW và thủy điện Đồng Nai 6A-công suất lắp
máy 106MW (gọi tắt ĐN 6&6A). Hai báo cáo này đều do Viện môi trường và tài
nguyên - Đại học Quốc gia T.P Hồ Chí Minh gọi tắt: Viện) lập thuê cho Công ty
CP tập đoàn Đức Long Gia Lai ( gọi tắt: DLG).
Hiện SCT đã nhận được nhiều ý kiến
tập trung phản biện hai Báo cáo ĐTM ( do Viện vừa chỉnh sửa bổ sung xong
T.6-2013) của các nhà khoa học và người dân có tinh thần quan tâm bảo vệ gìn giữ
môi trường nói chung và rừng Vườn quốc gia Cát Tiên nói riêng.
Với ý thức thượng tôn Pháp luật, hưởng
ứng lời kêu gọi của Đảng, Nhà nước về toàn dân tham gia bảo vệ môi trường, đấu
tranh chống tham nhũng và các tệ nạn xã hội, SCT tiếp tục tập hợp ý kiến cộng đồng
với tinh thần xây dựng và mục tiêu hài hòa lợi ích các bên liên quan, tránh các
xung đột, căng thẳng đổ vỡ không đáng có.
Các ý kiến phản biện sẽ được xếp
theo từng chủ đề và đơn giản hóa các kiến thức chuyên môn sâu cho tiện theo dõi
và ai cũng có thể hiểu được.
Trước hết, SCT xin điểm hai tuyến vấn
đề chính:
1, Cơ sở pháp lý của Dự án:
1.1. Căn cứ Nghị định của Chính phủ
số 135/2003/NĐ-CP ngày 14/11/2003, Về kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp
luật, và Thông tư của Bộ Tư pháp số: 01/2004/TT-BTP ngày 16/06/2004, Về việc hướng
dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 135/2003/NĐ-CP ngày 14/11/2003 của
Chính phủ về kiểm tra xử lý văn bản quy phạm pháp luật.
Theo đó, văn bản hợp pháp cần các
điều kiện:
- Được ban hành đúng căn cứ pháp
lý.
- Được ban hành đúng thẩm quyền
- Nội dung của văn bản phù hợp với
quy định của pháp luật.
- Văn bản được ban hành đúng thể thức
và kỹ thuật trình bày.
-…
Chỉ với bốn điều
kiện trên thì Quyết định của Bộ Công
thương số: 5117/QĐ-BCT, ngày
14/10/2009 do thứ trưởng Bộ
Công thương Đỗ Hữu Hào ký, Phê duyệt điều
chỉnh, bổ sung Quy họach bậc thang thủy điện sông Đồng Nai: "
Điều chỉnh DATĐ ĐN 6 -180MW thành các DA là TĐ ĐN 6-135MW và TĐĐN 6A -106MW, là văn bản có dấu
hiệu trái pháp luật. Quyết định này dường như đã hợp thức cho DLG một việc
đã rồi, gây bao hệ lụy kéo dài chưa có hồi kết. Xin đừng bao biện, tiếp tục lấy
sai lầm để sửa sai lầm nữa.
2.2. Tiếp theo là một số Văn bản của
Bộ Nông nghiệp & PTNT liên quan đến hai dự án thủy điện ĐN 6&6A cũng có
dấu hiệu bất thường.
2.3. Điều trớ trêu là hai BC ĐTM lần
này ( T.6-2013) dù đã cập nhật các VBPL mới tới tháng 5/2013 nhưng vẫn không đếm
xỉa đến Nghị quyết số 49/2010/NQ-QH12 có nội dung, tiêu chí quyết định việc đầu
tư cả hai dự án, mà vẫn chỉ viện dẫn Nghị quyết số 66/2006/NQ-QH11, đã thế lại vẫn
ghi sai năm là 66/2007 y như trong 2 lần trước.
2, Về nội dung kỹ thuật của hai Báo cáo ĐTM xuất bản tháng 6-2013.
Nhìn chung, hai
BC ĐTM xuất bản T6-2013 có hình thức đẹp, biên tập công phu, mục lục rõ ràng;
các bản vẽ và VB liên quan được photo đính kèm theo quy định, riêng phần lời
đánh số tới xxvii+272 trang và xxxii+300 trang ( ĐN 6A).
Dường như BC ĐTM thủy điện ĐN 6A được
làm trước, sau đó chỉnh sửa thành BC DA ĐN 6. Mặc dù các tác giả rất kỳ công
thay đổi tiêu tít, số hiệu bảng biểu, hình ảnh… song nhân viên Photocopy Shop vẫn
có thể chỉ ra vô số các lỗi copy-paste và little trick (tiểu xảo). Hàng loạt
các số liệu chính của dự án đã giảm rất nhiều và tiền hậu bất nhất dù cùng lập
từ một phiên bản hồ sơ TKCS; DAĐT…
Các tác giả đã loại bỏ các hạng mục
chính của dự án do các hạng mục này chiếm nhiều diện tích đất, rừng; nguy cơ
tác động xấu tới môi trường rất lớn: tuyến đường dây tải điện 220kV dài 9,5km nối
giữa ĐN 6&6A; các mỏ đất, mỏ đá; bãi thải… Điều này hoàn toàn trái với Nghị định 29/2011/NĐ-CP ngày 18/04/2011 của Chính phủ quy định
đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ
môi trường; Thông tư 26/2011/TT-BTNMT ngày 18/7/2011 quy định chi tiết một số
điều của Nghị định 29/2011/NĐ-CP và một số Văn bản khác.
Hàng loạt
các kiến thức khoa học, kỹ thuật cơ bản như: đơn vị và thứ nguyên; trắc địa phổ
thông; âm học; thuốc nổ công nghiệp; khoan-nổ mìn; khai thác mỏ…đều rất ấu trĩ,
cắt dán từ nhiểu nguồn tài liệu không chuẩn và bản thân các tác giả chắc cũng
không thể hiểu thay số tính toán kiểu nào để cho ra kết quả cuối.
Ai cũng
có thể thấy rõ BC ĐTM ĐN 6 đã copy từ BC ĐTM ĐN 6A,
chỉ Find "
ĐN 6A" sau đó Replace with " ĐN 6". Ai có thể tin được
các số liệu ở đây?
Thực sự buồn vì các tác giả lập hai Báo cáo
này vì quá lệ thuộc yêu cầu của chủ bỏ tiền thuê mà đã không tôn trọng khoa học,
không tôn trọng nghề thầy giáo và học sinh của mình, quá coi thường các thành
viên Hội đồng thẩm định và dư luận.
SCT tán thành việc báo chí và dư luận
đã nói nên loại bỏ hẳn hai dự án này, không cần thẩm định thêm làm gì nữa.
Theo Báo cáo tài chính của DLG, từ
01/01/2013 đến 30/6/2013, chi phí xây dựng dở dang cho DA thủy điện ĐN6 tăng 678.523.926, VNĐ nâng tổng chi phí lên: 10.571.495.070, VND (
hơn mười tỷ rưỡi). Trong 6 tháng đầu năm 2013, có lẽ chỉ sửa chữa hai BC ĐTM kiểu
cắt-dán; quà Tết; tháp tùng các đoàn kiểm tra thực địa…mà tốn hơn 678 triệu
trong khi tình hình tài chính khó khăn, phải bán đổ tháo nhiều thứ thì biết quyết
tâm theo đuổi hai dự án này mức nào.
Cũng có thể DLG và Viện tư vấn sẽ lại được rút BC ĐTM về sửa chữa lần thứ 4; 5 và khi đó chắc Hội đồng thẩm định sẽ thông
qua với một số lưu ý nào đó chăng?!?
Xin không dự đoán các kịch bản tiếp theo vì vẫn
hy vọng sự quang minh chính đại của từng thành viên ngồi Hội đồng thẩm định BC
ĐTM của Bộ TN&MT.
Chúng tôi mong rằng các bên, các cá
nhân có liên quan sớm nhận ra cái sai, cái bất cập, tự giác xử mình trước và tự
rút lui nếu có thể. Khi đó sẽ đỡ tốn kém họp hành, đỡ xung đột và gây thêm dư
luận không tốt. Hãy học theo Cục CSGT đường bộ-đường sắt, khi TS Lê Hồng Sơn (cục trưởng
Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật) đã gửi giấy mời Cục này họp với Bộ
GTVT, với Văn phòng Chính phủ, nhưng chiều 23-8 Cục CSGT đường bộ-đường sắt đã
hủy nội dung sai trái của Công văn 1042 thì họp làm gì nữa.
SCT sẽ tiếp tục công bố các phản biện
cụ thể, chi tiết để các quý vị có liên quan tham khảo, góp phần đi đến quyết định,
giải pháp phù hợp nhất.
No comments:
Post a Comment