Thư gửi các Thủ tướng - Save the Mekong
Đăng ngày: 19 Tháng Ba 2013
|
Source: www.warecod.org.vn
Ngài Hun Sen,
Thủ Tướng Vương quốc CampuchiaNgài Thongsing Thammavong,
Thủ tướng Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
Ngài Nguyễn Tấn Dũng,
Thủ tướng Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Bà Yingluck Shinawatra,
Thủ tướng Vương quốc Thái Lan
Ngày 11 tháng 3 năm 2013
Kính thưa các Ngài
Là
một liên minh bao gồm các Tổ chức Phi chính phủ, các công dân, và các
nhà khoa học thuộcLưu vực Sông Mê Công và quốc tế, chúng tôi đã giám sát
các con đập được đề xuất trên dòng chính sông Mê Kông một cách ký
lưỡng trong suốt 4 năm vừa qua. Chúng tôi lo ngại rằng công trình xây
dựng đầu tiên trong chuỗi dự án, đập Xayaburi, sẽ gây nguy hại cho tương
lai của dòng sông.
Đập
Xayaburi đã tạo tiền lệ rất nghiêm trọng là coi nhẹ các nguyên tắc hợp
tác vùng và đe dọa sinh kế của hàng triệu người. Mặc dù các nhà phát
triển dự án cho rằng con đập sẽ không có bất cứ ảnh hưởng xuyên biên
giới nào, các bằng chứng khoa học của Ban thư kí Ủy hội Sông Mê Công
(MRC) và các nhà nghiên cứu độc lập lại chỉ ra điều ngược lại. Đập
Xayaburi và các con đập được đề xuất trên dòng chính sông Mê Công sẽ
mang lại những ảnh hưởng bất lợi đáng kể đến an ninh lương thực, phát
triển kinh tế và môi trường bền vững đối với nước Lào nói riêng và các
nước thuộc khu vực Mê Công nói chung. Trong khi mức độ ảnh hưởng còn
chưa được đánh giá toàn diện, thì việc xây dựng đã bắt đầu được tiến
hành.
Trong
Hiệp Ước Mê Công năm 1995 và luật quốc tế, chính phủ các nước Lào,
Campuchia, Thái Lan và Việt Nam đã cam kết phải có sự đồng thuận đối với
tất cả các dự án thủy điện được đệ xuất trên dòng chính sông Mê Công.
Thông qua Quy trình Thông báo, Tham vấn trước và Đồng thuận (PNPCA) của
MRC, chính phủ Việt Nam và Campuchia đã nêu mối quan ngại về việc đập
Xayaburi sẽ có các ảnh hưởng xuyên biên giới nhất định đến lãnh thổ của
hai nước này. Cả hai chính phủ đã yêu cầu tạm hoãn việc khởi công dự án
đến khi thực hiện đánh giá tác động xuyên biên giới. Các nhà phát triển
dự án đã từ chối thực hiện nghiên cứu này, thay vào đó đã quyết định
đánh cược vào các công nghệ không được chứng minh và gây nhiều tranh
cãi. Ví dụ, các nhà phát triển đang dựa vào một thiết kế đường đi của cá
chưa từng được áp dụng thành công tại bất cứ dòng sông nhiệt đới nào.
Các nhà khoa học hàng đầu về nghề cá ở Mê Công tin rằng công nghệ này sẽ
thất bại. Nếu đường đi của cá thất bại, hàng triệu người ở tất cả bốn
nước sẽ phải chịu đựng cái giá thật sự của con đập.
Đập
Xayaburi cũng vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của công chúng, bởi người
dân lo ngại về các rủi ro kinh tế, xã hội, và môi trường. Hiện tại, các
đánh giá tác động của dự án đều có chất lượng kém và không được công bố
đúng lúc để cho phép việc tham vấn cộng đồng một cách đúng nghĩa.
Chúng
tôi yêu cầu các Ngài giúp đỡ bảo vệ dòng sông Mê Công và người dân
trong vùng. Chúng tôi tin rằng rất cần có một cách tiếp cận cẩn trọng
hơn, có cân nhắc các rủi ro kinh tế, xã hội và môi trường to lớn do các
đập trên dòng chính gây ra. Đồng thời, cần phải có các lựa chọn thay thế
trong việc đáp ứng nhu cầu năng lượng đang gia tăng của khu vực một
cách an toàn và hiệu quả hơn.
Chúng tôi yêu cầu sự trợ giúp của các Ngài trong việc:
- Công bố thiết kế cuối cùng của đập Xayaburi: Nhà phát triển dự án đã không công bố thiết kế cuối cùng của con đập cho các chính phủ hay cho công chúng trong vùng Mê Công. Việc xây dựng cần phải được hoãn lại trong khi MRC đánh giá liệu con đập có theo đúng chuẩn hướng dẫn thiết kế cho các đập trên dòng chính của MRC hay không.
- Đảm bảo thời gian cần thiết cho nghiên cứu tác động dự án: Theo Hiệp Ước Mê Công năm 1995 và luật quốc tế, các chính phủ MRC có quyền và nghĩa vụ đánh giá các tác động xuyên biên giới của dự án và tìm kiếm sự đồng thuận trong phương pháp tiến hành trước khi tiến hành xây dựng. Các chính phủ nên hoãn lại việc xây dựng trong khi đánh giá tác động xuyên biên giới của dự án được thực hiện, và trong khi đồng nghiên cứu tác động của Hội đồng MRC được đồng thuận vào tháng 12 năm 2011 hoàn thành.
- Giải quyết sự chưa rõ ràng trong quá trình PNPCA trước khi đề xuất thêm các con đập khác: Bốn chính phủ cần phải cam kết không xem xét bất cứ con đập nào khác trên dòng chính sông Mê Công đến tận khi quá trình PNPCA được xem xét lại và vấn đề mà quá trình này gây ra được giải quyết. Nếu đập Xayaburi được thông qua, đây phải được coi như là một “trường hợp thử nghiệm” cần phải được đồng giám sát trong nhiều năm trước khi xem xét các dự án khác.
- Thực hiện một quy trình tham vấn vùng đích thực: Những tham vấn cộng đồng với sự tham gia của người dân bị ảnh hưởng vẫn rất cần thiết, khi đó những người này có cơ hội cung cấp thông tin cần thiết để quyết định có nên xây dựng đập trên dòng chính sông Mê Công hay không.
- Kêu gọi sự dàn xếp từ phía thứ ba: Do quá trình PNPCA không thể đạt được việc đồng thuận vùng về việc có xây dựng đập Xayaburi hay không, chúng tôi tin rằng sự can thiệp từ phía thứ ba là vô cùng cấp thiết, như được nêu trong Điều 35 tại Hiệp Ước Mê Công năm 1995.
- Tìm ra các lựa chọn phát triển thay thế khác có thể giữ cho hạ lưu con sông Mê Công được chảy tự do: Bốn chính phủ nên đánh giá tất cả các lựa chọn có thể trước khi đồng thuận về bất cức việc khai thác dài hạn trên con sông Mê Kông. Vẫn có các cơ hội tài chính cho các chính phủ tiến hành phát triển đập dòng chính, để một quy trình PNPCA đúng đắn và công bằng hơn có thể được thực thi.
Chúng
tôi tin tưởng vào sự phát triển bền vững và chia sẻ của sông Mê Công và
tin tưởng vào việc tìm ra các giải pháp “các bên cùng có lợi” nhưng
điều này phụ thuộc vào sự hợp tác vùng có hiệu quả. Là con đập đầu tiên
trong chuỗi 11 con đập được đệ xuất trên dòng chính hạ lưu sông Mê Công,
đập Xayaburi tạo một tiền lệ cho sự hợp tác trong tương lai. Chúng tôi
xin cảm ơn các Ngài vì sự quan tâm cấp thiết đối với vấn đề này, nhờ vậy
mà nguồn tài nguyên phong phú của sông Mê Công có thể giúp duy trì các thế hệ hiện tại và tương lai.
Xin gửi tới các Ngài lời chào kính trọng nhất
Trân trọng,
Liên minh Cứu trợ Sông Mê Công
Dịch bởi: Kim Ngân (Trung tâm Bảo tồn và Phát triển Tài nguyên Nước – Cơ quan Điều phối miền Bắc, Mạng lưới Sông ngòi Việt Nam)
No comments:
Post a Comment