Tuesday, August 13, 2013

Ngư dân Đồng Nai cũng như ngư dân Mekong lo sợ cho tương lai vì đập thủy điện hiện ra.

Đập hiện ra lờ mờ, ngư dân MeKong lo sợ cho tương lai

Đăng bởi Amelie Bottollier-Depois, ngày 04 tháng tám năm 2013 AFP

Wiang Kaen, Thái Lan (AFP) – Nguồn nước Mekong hùng vĩ đã duy trì cuộc sống bền vững qua bao thế hệ gia đình nhưng ngày nay ngư dân ở đây thường chỉ tìm thấy những mẻ lưới trống rỗng và họ lo sợ những đập thủy điện khổng lồ sẽ phá hủy cuộc sống của họ.

Ảnh: foxnews.com 

Pat Chaiwong đã đánh cá trên dòng Mekong ở phía bắc Thái Lan đã ba thập kỷ nhưng ngày nay ngày càng hiếm hơn những ngày có cá mang về nhà.

"Có những ngày tôi có thể bắt được cá. Một số ngày tôi không bắt được gì cả," lời than phiền của một ngư dân 67 tuổi, một trong khoảng hai chục ngư dân trong cộng đồng của Wiang Kaen ở phía bắc của tỉnh Chiang Rai.

Đối với nhiều người trong cộng đồng, lý do cho những thay đổi trên nằm ở thượng nguồn ở tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, nơi các đập trên thượng nguồn sông làm thay đổi chu kỳ tự nhiên của thiên nhiên.

"Thông thường nước sẽ dâng lên (và hạ xuống) theo các mùa," giờ đây nước khi lên khi xuống tùy thuộc vào việc các con đập mở hay đóng cửa - "Đó là lý do tại sao lượng cá giảm xuống" - ngư dân Decha Chaiwong, 48 tuổi cho biết.

Hiện nay, có một mối đe dọa mới hiện ra lù lù ở hạ lưu nước láng giềng Lào đó là dự án thủy điện Xayaburi.

Dự án thủy điện Xayaburi là một trong 11 kế hoạch ở hạ lưu Mê Kông, đã nâng cao những lo ngại về tương lai của khoảng 60 triệu người trong khu vực ​​phụ thuộc vào sông mặt nào đó.

Theo nhóm bảo tồn WWF, 4.800km (3.000 dặm) đường thủy - dài nhất ở Đông Nam Á - là khu trú ẩn của hàng trăm loài cá nước ngọt bao gồm cả loài cá da trơn Mekong khổng lồ có nguy cơ tuyệt chủng.

Các nhà môi trường cảnh báo rằng việc xây dựng đập ở hạ lưu sông Mekong sẽ giữ lại các chất dinh dưỡng quan trọng, làm tăng sự phát triển của tảo và ngăn chặn hàng chục loài cá di cư - bao gồm cả cá da trơn khổng lồ - bơi ngược dòng để đẻ trứng.

Niwat Roykaew, Chủ tịch Mạng lưới bảo tồn văn hóa tài nguyên của tỉnh Chiang Rai cho biết, "Nếu đập Xayaburi được xây dựng, cá sẽ không thể đẻ trứng, vì thế số lượng cá và các loài cá sẽ giảm và chắc chắn đó sẽ là có một tác động rất lớn"

Theo Ủy hội sông Mekong (MRC), nhiều trong số gần 200 loài ở hạ lưu Mekong bơi ngược lên thượng nguồn để đẻ trứng, đó là một trong những số lượng di cư hàng loạt quan trọng nhất trên thế giới.

Dự án thủy điện Xayaburi, do nhóm CH Karnchang Thái đứng đầu, đã chia rẽ sâu sắc bốn quốc gia Mekong - Lào, Việt Nam, Campuchia và Thái Lan - những người đã thành lập Ủy hội sông Mê Kông, một nhóm liên chính phủ.

Cộng hòa nhân dân Lào, một trong các quốc gia kém phát triển nhất thế giới tin rằng dự án đập 1285 megawatt – theo giới truyền thông sẽ có giá 3.5 tỉ đôla - sẽ giúp nó trở thành "bình điện của Đông Nam Á".

Thái Lan đã đồng ý mua phần lớn lượng điện được tạo ra bởi dự án, nhưng Campuchia và Việt Nam lo ngại đập có thể có những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự di cư của cá và dòng chảy trầm tích, tác động đến canh tác của ngư dân và các ngành công nghiệp đánh bắt cá.

Bất chấp những mối lo ngại, thi công trên phần chính của đập đã bắt đầu vào tháng Mười Một mà Lào dự đoán sẽ hoàn thành vào cuối năm 2019.
Niwat miêu tả việc quyết định đi trước mà không cần lắng nghe những quan ngại của người dân như "một cuộc đảo chính chống lại sông Mekong".

"Chúng tôi là những đứa trẻ của sông Mekong. Chúng tôi đã được sinh ra và lớn lên trên sông Mekong. Nó đã chăm sóc và nuôi sống chúng tôi. Rồi một ngày kia các con đập đã đến," ông nói thêm.

Hiệp hội của ông đã đệ đơn kiện chống lại cơ quan điện lực của nhà nước Thái Lan (EGAT) và chính phủ Thái Lan với nỗ lực ngăn chặn dự án.

Cả EGAT và nhà phát triển CH Karnchang đều không đáp lại yêu cầu ngừng dự án.

Ông Hans Guttman, Giám đốc điều hành Ban Thư ký Ủy hội sông Mê Kông cho biết, Lào đã điều chỉnh thiết kế để cố gắng giảm thiểu các tác động, những điều chỉnh đó bao gồm một hệ thống để xả trầm tích qua các đập và lối đi cho các loài cá di cư.

"Nó vẫn còn câu hỏi liệu trầm tích xả ra sẽ làm việc như dự kiến ​​hay không bởi vì nó chưa bao giờ được thử nghiệm, và đó cũng là mối quan tâm về việc liệu những lối đi cho cá sẽ hoạt động hay không" ông nói thêm.

Trong một nghiên cứu được công bố vào năm 2011, MRC đã cảnh báo rằng việc xây dựng 11 con đập trên sông tại Lào và Campuchia cũng như trên hơn hàng chục nhánh sông có thể gây ra việc đánh bắt cá giảm ít nhất 25% vào năm 2030.

Người dân Thái đang đấu tranh "thay mặt sông Mekong" và cũng là cho người dân ở Lào, Việt Nam và Campuchia, những người có ít tự do ngôn luận, Pianporn Deetes với nhóm chiến dịch Sông ngòi Quốc tế cho biết.

"Có rất nhiều lễ hội và những truyền thống gắn liền với sông Mekong", bà nói, chẳng hạn như con rắn Naga huyền bí bảo vệ sông Mekong.

"Nhưng nếu các con đập ngăn chặn dòng sông, điều này có nghĩa là Naga không thể di chuyển lên phía thượng nguồn" bà nói thêm.

Với loài cá da trơn khổng lồ trên dòng Mekong cũng vậy. Đây là một trong những loài cá nước ngọt lớn nhất thế giới có thể đạt tới ba mét (10 feet) chiều dài và 300 kg (660 pao).

Theo một nghiên cứu gần đây của WWF, đã bị đe dọa vì đánh bắt quá mức, chỉ có khoảng 200 loài được ước tính vẫn còn, trong đó lo ngại rằng việc xây dựng đập sẽ đưa các sinh vật đi đến tuyệt chủng.

"Trong quá khứ, tôi bắt được rất nhiều nhưng bây giờ không có gì cả," ngư dân Pat nói. "Tôi không biết tất cả chúng đã đi đâu".

Nguồn: http://www.foxnews.com

Ngọc CSRD, tạm dịch

No comments:

Post a Comment