Nguy cơ tiêu vong của quý (báu vật Cát Tiên), bằng chứng mới
SCT- Một nhà khoa học vừa đưa ra cách nhìn mới chứng minh nguy cơ mất đa dạng sinh học vùng Cát Lộc nếu hai dự án thủy điện Đồng Nai 6 và Đồng Nai 6A (ĐN 6&6A) được phê duyệt.
Ông khẳng định nguy cơ ấy chưa được xét đến trong báo cáo đánh giá tác động môi trường (EIA) mới nhất mà chủ đầu tư vừa trình Bộ Tài nguyên & Môi trường. Ông cũng cho rằng bản thân các nhà bảo tồn phản đối hai dự án ĐN 6&6A cũng chỉ ra nguy cơ này một cách thuyết phục.
Cả hai bên tranh luận đều thiếu
Trong thời gian qua liên tục có những ý kiến trái chiều và cái được và mất khi thực hiện dự án thủy điện Đồng Nai 6 và Đồng Nai 6 A (ĐN 6&6A) trên sông Đồng Nai. Có lẽ đây là trường hợp đầu tiên, trên một dự án, lần lượt hai bản đánh giá tác động môi trường (EIA) do hai cơ quan khác nhau thực hiện nối tiếp nhưng vẫn không đạt yêu cầu khi thẩm định.
Dự án chưa nhận được đồng thuận từ các bên liên quan là do những lo ngại quá lớn về tác động của chúng tới môi trường sinh thái, đa dạng sinh học ở Vườn Quốc gia Cát Tiên vốn đã được chăm sóc bảo vệ hàng chục năm qua. Bao nỗ lực như vậy mà mất mát từ rừng vẫn xảy ra.
Tranh luận về tác động của hai dự án ĐN 6&6A vẫn chưa kết thúc. Các bên vẫn chưa minh giải rõ ràng, thuyết phục, và nhiều khi đi vào thông tin vụn vặt về có hay mất cây này, con kia. Và điều này thực sự khó kết thúc bởi các nghiên cứu điều tra thực tế của các bên, bên chủ đầu tư dự án, và bên phản đối dự án đều chưa đủ dày. Cách thức tranh luận này nhiều khi làm nhòe đi mối quan tâm chung về sự mất mát sẽ là như thế nào đối với tổng thể thiên nhiên toàn khu vực.
Trong bài này, chúng tôi tiếp cận vấn đề tác động động của dự án ĐN 6&6Alên môi trường sinh thái khu vực từ góc độ dự báo chung. Đây là góc độ, theo chủ quan chúng tôi, các bên tranh luận đều chưa có được đầy đủ dữ liệu.
Phá vỡ “đa dạng beta”
Từ lâu quan hệ giữa kích cỡ số loài S và kích thước không gian sống A được xem là một quan hệ cơ bản trong sinh thái học, trong quá trình tiến hóa tự nhiên. Mọi người đều rõ là quan hệ này được thể hiện khái quát qua phương trình hàm số mũ cơ bản[5].
S = cAz [*]
Tuy nhiên, sự chia cắt các không gian sống không đồng nhất còn làm tăng nguy cơ mất đa dạng loài loài và thể hiện qua phương trình mở rộng [4] dưới đây:
S = cAz exp(−b/λ), hay log S= log c + z logA −bλ−1 [**]
Với λ là mức độ chia cắt, c, b là các hệ số.
Lý thuyết chung về quy mô tỷ lệ không gian sống và loài không phải lúc nào cũng được vận dụng đúng vào thực tế, vì nhiều lý do. Chính những tồn tại này đã được bàn luận sôi nổi tại hội nghị chuyên đề đặc biệt SCALES tại của Hội Bảo tồn Sinh học (ECCB) châu Âu lần III ở Glasgow vào ngày 28- 31/8/2012. Đây thực sự là cuộc đối thoại rất hữu ích giữa các nhà bảo vệ thiên nhiên và các nhà quản lý về thực thi các dự án phát triển.
Mở đầu, GS William Kunin từ Đại học Leeds (Anh Quốc), nói "các nhà hoạch định chính sách cần xem xét không chỉ tính cần thiết bảo vệ sự phong phú loài (các nhà khoa học gọi là "đa dạng alpha"), mà còn là những thay đổi trong thành phần loài từ một môi trường sống này sang một môi trường sống khác, còn được gọi là "đa dạng beta". Cần tập trung vào đa dạng beta, chứ không phải là tập trung vào số lượng của các loài hoặc loài chủ đạo nào trong một khu vực hay trong một quy mô nhất định. Làm như thế, chắc chắn sẽ nâng cao được hiệu quả bảo tồn".
Nguy cơ tiêu vong của quý (báu vật Cát Tiên), bằng chứng mới
SCT- Một nhà khoa học vừa đưa ra cách nhìn mới chứng minh nguy cơ mất đa dạng sinh học vùng Cát Lộc nếu hai dự án thủy điện Đồng Nai 6 và Đồng Nai 6A (ĐN 6&6A) được phê duyệt.
Ông khẳng định nguy cơ ấy chưa được xét đến trong báo cáo đánh giá tác động môi trường (EIA) mới nhất mà chủ đầu tư vừa trình Bộ Tài nguyên & Môi trường. Ông cũng cho rằng bản thân các nhà bảo tồn phản đối hai dự án ĐN 6&6A cũng chỉ ra nguy cơ này một cách thuyết phục.Với λ là mức độ chia cắt, c, b là các hệ số.
“Cần tập trung vào đa dạng beta, chứ không phải là tập trung vào số lượng của các loài hoặc loài chủ đạo nào trong một khu vực hay trong một quy mô nhất định. Làm như thế, chắc chắn sẽ nâng cao được hiệu quả bảo tồn". GS William Kunin từ Đại học Leeds (Anh Quốc) |
Tiến sĩ Guy Pe'er, Viện Môi trường UFZ (Đức), cho rằng "việc kết nối các mảnh còn sót của môi trường sống tự nhiên phải được làm hiệu quả hơn khi lập chính sách và kế hoạch. Khi đó sẽ cho các loài có cơ hội sống sót qua biến đổi khí hậu. Nếu môi trường sống tự nhiên vẫn còn bị phân mảnh, chia cắt quá mức, hậu quả sẽ là nhiều loài không bao giờ thích ứng kịp với biến đổi khí hậu”
"Đã từ lâu, sự sao nhãng, không chú ý tới quy mô không gian và thời gian cho chức năng các hệ sinh thái khi tiến hành thiết kế các biện pháp bảo tồn có thể dẫn đến hậu quả tiêu cực lâu dài. Đây là nguyên nhân thất bại của mục tiêu (hội nghị năm 2010) nhằm làm giảm và hạn chế sự suy giảm đa dạng sinh học ở châu Âu", Tiến sĩ Klaus Henle, Viện Môi trường UFZ (Đức), điều phối viên dự án SCALES, nhấn mạnh.
Khi đặt dự án ĐN 6&6Avào vị trí như dự kiến thì nguy cơ tiêu vong, mất đi tài nguyên sinh vật và hệ sinh thái của cả vùng Cát Lộc sẽ là rất lớn. Nguy cơ ấy chưa được xét tới trong các báo cáo EIA về hai dự án ĐN 6 &6A, cho tới thời điểm hiện nay .
|
Cát Lộc, quả bom sinh thái hẹn giờ
Trở lại khu vực Cát Lộc, xin chưa xét tới con số cụ thể đa dạng loài đến mức độ nào. Còn phải điều tra lâu dài về khu vơcj này. Nhưng ta có thể mặc định có số loài hiện hữu là S cần bảo vệ.
Xét về lý thuyết đơn thuần, suy giảm loài do giảm không gian sinh tồn, do diện tích mất rừng ở khu vực Cát Lộc bởi dự án ĐN 6&6Atheo phương trình [*] là nhỏ so với tổng diện tích khu vực. Số loài sinh vật hiện hữu có nguy cơ suy giảm hay mất đi, như vậy, có thể sẽ không đáng kể. Bởi diện tích mất đi (từ rừng phòng hộ tới rừng bảo vệ nghiêm ngặt) chỉ chiếm hơn 0,13% diện tích đất có rừng trong Vườn Quốc gia (VQG) Cát Tiên, hay khoảng 0,2 % so với khu vực Cát Lộc.
Scl=S-Smd = c(A-a)z
Trong phương trình trên, S là số loài hiện hữu, Scl là số loài còn lại, Smd là số loài mất đi, A là diện tích nơi sống hiện tại, a là diện tích bị dự án lấn chiếm.
Đây cũng là lý luận biện minh về tác động tới suy giảm đa dạng sinh học của các báo cáo EIA đối với hai dự án ĐN 6&6A. Suy luận này có thể đúng trong một số trường hợp. Tuy nhiên điều đó sẽ không đúng đối với khu vực cụ thể mà dự án ĐN 6&6Adự kiến được xây dựng.
Hiện trạng khu vực (Hình 1) cho thấy vùng đất bị khai phá thuộc Xã Đồng Nai Thượng và tuyến đường đất về trung tâm Huyện Đà Tẻh như một cái nêm chèn vào giữa hai phân khu bảo tồn nghiêm ngặt. Chỉ riêng cái tên “phân khu bảo vệ nghiêm ngặt” cũng đủ nói lên giá trị các khu này.
Hơn 75 năm trước, trong cuốn “Địa lý sinh học Đông Dương và bảo vệ thiên nhiên” mô tả sự giàu có giống loài sinh vật ở vùng Đông Dương và vùng Nam Tây Nguyên nói riêng, nhà khoa học Évrard F. (người Pháp) đã đề xuất khẩn cấp tiến hành bảo tồn những giá trị thiên nhiên ở đây do những tác động khai phá của con người. Theo IUCN, các khu rừng nguyên sinh nhiệt đới đang là đối tượng ưu tiên cần bảo vệ bởi chúng không thể thay thế được trong tự nhiên [2].
|
Hiện chỉ còn một dải mỏng rừng nghèo ven sông có vai trò như hành lang sinh thái để kết nối haiphân khu bảo tồn nghiêm ngặt đó. Trong tương lai, nếu hai dự án thủy điện ĐN 6&6A được phê duyệt, hiện trạng sẽ là hai công trình ĐN 6&6A được xây dựng trong bối cảnh tồn tại khu vực đất đã bị dân khai phá làm ruộng rẫy thuộc địa bàn Xã Đồng Nai Thượng (Hình 1).
Khi đó, hoạt động và tác động đi kèm của chúng sẽ gần như chia cắt khu vực Cát Lộc và hai khu vực bảo tồn nghiêm ngặt thành hai mảnh tách biệt ở phía đông bắc và phía tây nam (xem Hình 2).
Trong trường hợp này thì số loài S thực tế sẽ giảm hơn nhiều với cách tính ở trên. Bởi phép chia diện tích (A/?) thay vì là trừ (A-a), với giả thiết diện tích hai mảnh tương đương, cụ thể:
Scl*=S-Smd = c(A/2)z
Scl* là số loài còn lại sau khi bị chia cắt. Và sự mất mát sẽ lớn hơn nhiều so với các báo cáo EIA nhận định.
Hình 1. Vị trí cụm dân cư xung quanh khu vực thực hiện dự án (trích từ Hình 1-7 từ báo cáo EIA của Viện Môi trường & Tài nguyên lập, tháng 10/2012). Vùng có màu xanh là đất còn có thảm rừng. Cùng, còn màu nâu xám là đất trồng trọt.
Nếu xét thêm về khía cạnh hệ thống sinh thái vùng Cát Lộc có tính đặc thù riêng, không đồng nhất, sự chia cắt này còn kéo theo dự báo mất mát loài sinh vật tự nhiên lớn hơn khi ta áp dụng phương trình [**].
Nguy cơ này cũng sẽ còn nghiêm trọng hơn khi tình trạng xâm hại thiên nhiên hoang dã, săn bắt trộm, khai thác lâm sản vẫn chưa được kiểm soát triệt để.
Hình 2. Khả năng bị chia cắt (theo hướng mũi tên) của không gian sinh thái khu vực Cát Lộc (nền trích từ báo cáo EIA do Viện Môi trường và Tài nguyên lập, tháng 10/2012)
Từ những phân tích nêu trên, ta thấy khi đặt dự án ĐN 6&6Avào vị trí như dự kiến thì nguy cơ tiêu vong, mất đi tài nguyên sinh vật và hệ sinh thái của cả vùng Cát Lộc sẽ là rất lớn. Nguy cơ ấy chưa được xét tới trong các báo cáo EIA về hai dự án ĐN 6 &6A, cho tới thời điểm hiện nay.
Thay lời kết, chúng tôi muốn nêu lại ý kiến về sự cần thiết bảo vệ tự nhiên ở vùng Đông Nam Bộ của ông Évrard F. (người Pháp) khi chứng kiến sự giàu có các giống loài sinh vật ở vùng Đông Dương và cụ thể là vùng Nam Tây Nguyên gần 80 năm trước. Ý kiến của ông được viết trong cuốn “Địa lý sinh học Đông Dương và bảo vệ thiên nhiên” vào năm 1937 [3]. Évrard đã đề xuất khẩn cấp tiến hành bảo tồn những giá trị thiên nhiên ở đây do những tác động khai phá của con người. Và theo Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN), do tính nguy cấp. các khu rừng nguyên sinh nhiệt đới đang là đối tượng ưu tiên cần bảo vệ bởi chúng không thể thay thế được trong tự nhiên [2].
Tài liệu tham khảo
[1] Báo cáo ĐTM của Viện Môi trường và Tài nguyên lập, 10/2012
[2] David A. Keith, và cộng sự. Scientific Foundations for an IUCN Red List of Ecosystems. PLoS ONE, 2013; 8 (5): e62111 DOI: 10.1371/journal.pone.0062111.
[3] Évrard F., Biogéographie Indochinoise et reserves naturelles. Le volume: Contribution a l`étude des reserves naturelles et des pars nationaux. Éditeur Paul Lechevalier, Société de Biogéographie, 1937.
[4] Ilkka Hanski, Gustavo A. Zurita, M. Isabel Bellocq, Joel Rybicki, (2013), Species–fragmented area relationship. PNAS | July 30, 2013 | vol. 110 | no. 31 | 12715–12720.
[5] Rosenzweig, M.L. (1995), Species Diversity in Space and Time. Cambridge University Press, Cambridge.
|
TS Lê Xuân Thuyên, Trung tâm Nghiên cứu Đất ngập Nước (ĐH Khoa học Tự nhiên TP.HCM)
Tác giả gửi trực tiếp cho BBT SCT.
Thân gởi anh Thuyên, anh Thuật và những ai quan tâm,
ReplyDeleteCám ơn bài phân tích rất hay, rất khoa học của anh Thuyên.
Khi đánh giá tác động môi trường của một dự án liên quan đến khu bảo tồn thiên nhiên thì phần diện tích rừng bị chiếm là một quan tâm nhưng bên cạnh đó một yếu tố khác cũng quan trọng không kém đó là vị trí của dự án đặt ở đâu trong khu bảo tồn. Đôi khi diện tích chiếm dụng không lớn nhưng vị trí chiếm dụng nằm ở gần khu lõi thì đó là vấn đề.
Nói nôm na một cách hình tượng cho dễ hiểu thì khi mình bị 1 ai đó đánh, diện tích phần cơ thể bị đánh không quan trọng bằng vị trí bị đánh. Diện tích bị đánh có thể lớn, ví dụ phát cả bàn tay 1 cái mạnh vào mông, thì tổn thương không nghiêm trọng bằng chỉ cần lấy 1 ngón tay xỉa vào con ngươi hay một "tử huyện" khác.
Dự án thủy điện Đồng Nai 6 va 26A sở dĩ bị dư luận và cộng đồng trong và ngoài người quan ngại chính vì nó đặt ở điểm gần "tử huyệt" của Vườn Quốc gia Cát Tiên.
Ngoài ra, trong báo cáo đánh giá tác động môi trường này không xem xét đến việc đánh giá tác động tích lũy (Cumulative Impact Assessment - CIA) khi nhiều công trình thủy điện cùng vận hành sẽ tạo ra những ảnh hưởng tiêu cực cho toàn bộ hệ thống rừng lưu vực Đồng Nai.
Hy vọng ngày sẽ có thêm nhiều tấm lòng, chung tay góp thêm tiếng nói của người bảo vệ rừng trước các hiểm họa thu hẹp diện tích Vườn bảo tồn, dù có sự ngụy biện diện tích này là nhỏ so với các dự án khác.
Trân trọng cám ơn anh Thuyên, anh Thuật và các bạn yêu quý Cát tiên.
Thân ái,
T