SCT- Những gì cho thấy qua VTV2 phát sóng liên tục phát biểu của GS Lung và đại điện Tổng Cục Lâm Nghiệp-Bộ Nông nghiệp PTNT, cùng với những bài báo như thế này cho thấy Chủ đầu tư và nhóm lợi ích đang thăm dò dư luận lần cuối cùng trước khi HĐTĐ làm việc sớm trong tháng 8 này và làm cơ sở cho Thủ tướng, Quốc hội quyết định số phận Đồng Nai 6 và 6A. Nhóm các chuyên gia SCT đã và đang đọc DMT mới nhất và cũng là cuối cùng. Chuyên gia SCT đã phát hiện nhiều lỗi sai nghiêm trọng trong DTM và sẽ được nhóm SCT công bố vào thời điểm thích hợp nhất.
VTV2 - Phỏng vấn GSTS Nguyễn Ngọc Lung và TS Ngô Tiến Dũng trong chương trình “Nghĩ mở nói thẳng” về thủy điện Đồng Nai 6 và Đồng Nai 6A (đã phát sóng trên kênh VTV2 lúc 20h35 ngày 19/7/2013 và 14h ngày 20/7/2013 và phát lại nhiều lần sau đó)
http://tv.sax.vn/khac/nghi-mo- noi-thang-lieu-viet-nam-co- tro-thanh-quoc-gia-khong-co- rung.html
("Ước gì em đã không xem cái video của VTV2 kia. NHẢM BỎ XỪ."-SCT member)
("Ước gì em đã không xem cái video của VTV2 kia. NHẢM BỎ XỪ."-SCT member)
Những sự lựa chọn của Việt Nam
Cùng với xu hướng phát triển nguồn năng lượng tái tạo của thế giới, đặc biệt là phát triển thủy điện để giảm thiểu phát thải nhà kính, giải thiểu lượng CO2 mỗi năm cho môi trường, nhiều công trình thủy điện ở nước ta cũng tích cực điều chỉnh thiết kế kỹ thuật, hạn chế tối đa diện tích chiếm đất và bảo vệ môi trường. Đây chính là một lợi thế của Việt Nam đang được nhiều dự án hướng tới.
Khảo sát các công trình thủy điện đang trong thời gian xem xét hiện nay, chúng ta có thể thấy điều này ở công trình trong thời gian qua thu hút sự chú ý của công luận là Thủy điện Đồng Nai 6 và 6A.
Một số luồng ý kiến phản đối việc xây dựng hai dự án này với lý do chiếm hàng trăm ha đất thuộc VQG Cát Tiên, tuy nhiên, về phía chủ đầu tư cũng đã tiếp thu những ý kiến từ phía các cơ quan chức năng cũng như dư luận và đã có những điều chỉnh phù hợp, đảm bảo giảm thiểu tối đa diện tích chiếm đất, đảm bảo điều hòa dòng chảy môi trường.
Cụ thể, từ 1.952 ha diện tích chiếm đất, trong đó có 732 ha diện tích thuộc VQG Cát Tiên theo quy hoạch ban đầu, Chủ đầu tư - Đức Long Gia Lai đã tìm cách giảm thiểu tối đa diện tích chiếm đất, diện tích rừng và tác động môi trường. Theo đó, bậc thang thủy điện Đồng Nai 6 được chia thành hai bậc thang thủy điện Đồng Nai 6 và Đồng Nai 6A với tổng công suất 241 MW, diện tích chiếm đất chỉ còn 372 ha, diện tích chiếm đất thuộc VQG Cát Tiên là 137 ha, giảm thiểu đáng kể so với quy hoạch trước đó.
Để đảm bảo dòng chảy môi trường, trong khi các thủy điện bậc trên sông Đồng Nai từ Đồng Nai 2 đến Đồng Nai 5 đều sử dụng 2 tổ máy tua bin Francis, hai dự án Đồng Nai 6 và 6A sử dụng tua bin Kaplan là loại tuabin có thể làm việc ở phạm vi lưu lượng và công suất rộng hơn so với tua bin Francis có cánh cố định.
Đổi lại, chi phí thiết bị tua bin Kaplan cao hơn tuabin Francis rất nhiều. Loại tua bin này có thể phát điện từ mức lưu lượng 30% lưu lượng thiết kế nên tua bin Kaplan có thể làm việc ngay khi lưu lượng về hồ thấp.
Đồng thời, quy trình vận hành hồ thủy điện Đồng Nai 6 và 6A đảm bảo duy trì dòng chảy hạ lưu liên tục 24/24h ở lưu lượng phát điện nhỏ nhất là 68m3/s. Thay vì tập trung trữ nước để vận hành vào giờ cao điểm với giá bán điện khá cao là 957 đ/KWh, hai dự án Đồng Nai 6 và 6A xả nước liên tục 24/24h để đảm bảo dòng chảy môi trường và chấp nhận giá bán điện chỉ còn 838đ/Kwh. Như vậy, để đảm bảo dòng chảy môi trường, tránh ảnh hưởng đến vùng hạ du, nhà đầu tư chấp nhận giảm lợi ích tài chính để đảm bảo nguyên tắc vận hành, đảm bảo lưu lượng nước về hạ du mỗi ngày.
Trong khi đó, với sản lượng điện gần 1 tỷ KWh hai dự án có thể mang lại, nếu chúng ta sản xuất bằng nhiệt điện phải mất tới 540.000 tấn than đá mỗi năm. Để vận chuyển được hàng trăm ngàn tấn than đá như vậy mỗi ngày phải cần tới 100 chuyến xe 15 tấn, điều này có thể sản sinh ra một lượng CO2 cực lớn bằng 514.000 tấn mỗi năm.
Mặc dù còn nhiều tranh cãi nhưng những hiệu ích kinh tế và cố gắng của Nhà đầu tư trong việc giảm thiểu tác hại đến môi trường đã được ghi nhận. Đây là động thái phù hợp với chiến lược phát triển nguồn năng lượng sạch, năng lượng tái tạo để dần thay thế cho nhiên liệu hóa thạch. Và qua đợt tăng giá lần này, điều nó càng được thể hiện rõ hơn.
No comments:
Post a Comment