Nhật ký Năng lượng: An toàn thủy điện, "làm lồng sắt nhốt hổ giữ"
10:48 |17/08/2013NangluongVietnam - Kể từ khi có chủ trương xã hội hóa lĩnh vực thủy điện vừa và nhỏ, vấn đề an toàn của các đập thủy điện ngày càng khiến nhiều người quan tâm và lo lắng. Có người ví việc giữ gìn an toàn thủy điện tựa như việc "làm lồng sắt nhốt hổ dữ". Ví von như vậy để dễ nhớ, dễ liên tưởng và đề phòng, còn nếu để xảy ra một sự cố vỡ đập thì tùy theo quy mô, có thể một cơn "đại hồng thủy" sẽ xuất hiện và tai họa sẽ khôn lường. Chính vì thế, cách đây ít ngày, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã yêu cầu Khẩn trương kiểm tra độ an toàn đập các hồ thủy điện. Bộ NN&PTNT vừa có quyết định Thành lập 5 đoàn kiểm tra công tác bảo đảm an toàn các hồ chứa nước tại 23 tỉnh, thành trên cả nước.
>> Nhật ký Năng lượng: 'An toàn hệ thống điện' và 'ý tưởng siêu dự án'
>> Nhật ký Năng lượng: Năng lượng tái tạo và tiếng gọi của lương tri
>> Nhật ký Năng lượng: Nguy hiểm điện hạt nhân chỉ là tưởng tượng
>> Nhật ký Năng lượng: "Quyền lực thượng nguồn"
>> Nhật ký Năng lượng: 'Khi cơn đói dầu hoành hành'
>> Nhật ký Năng lượng: Thông điệp toàn cầu về điện hạt nhân
>> Nhật ký Năng lượng: Kỳ tích 'chinh phục lòng đất'
>> Nhật ký Năng lượng: Lọc dầu Dung Quất - vạn sự khởi đầu nan
>> Nhật ký Năng lượng: Ngành than định vị tương lai
>> Nhật ký Năng lượng: Nỗ lực cho một điều bình thường
>> Nhật ký Năng lượng: Năng lượng tái tạo và tiếng gọi của lương tri
>> Nhật ký Năng lượng: Nguy hiểm điện hạt nhân chỉ là tưởng tượng
>> Nhật ký Năng lượng: "Quyền lực thượng nguồn"
>> Nhật ký Năng lượng: 'Khi cơn đói dầu hoành hành'
>> Nhật ký Năng lượng: Thông điệp toàn cầu về điện hạt nhân
>> Nhật ký Năng lượng: Kỳ tích 'chinh phục lòng đất'
>> Nhật ký Năng lượng: Lọc dầu Dung Quất - vạn sự khởi đầu nan
>> Nhật ký Năng lượng: Ngành than định vị tương lai
>> Nhật ký Năng lượng: Nỗ lực cho một điều bình thường
Bình luận tuần thứ 11:
Thuỷ điện vốn được coi là năng lượng tái
tạo, đem nhiều lợi ích cho con người. Mọi người đều thấy lợi ích lớn
nhất của thuỷ điện là không cần đến nhiên liệu, bởi vậy các nhà máy thuỷ
điện không phải chịu cảnh tăng giá của nhiên liệu hóa thạch như dầu mỏ, khí thiên nhiên hay than đá, và không cần phải nhập nhiên liệu. Các nhà máy thuỷ điện cũng có tuổi thọ lớn hơn các nhà máy nhiệt điện.
Trên thế giới, một số nhà máy thuỷ điện đang hoạt động hiện nay đã được
xây dựng từ 50 đến 70 năm trước. Chi phí nhân công cũng thấp bởi vì các
nhà máy này được tự động hoá cao, ít người làm việc tại chỗ khi vận
hành thông thường.
Những hồ chứa được xây dựng cùng với các
nhà máy thuỷ điện thường là những địa điểm thư giãn tuyệt vời cho các
môn thể thao nước và trở thành điểm thu hút khách du lịch. Các đập đa
chức năng được xây dựng để tưới tiêu, kiểm soát lũ, hay giải trí, có thể
xây thêm một nhà máy thuỷ điện với giá thành thấp, tạo nguồn thu hữu
ích trong việc điều hành đập.
Trên thế giới, việc sử dụng động lực hay
năng lượng dòng chảy của các con sông hiện nay chiếm 20% lượng điện của
các quốc gia. Na Uy sản xuất toàn bộ lượng điện của mình bằng sức nước,
trong khi Iceland sản xuất tới 83% nhu cầu của họ (2004), Áo sản xuất
67% số điện quốc gia bằng sức nước (hơn 70% nhu cầu của họ). Canada là
nước sản xuất điện từ năng lượng nước lớn nhất thế giới và lượng điện
này chiếm hơn 70% tổng lượng sản xuất của họ.
Thuỷ điện không phải là một sự lựa chọn
chủ yếu tại các nước phát triển bởi vì đa số các địa điểm chính tiềm
năng khai thác thuỷ điện tại các nước đó có đã bị khai thác rồi hay
không thể khai thác được vì các lý do khác như môi trường.
Thủy điện Sơn La - An toàn là mục tiêu số 1
Buổi lễ khánh thành Nhà máy thủy điện Sơn La
- công trình thủy điện lớn nhất Đông Nam Á - sáng 23/12/2012 sau 7 năm
xây dựng đã tạo nên một dấu mốc lịch sử trong quá trình phát triển thủy
điện ở Việt Nam. Tuy nhiên, để đạt được những vinh quang ấy, nhiều nhà
khoa học tâm huyết, nhiều nhà hoạch định chính sách đầu não của đất nước
đã lao tâm khổ tứ để trả lời cho câu hỏi: Phương án nào sẽ bảo đảm an
toàn nhất cho Thủy điện Sơn La?
Sông Đà là chi lưu lớn nhất của hệ thống
sông Hồng. Trên lãnh thổ Việt Nam, sông Đà có chiều dài khoảng 540 km,
từ Mường Tè (Lai Châu) đến Việt Trì (Phú Thọ). Với độ chênh lệch cao
trình khoảng 300 m, lại uốn khúc quanh co, núi non trùng điệp, sông Đà
và các chi lưu của nó chứa đựng tiềm năng thủy điện to lớn, 22-30 tỷ kWh
mỗi năm, chiếm khoảng 1/3 tổng tiềm năng của cả nước.
Khai thác tối đa tiềm năng này, đồng thời
ngăn chặn các con lũ lớn từ sông Đà đổ xuống hạ lưu là mục tiêu quan
trọng của dự án thủy điện Sơn La. Tuy nhiên, trên cả dòng chảy dài 540
km sẽ xây dựng bao nhiêu con đập để tạo nên bao nhiêu hồ chứa là khó
khăn đầu tiên nảy sinh. Trong hàng chục phương án được xem xét, nổi lên 3
phương án sau đây:
- Phương án 1 - Sơn La cao (mực nước trung bình 265m), với hai bậc thang: Sơn La cao - Hòa Bình.
- Phương án 2 - Sơn La thấp (215 m), với ba bậc thang: Lai Châu - Sơn La thấp - Hòa Bình.
- Phương án 3 - Sơn La nhỏ (205 m), với bốn bậc thang: Lai Châu - hai đập ở Sơn La - Hòa Bình.
Mỗi phương án đều có mặt mạnh và yếu.
Tranh luận lớn nhất giữa các nhà khoa học và các nhà quản lý xoay quanh
phương án 1 và phương án 2.
Các nhà khoa học phân tích rằng, Tây Bắc
là vùng có nguy cơ động đất mạnh nhất ở nước ta. Xây dựng và đảm bảo an
toàn cho một công trình đồ sộ trong điều kiện địa chất đó theo phương án
Sơn La cao là rất phức tạp và tốn kém. Mặc khác, sự xuất hiện một hồ
chứa nước khổng lồ sẽ tác động mạnh trở lại đến nền đất và làm tăng thêm
nguy cơ động đất (động đất kích thích). Ngược lại, với việc phân tán
lượng nước hàng chục tỷ m3 vào hai hồ Sơn La thấp và Lai Châu, những tác
động cục bộ đó sẽ yếu hơn. Kết quả tính toán sóng vỡ đập cũng cho thấy,
khi gặp rủi ro vỡ đập Sơn La, thì trong phương án cao, nguy cơ vỡ đập
Hòa Bình sẽ lớn hơn trong phương án thấp (theo tác giả Bảo Nguyên, nếu
giả thuyết vỡ đập Sơn La thì ở cả hai mực nước dâng bình thường 215 m và
265 m, đại đa số các trường hợp mực nước ở tuyến Hòa Bình đều vượt trên
đỉnh đập và gây nên sự cố vỡ đập Hòa Bình). Nếu điều đó xảy ra thì thảm
họa sẽ thật khôn lường với đồng bằng Bắc Bộ, trong đó có Hà Nội.
Sau khi giới khoa học phản đối quyết liệt
phương án 1 do không bảo đảm an toàn, an ninh và ảnh hưởng nghiêm trọng
đến môi sinh, Chính phủ đã thống nhất chọn phương án Sơn La thấp.
Hệ quả của hiệu ứng "trăm hoa đua nở"
Tháng 6 vừa rồi, theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công Thương đã thống nhất với các tỉnh loại khỏi quy hoạch 338 dự án thủy điện
với tổng công suất 1.088,9 MW, gồm 2 dự án thủy điện bậc thang (118 MW)
và 336 dự án thủy điện nhỏ (970,9 MW); đồng thời không tiếp tục xem xét
đưa vào quy hoạch 169 vị trí tiềm năng thủy điện (362,5 MW). Theo đánh
giá của Bộ Công Thương, các dự án, vị trí tiềm năng thủy điện bị loại bỏ
đều thuộc đối tượng hiệu quả kinh tế thấp, tiềm ẩn khả năng tác động
tiêu cực đến môi trường-xã hội, ảnh hưởng đến quy hoạch/dự án ưu tiên
khác, nhà đầu tư trả lại do không khả thi hoặc không có nhà đầu tư quan
tâm...
Ấy vậy mà trên cả nước hiện còn 899 dự
án thủy điện với tổng công suất 24.880 MW. Trong đó, có 260 dự án
(13.694,2 MW) đã vận hành khai thác; 211 dự án (6.712,6 MW) đang thi
công xây dựng dự kiến đưa vào vận hành khai thác từ nay đến năm 2017;
266 dự án (3.410 MW) đang nghiên cứu đầu tư để xem xét cho phép khởi
công xây dựng trong thời gian tới; còn lại 162 dự án với tổng công suất
1.063,2 MW chưa có chủ trương đầu tư do còn vướng mắc liên quan đến tác
động môi trường - xã hội hoặc chưa có nhà đầu tư đăng ký thực hiện.
Hệ quả của hiệu ứng "trăm hoa đua nở"
trong lĩnh vực thủy điện không chỉ ở lãng phí nguồn lực phát triển của
đất nước, phát triển ồ ạt các công trình thủy điện vượt ngoài tầm kiểm
soát về an toàn của hệ thống quản lý Nhà nước, chứa chất những ẩn họa
cho cuộc sống của hàng triệu người dân vùng hạ lưu.
Thời gian gần đây, ngoài sự cố của thủy điện Sông Tranh 2, vụ vỡ đập thủy điện Đăk Mek 3
dưới chân núi Ngọc Linh bởi một va đập của chiếc xe ben, thì việc vỡ
đập thủy điện Ia Krêl 2 (tại huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) mới đây đã
khiến nhiều người lo lắng về vấn đề an toàn của thủy điện.
Thủy điện Ia Krêl 2 do Cty CP công nghiệp
và thủy điện Bảo Long Gia Lai làm chủ đầu tư, có công suất 5,5 MW, dung
tích hồ chứa 8,99 triệu m3, đập dâng sử dụng đập đất với chiều cao 27m,
chiều dài đỉnh đập 255m, chiều rộng đỉnh đập 6m. Công trình đang thi
công dở dang, chưa xong phần mái đập thượng và hạ lưu, chưa hoàn chỉnh
phần chống thấm bằng tấm lót bê tông mái thượng lưu; phần thân đập chưa
hoàn chỉnh, chưa thi công tường chắn sóng, tường dẫn dòng thượng và hạ
lưu, đập tràn và bể áp lực đang thi công dở…
Vấn đề an toàn của các đập thủy điện
ngày càng khiến nhiều người quan tâm và lo lắng... (trong ảnh: hiện
trường đoạn đập thủy điện Ia Krel 2 bị vỡ)
Ngày 12/6/2013 đã xảy ra sự cố vỡ đập thủy điện Ia Krêl 2
tại vị trí cống dẫn dòng. Nguyên nhân do công trình đang thi công dở
nhưng chủ đầu tư nút cống, chặn dòng để thi công hoàn thiện hai tường
cánh hạ lưu gây nên vỡ đập. Đồng thời, chủ đầu tư, đơn vị thi công, đơn
vị tư vấn giám sát chưa tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về quản lý đầu
tư xây dựng và quản lý chất lượng công trình; chưa bám sát nội dung dự
án đã phê duyệt, thiếu kiểm tra và giám sát thường xuyên trong quá trình
thi công...
Ngẫm ra, cái nguyên nhân "không những
chủ đầu tư làm ẩu mà cơ quan quản lý nhà nước cũng thiếu trách nhiệm
trong kiểm tra, đôn đốc đơn vị chủ đầu tư, thi công…" đang là căn bệnh
phổ biến tại nhiều công trình thủy điện chứ không chỉ ở thủy điện Ia
Krêl 2.
Trên quyết liệt, dưới chểnh mảng (!?)
Ngay khi có hiện tượng thiếu an toàn của
đập thủy điện Sông Tranh 2 và nhận được sự lo lắng từ người dân và sự
quan tâm từ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu các bộ, ngành và
các địa phương phải rà soát lại tất cả các dự án thủy điện hiện có, tập
trung rà soát xem hồ đập có an toàn không, phải sửa chữa gia cố ngay các
sơ sót khiếm khuyết, nếu không an toàn không được vận hành.
Thủ tướng chỉ đạo nếu quy trình vận hành
hồ chứa nào chưa tốt thì phải bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp, hiệu quả.
Phải quản lý chặt chẽ việc xây dựng mới các dự án thủy điện. Các dự án
thủy điện đã có trong quy hoạch nhưng trước khi quyết định đầu tư phải
được thẩm định một cách chặt chẽ...
Khi bắt đầu bước vào vụ mưa bão năm nay,
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã ký văn bản số 5132/VPCP-KTN, ngày
25/6/2013, yêu cầu các đơn vị khẩn trương thực hiện kiểm tra, đánh giá mức độ an toàn đập của các hồ thủy điện và thủy lợi.
Trong văn bản, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ
Xây dựng rà soát, bổ sung các quy định về quản lý chất lượng công trình
xây dựng các hồ chứa thủy lợi, thủy điện nhằm nâng cao hiệu lực thực thi
pháp luật, hiệu quả quản lý của các cơ quan quản lý Nhà nước ở Trung
ương và địa phương. Rà soát, bổ sung các quy định về thiết kế, thi công
xây dựng, điều kiện về năng lực và kinh nghiệm của các đơn vị tư vấn
thiết kế, thi công, giám sát xây dựng các đập thủy lợi, thủy điện.
Bộ Xây dựng phối hợp với các bộ: Công
Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức kiểm tra, đánh giá
mức độ an toàn đập của các hồ thủy điện và thủy lợi; tổng hợp, báo cáo
Thủ tướng Chính phủ.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ
chức kiểm tra, đánh giá an toàn những hồ, đập thủy lợi do Bộ quản lý và
chỉ đạo, hướng dẫn ủy ban nhân dân các tỉnh kiểm tra, đánh giá an toàn
đập của hồ thủy lợi do địa phương quản lý, tập hợp kết quả gửi Bộ Xây
dựng để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Lập kế hoạch cùng các địa phương tập
trung khắc phục các tồn tại về chất lượng và quản lý an toàn đập hồ chứa
thủy lợi; bảo đảm an toàn cho công trình và người dân.
Bộ Công Thương tổ chức kiểm tra, đánh giá
an toàn những hồ, đập thủy điện do Bộ quản lý và chỉ đạo, hướng dẫn ủy
ban nhân dân các tỉnh kiểm tra, đánh giá an toàn đập của hồ thủy điện do
địa phương quản lý; tập hợp kết quả gửi Bộ Xây dựng để tổng hợp, báo
cáo Thủ tướng Chính phủ.
Chủ trì, phối họp với các bộ, địa phương
liên quan tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện các quy định về
quản lý an toàn đập hồ chứa thủy điện; đặc biệt tăng cường công tác
thanh tra, kiểm tra, giám sát việc kiểm định an toàn các đập thuỷ điện.
Kiên quyết yêu cầu các nhà máy thủy điện
ngừng tích nước, phát điện khi phát hiện có nguy cơ đe dọa đến an toàn
công trình và tính mạng người dân vùng hạ du đập thủy điện. Chỉ cho phép
tích nước, phát điện trở lại khi đã đủ điều kiện bảo đảm an toàn theo
quy định.
Phó Thủ tướng yêu cầu UBND các tỉnh,
thành phố chỉ đạo các Sở: Công Thương, Xây dựng, Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn và các cơ quan chuyên môn khác tăng cường giám sát, kiểm
tra công tác quản lý đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi, thủy điện
trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, tăng cường kiểm tra, thanh tra về an
toàn, tổ chức giám sát việc kiểm định an toàn đập; rà soát việc thực
hiện quản lý vận hành của các công trình thủy điện, thủy lợi trên địa
bàn do địa phương quản lý, đảm bảo thực hiện đúng quy định về quản lý kỹ
thuật an toàn, vận hành đúng quy trình được cấp có thẩm quyền phê
duyệt.
Nếu phát hiện có nguy cơ đe dọa đến an
toàn công trình, yêu cầu chủ đầu tư ngừng tích nước, phát điện cho đến
khi đã đủ điều kiện về an toàn theo quy định...
Ở trên quyết liệt như thế nhưng ở nhiều
nơi, cấp thừa hành đã buông lỏng quản lý, để cho những hậu quả đáng tiếc
xảy ra ở một vài nơi, rất may là chỉ xảy ra ở những đập thủy điện nhỏ
như Đăk Mek 3, Ia Krêl 2..., hậu quả còn có cơ khắc phục.
Lời kết, để sử dụng hiệu quả các nguồn
thủy điện đã đưa vào hoạt động cũng như khai thác tiếp phần tiềm năng
còn lại, cần nghiên cứu tính toán cẩn trọng một cách toàn diện.
NGUYỄN HOÀNG LINH (Tổng hợp)
Nguồn: http://nangluongvietnam.vn/news/vn/nhan-dinh-phan-bien-kien-nghi/nhan-dinh-du-bao/nhat-ky-nang-luong-an-toan-thuy-dien-lam-long-sat-nhot-ho-giu.html
Tham khảo: http://baomoitruong.com/tin-tuc/view/153-tin-tuc/186-dap-thuy-dien-ia-krel-bi-vo:-3-thang-chua-boi-thuong-cho-dan.html
Tham khảo: http://baomoitruong.com/tin-tuc/view/153-tin-tuc/186-dap-thuy-dien-ia-krel-bi-vo:-3-thang-chua-boi-thuong-cho-dan.html
No comments:
Post a Comment